Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén với vẻ đẹp thần tiên chốn nhân gian

Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén hay còn gọi với tên khác là Phja Oắc – Phja Đén được biết đến là rừng đặc dụng nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén hay còn gọi với tên khác là Phja Oắc – Phja Đén được biết đến là rừng đặc dụng nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Đây từng là khu nghỉ dưỡng được tìm ra và xây dựng bởi người Pháp từ đầu thế kỷ 20. Được thành lập vào ngày 11 tháng 1 năm 2018 trên cơ sở toàn bộ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên trước đây.

Vườn quốc gia có diện tích có diện tích 10.245,6 ha, trong đó 4.035,5 ha là khu bảo vệ nghiêm ngặt. Phia Oắc – Phia Đen là nơi có 352 loài thực vật, 58 loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Và đây cũng là nơi được ghi nhận có 66 loài bướm.

Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén hay còn gọi với tên khác là Phja Oắc – Phja Đén được biết đến là rừng đặc dụng nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén

Sơ lược thông tin về Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén:

– Chúng được biết đến là vùng đất rộng lớn có tổng diện tích tự nhiên 10.593,5 ha trong đó có 8.146,6 ha rừng tự nhiên thuộc địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là: Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc.

– Toàn bộ diện tích của vườn quốc gia nằm trong Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào ngày 12 tháng 4 năm 2018. Chúng nằm ở vị trí:

  • Nằm cách thủ đô Hà Nội 240 km theo tỉnh lộ 212
  • Cách thành phố Bắc Kạn 76 km theo tỉnh lộ 212 và quốc lộ 3
  • Cách thành phố Cao Bằng 73 km theo tỉnh lộ 212 và quốc lộ 34
  • Và cách thị trấn Nguyên Bình 30 km theo tỉnh lộ 212.

Chúng được chia như thế nào để dễ quản lí và bảo vệ?

– Vườn quốc gia được chia thành 3 phân khu chính như sao: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính. Trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 4.035,5 ha:

  • Tại tiểu khu 338, 352 xã Thành Công;
  • Tiểu khu 333, 334 xã Quang Thành;
  • Tiểu khu 327, 337 xã Phan Thanh;
  • Và tiểu khu 321, 322 thị trấn Tĩnh Túc.

– Tại đây, có hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới núi trung bình; hệ sinh thái rừng lùn hay còn gọi là “rừng rêu”, một kiểu rừng của khí hậu ôn đới đặc trưng của miền Bắc Việt Nam cùng với rất nhiều các loài động thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm.

Địa hình Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén có gì khác lạ?

– Địa hình tại vườn quốc gia phức tạp, với chủ yếu là núi cao, thung lũng nhỏ hẹp, độ dốc lớn, nhiều nơi dốc đứng. Có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m đến gần 2.000m so với mực nước biển, như:

  • Phia Oắc (1.935 mét), là đỉnh núi cao thứ hai ở Cao Bằng, được mệnh danh là “nóc nhà phía Tây của tỉnh Cao Bằng”.
  • Niot Ti (1.574 mét);
  • Tam Loang (1.446 mét);
  • Phia Đén (1.391 mét);
  • Ki Doan (1.165 mét)….

Ngoài ra, vùng đệm có diện tích 8.276,1 ha nằm trên địa bàn 6 xã và 1 thị trấn. Đỉnh núi cao nhất khu bảo tồn thiên nhiên là đỉnh Phia Oắc cao 1935m, cũng là đỉnh núi cao nhất thuộc cánh cung Ngân Sơn – Yên Lạc. Đặc biệt, vùng núi này những ngày đầu tháng 2 có nhiệt độ dao động trên dưới 10 độ C, đêm và sáng có mưa nhỏ, trưa chiều trời nắng, nhiều mây.

Ở nơi này, chúng có đặc điểm gì thú vị mà thu hút khách mọi nơi:

** Đa dạng về mặt sinh thái:

Cấu tạo về địa chất:

– Nơi đây có sự đan xen giữa các loại đá lục nguyên, đá vôi và đá xâm nhập granit, tạo nên các dãy núi đất xen với núi đá và tạo nên nhiều loại khoáng sản quý hiếm như: vàng, bạc, thiếc, quặng uranium và vonphram…. Sự đa dạng về địa hình, địa mạo, địa chất, cộng với điều kiện khí hậu đặc trưng đã tạo nên các hệ sinh thái đặc thù của vùng núi cao Phia Oắc, đồng thời cũng là nền tảng cấu thành tính đa dạng sinh học của khu vực này.

– Bên cạnh đó, địa hình nơi đây cũng rất phong phú, từ những dòng sông uốn lượn quanh co, những thung lũng trũng như lòng chảo, các dãy núi thấp trải rộng cho đến những ngọn núi cao vời vợi với độ dốc lớn.

– Chúng có nhiệm vụ bảo vệ diện tích rừng hiện có, đồng thời phục hồi, làm giàu rừng tự nhiên, gây ươm các giống cây bản địa quý hiếm để trồng mới nâng cao diện tích phủ xanh. Cùng với đó là bảo vệ hệ động thực vật tự nhiên và tính đa dạng sinh học, khai thác các tiềm năng cảnh quan và dịch vụ môi trường để tăng nguồn thu, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Về hệ thực vật:

– Hệ thực vật đa dạng lên tới 1.287 loài thuộc 786 chi trong 202 họ của 6 ngành là một sức hút đặc biệt mà không ai có thể bỏ qua khi ghé thăm rừng quốc gia Phia Oắc – Phia Đén.

– Trong đó có tới 90 loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao được bảo vệ và đang được ghi danh trong Sách Đỏ Việt Nam để bảo tồn là: thiết sam núi đá, thiết sam giả, vù hương, thông pà cò, sến mật, dẻ tùng, lát hoa và nghiến, vù hương (một loài đặc hữu), sến mật,…

Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén hay còn gọi với tên khác là Phja Oắc – Phja Đén được biết đến là rừng đặc dụng nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Thiết sam núi đá – Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

– Hơn nữa, riêng ngọn núi Phia Oắc còn là một kho tàng khổng lồ về thuốc quý của Việt Nam, với các dược liệu hiếm như: thất diệp nhất chi hoa, lan kim tuyến, đông trùng hạ thảo hay sâm núi… và những rừng chè bạt ngàn, tươi mát, cuốn hút bao du khách ghé thăm mỗi ngày.

Về hệ động vật:

– Sẽ là một thiếu sót to lớn nếu nhắc đến hệ sinh thái đa dạng của vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén mà bỏ qua hệ động vật vô cùng phong phú nơi đây. Có tới 496 loài có xương sống, hàng nghìn loài côn trùng, hàng trăm loài chim, bò sát, lưỡng cư, 80 loài động vật có vú và 66 loài bướm…

– Đặc biệt, có tới 58 loài trong “ngôi nhà” này thuộc nhóm động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao, 30 loài thú có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và 3 loài bò sát cùng 2 loài ếch nhái nằm ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp.

  • Một số loài tiêu biểu có thể kể đến là: vượn đen Đông Bắc, sơn dương, hươu xạ, khỉ cộc, cầy hương, cầy sao, sóc bay đuôi trắng, gấu ngựa, cu li nhỏ, cu li lớn và mèo rừng…
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén hay còn gọi với tên khác là Phja Oắc – Phja Đén được biết đến là rừng đặc dụng nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Vượn Cao Vít – vốn đã bị coi là tuyệt chủng – ở đây năm 2004

Con đường đi đến chốn Bồng Lai Tiên cảnh – Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén:

– Nhìn từ trên đỉnh núi, mỏ thiếc Tĩnh Túc như một chiếc lòng chảo nhỏ, xung quanh là bột thiếc trắng xóa ra cả một vùng núi rừng bao phủ. Vùng đất tiếp giáp giữa Cao Bằng – Bắc Kạn theo hình cánh cung từ Huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) theo hướng bắc chạy dọc qua Pắc Nậm – Ba Bể xuôi xuống phía nam thuộc huyện Ngân sơn thuộc tỉnh Bắc Kạn là 1 trong 3 dãy núi hình cánh cung (còn được gọi là cánh cung Ngân Sơn) đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc.

– Để đến được với Phia Oắc, từ thị trấn Bảo Lâm xuôi theo quốc lộ 34, cách Thị xã Cao Bằng chừng 45 ki lô mét là đến trung tâm thị trấn Tĩnh Túc, băng qua những con đường ngoằn ngèo với nhiều khúc cua tay áo đầy hiểm trở.

– Qua cả những đoạn đường gồ ghề đang được tu sửa lại do hàng đoàn xe trọng tải lớn từ mỏ thiếc Tĩnh Túc chạy qua là bạn đã đến được đèo Phia Oắc. Con đường dốc đứng nhưng mặt đường nhẵn nhụi, phẳng lỳ kéo dài hơn chục ki lô mét từ chân Phia Đén lên đỉnh đèo Phia Oắc, điểm cao nhất của “Cánh cung Ngân Sơn” đã làm chao đảo mọi ánh nhìn của bất kỳ ai từng đặt chân đến.

Những nếp sống và ngôi nhà hoang sơ của miền sơn cước xinh đẹp:

– Từng nếp nhà của người Tày, người Nùng ấn hiện bên kia thung lũng thấy rất gần, mà cũng thật xa, như thể với tay thôi là có thể chạm ngay được vào vậy. Ấy thế, mà để đi được xuống dưới bên kia thung lũng lại phải là một sự nỗ lực khôn cùng. Khi nhiệt độ ở cột cờ Lũng Cú là -2 độ, thì ở đây, đã xuất hiện băng tuyết. Nhiệt độ ở đỉnh đèo Phia Oắc luôn là thấp nhất so với những đỉnh núi cao miền Tây Bắc này. Lạnh sơn cả Mẫu Sơn, Sa Pa.

– Đèo Phia Oắc, mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ với sự dung dị và mộc mạc như vẻ đẹp của nàng thiếu nữ miền Sơn cước. Cũng núi, cũng đồi nhưng ít có ở nơi nào ở miền này lại có những thảm cỏ xanh, mát và mịn đến như vậy. Có lẽ, vì cảnh sắc mơ màng, huyền ảo nơi đây mà từ những năm đầu thế kỷ 19, khi người Pháp sang khai phá vùng Tây Bắc, họ đã chọn Phia Oắc làm khu nghỉ dưỡng cho sỹ quan và những kỹ sư khai thác mỏ thiếc Tĩnh Túc đóng ở gần đó.

Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén hay còn gọi với tên khác là Phja Oắc – Phja Đén được biết đến là rừng đặc dụng nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Từng nếp nhà của người Tày, người Nùng –  Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Các ngôi biệt thự Pháp cổ xưa xinh đẹp và huyền bí:

  • Ngôi biệt thự từ thời Pháp đến nay vẫn còn tại đây như một minh chứng lịch sử hùng hồn về sự có mặt của người Pháp ở mảnh đất thâm sơn cùng cốc này. Bên cạnh đó, đèo Phia Oắc cũng là một con đèo có cái tên rất đặc biệt – Đèo Colia.

– Sở dĩ, có cái tên này bởi nó gắn với một câu chuyện mang tính liêu trai gắn với những kỹ sư người Pháp. Cô kỹ sư Colia là người đầu tiên lên Phia Oắc để “mở đường”, những con đường vòng vèo uốn lượn ôm trọn đỉnh Phia Oắc ngày nay cũng chính do người Pháp thiết kế.

  • Trong một lần lên đèo vẽ bản thiết kế, cô đã bị “chúa sơn lâm” bắt làm món khai vị. Để tưởng nhớ đến cô, người Pháp đặt luôn tên cô làm tên con đèo này. Chính vì thế mà Phia Oắc hay Colia cũng chỉ là một mà thôi.

– Đêm, dựng lều trên những thảm cỏ mềm như nhung và mặt đồi bằng phẳng như miền duyên hải. Khi nhiệt độ đã xuống dưới 10 độ, uống từng ngụm rượu ngô, đốt từng khoanh củi nhỏ bập bùng để sưới ấm. Lắng nghe sự tĩnh mịch của thiên nhiên, nghe hơi thở của những hàng thông reo và cảm nhận mùi của đất… sẽ là một cái giá quá mãn nguyện khi bạn phải vượt qua những cung đường gian ải để đến được nơi đây.

Điều gì ở nơi đây làm cho chúng ta muốn đến để trải nghiệm một lần trong đời?

** Khung cảnh thơ mộng và hữu tình nên thơ:

– Có thể nói, thiên nhiên đã vô cùng ưu ái khi không chỉ ban tặng cho vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén một bầu không khí trong lành và mát mẻ bốn mùa mà còn có những dãy núi cao trùng điệp, những thảm thực vật xanh biếc cùng những đám mây trắng quanh năm phủ kín đỉnh núi, tạo thành nên một khung cảnh hữu tình, đẹp tựa chốn lồng lai tiên cảnh vậy.

– Và mặc dù thời điểm nào nơi đây cũng là một bức tranh phong cảnh hùng vĩ và thơ mộng, nhưng cuốn hút nhất thì phải kể đến mùa xuân và mùa đông:

  • Khi xuân tới là lúc Phia Oắc – Phia Đén được thay một tấm áo tươi tắn, bởi vô vàn các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc, điển hình như sắc đỏ quyến rũ những đóa hoa đỗ quyên, màu xanh ngọc bích của cẩm tú cầu hay sắc tím, vàng, trắng mộng mơ của những nhánh lan rừng.
  • Và khi mùa đông đến thì chúng giống như đỉnh Mẫu Sơn ở Lạng Sơn hay đỉnh Fansipan ở lào Cai, đỉnh núi Phia Oắc ở Cao Bằng cũng được tuyết phủ kín và những màn sương dày đặc bao quanh, khắp nơi đắm chìm trong một màu trắng tinh khiết, trong veo, cho ta cảm giác như được lạc trôi đến khung cảnh diễm lệ của miền cổ tích mộng mơ thuở ấu thơ vậy.
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén hay còn gọi với tên khác là Phja Oắc – Phja Đén được biết đến là rừng đặc dụng nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Và khi mùa đông đến với 2 bên cánh rừng đầy tuyết

** “Thiên đường rêu” trên đỉnh Phia Oắc – Phia Đén:

– Phia Oắc có độ cao gần 2.000m so với mặt biển, với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp nguyên sơ, khí hậu quanh năm mát mẻ và chúng đã tạo nên những tiểu vùng khí hậu khác nhau từ chân lên đỉnh núi, khiến cho thảm thực vật theo đó cũng thay đổi vô cùng đa dạng và phong phú. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ một số hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên núi cao, tiêu biểu là hệ sinh thái “rừng rêu”; và gần 1.300 loài thực vật, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam…

  • Vào ngày hè nhưng thời tiết ở vùng rừng núi Phia Oắc khá mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 10-20 độ C. Lên đến từng độ cao, du khách được trải qua nhiều khung cảnh, lúc thì bao la hùng vĩ của trời xanh, nắng vàng, khi lại chìm vào màn sương mờ giăng khắp chốn. Từ độ cao 1.000m so với mực nước biển, những thân cây cổ thụ rêu phong xuất hiện dày đặc.

– Hiện nay, con đường đi lên đỉnh núi từ đường tỉnh 212 đã được bê tông hóa, độ dài khoảng 4,5km. Ngoài ra, còn khá nhiều lối mòn để lên đỉnh núi thích hợp với những du khách ưa khám phá thiên nhiên mạo hiểm. Dù chọn lối đi nào, bạn sẽ phải trầm trồ vì hai bên đường là màu xanh bao la của những vạt rừng già.

** Khi chúng ta đi trên rừng Phia Oắc, ta sẽ trải nghiệm và ngắm nhìn được những gì?

– Du khách sẽ bắt gặp rất nhiều cành cây cổ thụ vắt ngang qua đầu, như một chiếc cầu với những đám rêu xanh thẫm vẫn bám đầy. Đặc biệt, vào mùa đông, khi nhiệt độ dưới 0 độ C, băng giá xuất hiện, màn sương mờ ảo càng khiến cho cả khu rừng rêu hiện ra thêm phần ma mị – thích hợp với các bạn nào muốn khám phá và trải nghiệm cảm giác rùng rợn và các nơi chưa người bước đến.

  • Nhiều đoạn rêu phong bám kín những loài cây thân mềm xen lẫn loài dây leo chằng chịt vô cùng ấn tượng. Du khách như đang lạc vào thảm thực vật của kỷ nguyên sơ khai.
  • Bên cạnh đó, du khách sẽ còn được ngắm nhìn những biển mây trôi lững lờ trên những đỉnh núi phía xa, hay những bóng mây bay nhanh trên bầu trời, cảm giác bồng bềnh thật khó tả.
Và những bờ tường rêu tạo nên điều khác biệt:

– Khám phá cảnh quan trên đỉnh núi, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những thảm rêu đỏ bám trên những bức tường, mái nhà… của Trạm phát sóng Phia Oắc. Và cả một cánh rừng bao la, huyền bí với loài rêu xanh, thảm thực vật bám sống đầy trên thân cây, cành lá…

– Trên mặt đất cũng là những thảm rêu êm ái vẫn còn đọng các giọt nước nhỏ li ti. Loài rêu xanh, rồi thẫm ngả vàng, rồi cam đỏ ngự trị ở khắp mọi nơi. Những thân cây rêu bám kín đã biến thành chiếc kem bông khổng lồ. Rừng rêu ở đây là một dạng của chi thực vật biểu sinh. Những loài rêu, rêu tản và cả số ít dương xỉ, địa y, phong lan… ký sinh trên thân gỗ, trên đá.

  • Ở Việt Nam chỉ có một số ít ngọn núi cao khí hậu quanh năm mát mẻ kiểu ôn đới như núi Tà Xùa (Yên Bái), Tả Liên (Lai Châu)… mới có khu rừng với thảm thực vật biểu sinh ấn tượng đến vậy.
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén hay còn gọi với tên khác là Phja Oắc – Phja Đén được biết đến là rừng đặc dụng nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Trên lá rêu òn đọng các giọt nước nhỏ li ti – Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

** Mang nhiều ý nghĩa to lớn cho việc bảo tồn:

– Sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén không chỉ có giá trị rất lớn trong công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn gen và giáo dục môi trường, đồng thời như một “lá phổi xanh” để điều hòa khí hậu, hấp thụ cacbon, bảo vệ đất đai, điều tiết nước và hạn chế xói mòn, lũ lụt, sạt lở, mà còn phát triển du lịch địa phương, từ đó góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân trong khu vực.

** Và cách chúng ta di chuyển đến vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén:

– Từ thành phố Hà Nội, bạn đi cao tốc Nội Bài – Hạ Long hoặc quốc lộ 18 đến đường cao tốc 07, sau đó rẽ sang quốc lộ 3, rồi nhập vào quốc lộ 279 và lái vào đường tỉnh 212 tại Hà Hiệu. Tiếp tục đi thẳng trên đường này khoảng 81,3km là đến vườn quốc gia.

– Còn nếu đi từ Hà Giang thì bạn đi theo quốc lộ 34 và đi từ Bắc Kạn thì đi theo quốc lộ 3 rồi rẽ vào đèo CôlêA, sau khi vượt qua đèo thì cũng đến nơi.

– Với khung cảnh hùng vĩ, nên thơ, vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén chắc chắn sẽ trở thành một điểm du lịch cực HOT của Cao Bằng trong tương lai, bên cạnh khu du lịch Pác Bó hay thác Bản Giốc.

Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén hay còn gọi với tên khác là Phja Oắc – Phja Đén được biết đến là rừng đặc dụng nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Vườn hoa cẩm tú cầu với vẻ đẹp ma min ở trong vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén.