Phù chân khi mang thai do nguyên nhân gì & có nguy hiểm không?

Phù chân khi mang thai được coi là hiện tượng sinh lý,  chúng ta thường thấy 50% phụ nữ gặp phải khi họ mang thai. Bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật và cần đi gặp bác sĩ ngay.

Phù chân khi mang thai được coi là hiện tượng sinh lý,  chúng ta thường thấy 50% phụ nữ gặp phải khi họ mang thai. Bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật và cần đi gặp bác sĩ ngay.

Phù (hay còn gọi là sưng sinh lý), thường xuất hiện ở bàn tay, mặt, chân, mắt cá chân và bàn chân, đặc biệt là trong vài tháng cuối của thai kỳ. Mức độ sưng có thể thay đổi tùy theo thời điểm trong ngày và thời tiết. Đôi lúc chân phù to hơn vào buổi tối và những lúc nhiệt độ tăng cao.

Trong suốt thai kỳ, cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện nhiều sự thay đổi để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Tùy theo độ lớn của thai, vị trí thai và cơ địa của sản phụ mà biểu hiện phù nhiều hay ít, sớm hay muộn và nặng hay nhẹ. Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua thời gian đầy biến động cho toàn bộ cơ thể và cho hệ thống tĩnh mạch. Trong đó, phù chân tay khi mang thai là hiện tượng tương đối phổ biến. Nguyên nhân thường là do lượng chất lỏng lưu thông xung quanh cơ thể tăng lên

Vậy đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm sưng an toàn cho mẹ bầu? Chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Phù chân ở bà bầu xuất hiện khi nào?

Được coi là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, phù chân có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng phù chân tay khi mang thai tháng cuối sẽ phổ biến hơn trong thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.

Bị phù chân khi mang thai biểu hiện rõ ràng nhất là phần từ cổ chân trở xuống, ở bàn chân bị sưng lên, phù nề, không gây đau đớn nhưng bất tiện và không thoải mái trong hoạt động hàng ngày.

Có 3 nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng phù chân ở phụ nữ khi mang thai:

– Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở phụ nữ mang thai.

– Khi thai càng lớn, tử cung của bạn cũng sẽ lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim, khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trị bàn chân, mắt cá.

– Hormon trong cơ thể bạn thay đổi khiến cho thành mạch trở nên mềm hơn, điều này gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim.

Phù chân khi mang thai được coi là hiện tượng sinh lý,  chúng ta thường thấy 50% phụ nữ gặp phải khi họ mang thai. Bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật và cần đi gặp bác sĩ ngay.
Sự thay đổi hormon trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng gây nên hiện tượng phù.

Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác gây chứng phù chân khi mang thai như:

  • Đứng quá lâu,
  • Thường xuyên mang giày cao gót,
  • Làm việc nặng nhọc,
  • Chế độ ăn nhiều Natri,
  • Thiếu Kali,
  • Thời tiết nắng nóng,…

Phù chân khi mang thai là bình thường hay bất thường?

Phù ở bàn chân, mắt cá chân, bắp chân là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở hầu hết phụ nữ khi mang thai. Những dấu hiệu này sẽ mất đi khi em bé của bạn chào đời. Tuy nhiên, sưng phù cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra cơ thể bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Hãy đến gặp bác sĩ sản khoa ngay nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau:

  • Sưng phù dài ngày, dù bạn đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Tay và mặt cũng bị phù
  • Dấu hiệu sưng, phù tăng dần, lớn hơn so với ban đầu
  • Đau đầu nặng
  • Có vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ
  • Đau dữ dội ngay dưới xương sườn
  • Nôn với bất kỳ triệu chứng nào

Đó là những dấu hiệu cảnh báo cho tiền sản giật:

Tiền sản giật là hội chứng huyết áp cao do thai kỳ, đi kèm với sự tăng protein trong nước tiểu. Chứng này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra chứng co giật (sản giật) gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Yếu tố chính giúp kiểm soát tiền sản giật đó là thường xuyên theo dõi huyết áp người mẹ và nhịp tim thai nhi.

Nếu một chân của bạn có vẻ sưng nhiều hơn so với chân còn lại, đó có thể là gợi ý cho biết bạn đang gặp vấn đề về tĩnh mạch, chẳng hạn như huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là hiện tượng đông máu thường xuất hiện ở các tĩnh mạch sâu dưới chân, ở phụ nữ mang thai thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn.

Bà bầu bị phù chân từ tháng thứ mấy?

Phù chân khi mang thai được coi là hiện tượng sinh lý,  chúng ta thường thấy 50% phụ nữ gặp phải khi họ mang thai. Bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật và cần đi gặp bác sĩ ngay.
Có thai bị phù chân là điều bình thường.

Bà bầu có thể bị phù chân vào bất cứ thời gian nào trong thai kỳ nhưng mẹ bầu bị phù chân tháng thứ 5 là phổ biến. Các triệu chứng và mức độ phù chân sẽ tăng dần khi đến những tháng cuối thai kỳ. Cụ thể:

+ Tam cá nguyệt thứ nhất: Bà bầu bị sưng phù sớm với mức độ nhẹ ở chân, tay hoặc mặt.

+ Tam cá nguyệt thứ hai: Hiện tượng phù chân khi mang thai bắt đầu thấy rõ. Thông thường, bà bầu bị phù chân tháng thứ 4 và thứ  rất phổ biến.

+ Tam cá nguyệt thứ ba: Xuất hiện rõ nét nhất, càng gần đến ngày dự sinh thì hiện tượng phù chân khi mang thai càng nặng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh vài ngày đến vài tuần.

Lý do khiến gây phù chân khi mang thai cũng khá đa dạng, chẳng hạn như:

  • Việc tích tụ chất lỏng dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân cũng như một vài bộ phận khác.
  • Những thay đổi trong máu cũng khiến chất lỏng xâm nhập vào các mô.
  • Tử cung lớn dần tạo áp lực lên các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ. Do đó, dòng máu ở chân lưu thông chậm tạo ra ra hiện tượng ứ đọng. Điều này buộc chất lỏng từ tĩnh mạch xâm nhập vào các mô của bàn chân và mắt cá chân.
  • Bào thai có nước ối quá nhiều hoặc mang đa thai có thể gây phù chân nặng, nhất là trong những ngày nóng bức hoặc vào mùa hè. Phù chân thường sẽ nhanh chóng biến mất sau khi bé yêu ra đời bởi cơ thể bắt đầu quá trình loại bỏ chất lỏng. Vì thế, bạn có thể thấy mình đi vệ sinh thường xuyên hơn và đổ mồ hôi nhiều trong vài ngày đầu sau sinh.

Phân biệt dấu hiệu sinh lý và dấu hiệu nguy hiểm:

Phù chân là một hiện tượng sinh lý thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các triệu chứng nguy hiểm. Mẹ bầu cần nắm rõ các dấu hiệu sau để phân biệt cũng như đi thăm khám kịp thời ngay khi phát hiện.

Phù sinh lý:

∇ Xuất hiện khoảng 3 tháng cuối thai kỳ.

∇ Thể hiện rõ ràng hơn vào cuối ngày.

∇ Cả hai bàn chân đều bị phù.

∇ Triệu chứng giảm bớt khi nghỉ ngơi.

Phù bất thường:

∇ Phù ngày càng gia tăng nhiều hơn, có thể xuất hiện dấu ấn lõm (dùng ngón tay ấn vào vị trí phù, da đàn hồi chậm).

∇ Tình trạng kéo dài lâu ngày không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi nhiều.

∇ Tay và mặt đồng thời gặp phải dấu hiệu tương tự.

∇ Một số triệu chứng khác xuất hiện đồng thời: đau đầu, chóng mặt, khó thở, mắt mờ,…

∇ Tình trạng phù có thể là tín hiệu cảnh báo biến chứng tiền sản giật, khả năng gây tử vong cao cho cả mẹ và bé.

Mách mẹ bầu 9 cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả:

Bà bầu bị phù chân thường cảm thấy khó chịu, kém thoải mái khi di chuyển do bàn chân sưng to. May mắn thay vẫn có một vài cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả giúp bạn khắc phục vấn đề này.

1. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu natri

Phù chân khi mang thai được coi là hiện tượng sinh lý,  chúng ta thường thấy 50% phụ nữ gặp phải khi họ mang thai. Bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật và cần đi gặp bác sĩ ngay.
Một cách dễ dàng để giảm tình trạng chân sưng phù khi bầu bí là cắt giảm lượng natri (cụ thể là muối) trong chế độ ăn.

Bởi lẽ, việc ăn mặn quá mức sẽ làm cơ thể tích nước nhiều khiến tình trạng sưng phù chân diễn tiến xấu hơn. Bữa ăn quá nhiều muối cũng không tốt cho thận, việc thu nạp nhiều nước cũng dẫn đến tuần hoàn máu tăng buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu.

Ngoài giảm sử dụng muối khi nấu nướng, mẹ cũng nên chú ý tránh xa các thực phẩm đóng hộp, vì những thực phẩm này chứa nhiều natri. Thay vào đó, bạn có thể thêm hương vị cho món ăn bằng các loại thảo mộc thông dụng như hương thảo, húng tây hoặc kinh giới,.…

2. Tăng lượng kali

Ở những bà bầu bị phù chân thường hay có hiện tượng thiếu kali và thừa natri. Vì thế, để đảm bảo cân đối lượng dịch lỏng cho cơ thể, mẹ bầu nên bổ sung thêm kali. Bên cạnh việc dùng một số loại viên uống vitamin trong thai kỳ, bạn có thể nạp thêm kali thông qua chế độ ăn hằng ngày. Theo đó, các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao kali tự nhiên bao gồm:

  • Khoai tây và khoai lang (đặc biệt là lớp vỏ khoai),
  • Chuối,
  • Cải bó xôi,
  • Các loại đậu,
  • Nước ép trái cây, rau củ như: mận, lựu, cam, cà rốt,…
  • Sữa chua,
  • Cá hồi,…

3. Cách giảm phù chân khi mang thai là hạn chế tiêu thụ caffeine

Phù chân khi mang thai được coi là hiện tượng sinh lý,  chúng ta thường thấy 50% phụ nữ gặp phải khi họ mang thai. Bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật và cần đi gặp bác sĩ ngay.
Về bản chất, caffeine có tác dụng như một chất lợi tiểu nhẹ làm thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu nhiều hơn trong ngày.

Thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể dùng trà hay cà phê để tăng thêm sự táo nhưng việc tiêu thụ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé.

Điều này khiến cơ thể có xu hướng giữ lại chất lỏng để tự cân bằng nên không tránh khỏi tình trạng phù nề chân có thể xảy ra. Để hạn chế tác động bất lợi này, các mẹ bầu có thể thay cà phê bằng sữa tươi hoặc trà thảo mộc vào các bữa xế để bổ sung thêm năng lượng nhé!

4. Uống nhiều nước

Các chuyên gia lý giải rằng việc uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp thanh thải độc tố, loại bỏ bớt muối và dịch thừa ra khỏi cơ thể. Trái lại nếu uống ít nước, não sẽ gửi tín hiệu đến thận rằng cơ thể đang cần giữ nước làm tình trạng sưng phù thêm nặng hơn.

Thay vì chỉ dùng nước lọc nhạt nhẽo, bạn có thể dùng một vài loại trà thảo mộc hoặc nước trái cây tốt cho bà bầu để đổi vị. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng những thức uống này bạn nhé!

5. Nằm nghiêng khi ngủ và kê cao chân

Phù chân khi mang thai được coi là hiện tượng sinh lý,  chúng ta thường thấy 50% phụ nữ gặp phải khi họ mang thai. Bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật và cần đi gặp bác sĩ ngay.
Những lúc ngủ hoặc chợp mắt vào giấc trưa, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái.

Tư thế ngủ tốt cho bà bầu này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm sưng phù chân hiệu quả. Lý do vì việc nằm nghiêng một bên như vậy sẽ giảm áp lực tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch này có chức năng bơm máu từ các chi dưới về tim).

Thêm vào đó, khi nghỉ ngơi, bạn có thể dùng gối để kê cao chân hơn vị trí của tim. Hành động này được cho là cũng góp phần giảm tình trạng sưng phù. Ngoài cách này, bạn cũng có thể nằm ngửa và nâng chân gác lên tường nhà trong vài phút, thực hiện động tác như vậy khoảng vài lần trong ngày.

6. Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát là cách giảm phù chân khi mang thai

Việc mặc quần áo quá chật, ôm bó sát đặc biệt là ở khu vực cổ tay, thắt lưng và mắt cá chân có thể khiến vấn đề phù chân khi mang thai thêm nặng hơn. Về cơ bản, điều này làm cho máu không được lưu thông dễ dàng.

Do vậy, cách giảm phù chân khi mang thai tốt nhất là bạn nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh dùng các loại có chun. Gợi ý là mẹ bầu có thể chọn các loại đầm maxi vào mùa hè và các loại áo len cổ lọ dáng rộng vào mùa đông khi cơ thể cần được giữ ấm.

7. Chọn giày dép phù hợp

Phù chân khi mang thai được coi là hiện tượng sinh lý,  chúng ta thường thấy 50% phụ nữ gặp phải khi họ mang thai. Bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật và cần đi gặp bác sĩ ngay.
Mang thai là giai đoạn bạn phải nói lời tạm biệt những đôi cao gót kiêu kỳ để “kết thân” những chiếc giày đế bằng giản đơn.

Loại giày này không chỉ hữu ích trong việc cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai mà còn giúp bạn phòng tránh được các vấn đề xảy ra ở lưng và hông khi trọng lượng cơ thể thay đổi vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Trên thực tế, chứng phù chân ở thai phụ thường có xu hướng giảm bớt sau khi sinh. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp các chị em nhận thấy bàn chân của mình không thể về lại kích cỡ như trước nữa. Thay vì tiếc hùi hụi những đôi giày cũ, bạn hãy xem đây như một cơ hội để “tự thưởng” cho mình những món đồ mới sau khi sinh.

8. Đi bộ là cách giảm phù chân cho bà bầu

Nhiều mẹ thắc mắc bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không? Thực chất, đi bộ là hoạt động mang đến lợi ích cho mẹ bầu trong hầu hết trường hợp. Trong suốt thời gian mang thai, bạn nên dành thời gian ít nhất từ 5–10 phút mỗi ngày để đi bộ. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe, tốt cho quá trình lưu thông máu và hỗ trợ giảm sưng phù chân hiệu quả.

Khi ở công sở, mẹ bầu cũng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. Thay vào đó, bạn nên đi lại thường xuyên để thúc đẩy máu lưu thông đều ở hai chân. Ngoài việc đi bộ, từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ có thể chọn tập thêm yoga để ngăn ngừa cơn đau mỏi vai gáy, đau lưng.

9. Massage là cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả

Phù chân khi mang thai được coi là hiện tượng sinh lý,  chúng ta thường thấy 50% phụ nữ gặp phải khi họ mang thai. Bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật và cần đi gặp bác sĩ ngay.
Massage là cách giảm phù chân khi mang thai hữu hiệu giúp thư giãn các cơ và cải thiện tuần hoàn.

Theo đó, việc massage giúp loại bỏ bớt lượng dịch thừa ra khỏi chân, từ đó giúp giảm sưng chân. Những lúc rảnh rỗi, bạn có thể nhờ chồng massage hoặc đến những spa uy tín có dịch vụ dành riêng cho bà bầu.

Nếu massage tại nhà, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu như bạc hà, oải hương vào các loại dầu xoa bóp để tăng tác dụng thư giãn. Trong quá trình massage, bạn nên nằm và kê cao chân hơn để mang lại hiệu quả giảm sưng tốt. Bên cạnh đó, các thao tác massage cũng cần chú ý không làm quá mạnh tay.

10. Mang vớ cao đến thắt lưng

Nếu phụ nữ đang gặp phải tình trạng bàn chân phù nề mà phải đi lại thường xuyên thì hãy mang vớ cao đến thắt lưng, loại tất này bóp nhẹ bàn chân giúp lưu thông máu. Thai phụ không nên đi các loại tất cao đến đầu gối, loại này thường chật ở giữa chân khiến tình trạng sưng tấy trở nên trầm trọng hơn.

Cách giảm phù chân cho bà bầu bằng chế độ ăn uống:

Ăn đủ chất đạm:

  • Bà bầu nên bổ sung đầy đủ chất đạm cần thiết cho cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, cá, các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ đậu nành… rất tốt cho bà bầu bị phù chân.
  • Các bà mẹ tương lai bị thiếu máu cần ăn gan động vật 2-3 lần/tuần để bổ sung sắt.
Phù chân khi mang thai được coi là hiện tượng sinh lý,  chúng ta thường thấy 50% phụ nữ gặp phải khi họ mang thai. Bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật và cần đi gặp bác sĩ ngay.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai rất quan trọng.

Ăn nhiều rau và trái cây:

  • Rau quả chứa nhiều loại vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng cường trao đổi chất. Ngoài ra, rất nhiều loại rau của quả còn có tác dụng giải độc, lợi tiểu, phù hợp cho mẹ bầu bị phù chân.

Hạn chế muối khi chế biến món ăn:

  • Ăn thức ăn nhẹ và cố gắng không ăn thức ăn quá mặn, quá nhiều muối cũng có thể làm tăng phù nề ở chân. Để tuân thủ chế độ ăn ít muối, tốt nhất bà bầu không nên ăn quá 6 gam muối mỗi ngày.

Không ăn những thức ăn khó tiêu, dễ đầy hơi:

  • Những thức ăn đó bao gồm: Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều tinh bột… Ăn những thức ăn khó tiêu, dễ đầy bụng gây chướng bụng, khí huyết kém, phù nề nặng thêm.
Phù chân khi mang thai được coi là hiện tượng sinh lý,  chúng ta thường thấy 50% phụ nữ gặp phải khi họ mang thai. Bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật và cần đi gặp bác sĩ ngay.
Những thực phẩm khó tiêu hóa như thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng… là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu.

Phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh không?

– Phù chân có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối. Do ở thời kỳ này, trọng lượng em bé ngày càng lớn, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới, khiến cho máu khó lưu thông, gây phù nề.

– Phù chân khi mang thai ở tháng thứ 9 cũng được xem là một trong những dấu hiệu nhận biết em bé sắp sửa chào đời, bên cạnh những dấu hiệu khác như: bụng bầu tụt xuống, đi tiểu thường xuyên, đau mỏi lưng, ra nhiều dịch âm đạo, cơn co tử cung,…

Thăm khám bác sĩ ngay nếu thai phụ có dấu hiệu sưng tay, chân, mặt hoặc quanh mắt, chóng mặt, mờ mắt, đau đầu dữ dội, đau bụng (phần trên bên phải của bụng), lú lẫn, khó thở. Hãy thử áp dụng các phương pháp trên nhưng nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Hy vọng rằng bạn có một thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng chào đón niềm vui được làm mẹ trong tương lai.

Tham khảo và tổng hợp các thông tin từ các web khác nhau.

Thông tin liên hệ:

Trang chủ: https://gicungco.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/gicungcophaikhong

Twitter: https://twitter.com/GCungco

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/gi-cungco-48839723b/

Instagram: https://www.instagram.com/gicungco9981/

Pinterest: https://www.pinterest.com/gicungco318/

Instapaper: https://www.instapaper.com/p/GCungco