Cách nấu hủ tíu mực có nước lèo với vị ngọt thanh và thơm nồng

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.

Có rất nhiều loại hủ tiếu với hương vị đặc trưng được nhiều người yêu thích như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu sa tế,…. Trong số đó, món hủ tiếu mực với sợi hủ tiếu mềm dai, nước dùng ngọt thanh từ mực và các nguyên liệu khác là món ăn nhiều người học cách tự nấu tại nhà với hương vị cực kỳ hấp dẫn chưa

Hủ tiếu mực là một món ăn phải nói là thơm nhức mũi mà ngon nhức nách luôn. Đặc biệt nếu bạn là người dân Sài Thành, chắc chắn bạn sẽ không thể không biết tới món hủ tiếu mực quán Ông Già. Để có thể tự nấu được ngon như vậy cũng không khó chút nào.

Nếu bạn đang tò mò về công thức cách nấu hủ tiếu mực thơm ngon như quán Ông Già thì hãy tham khảo ngay cách nấu hủ tiếu mực thơm ngon hấp dẫn dưới đây bạn nhé. Để biết cách nấu hủ tiếu mực thơm ngon, bổ dưỡng ngay tại nhà nhé!

Nguồn gốc về món hủ tiếu mực ngày nay:

Cách nấu hủ tiếu mực sao cho nước dùng thật ngọt chuẩn vị Nam Bộ là thắc mắc của không ít người. Tên gọi món hủ tiếu bắt nguồn từ tiếng Triều Châu (nhiều tỉnh gọi là hủ “tíu” vì chữ tiếu đồng âm với “tíu” trong phương ngữ Nam Bộ). Đây là món ăn dùng sợi hủ tiếu (chế phẩm gạo dạng sợi) nấu cùng nước dùng của người Triều Châu và người Mân Nam.

Hủ tiếu còn là món ăn phổ biến tại vùng Hoa Nam (Trung Quốc) và một số quốc gia Đông Nam Á. Trong đó, phải kể đến những nước như Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Singapore và miền Nam Việt Nam.

Những năm 50, món hủ tiếu có mặt nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn. Các quán hủ tiếu, xe đẩy liên tục xuất hiện. Người dân thường ăn hủ tiếu vào bữa sáng hoặc tối. Món ăn có nguyên liệu chủ yếu là sợi hủ tiếu, nước dùng, thêm các nguyên liệu ăn cùng khác như giá đỗ, thịt bò viên, xương, móng giò, tương ớt, tương đen,…

Cách chọn mua mực tươi ngon:

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Mực tươi sẽ có màu sắc sáng bóng.

Màu sắc: Nên lựa mực có màu nâu sậm và bề mặt thân sáng bóng.

Độ săn chắc: Mực tươi sẽ có độ đàn hồi cao và săn chắc. Bạn dùng ngon tay ấn thử vào thân mực, nếu là mực tươi thì thân mực sẽ trở lại trạng thái ban đầu.

Mắt mực: Mắt mực tươi có màu trắng trong sáng bóng, bạn có thể nhìn được cả phần ngươi đối với mực tươi.

Râu mực: Để phân biệt mực tươi bằng râu mực bạn hãy để ý xúc tu ở chân râu mực. Nếu xúc tu bám ở chân râu càng nhiều thì chắc chắn rằng mực của bạn rất tươi đấy.

Cách sơ chế mực sạch, không tanh:

Rửa mực qua nước , sau đó lột sạch lớp bọc bên ngoài màu nâu sậm, tách râu khỏi con mực. Chú ý cần bỏ đi một sợi thừa ở bên trong. Cắt bỏ túi mực và mắt.

Muốn mực không còn mùi tanh thì bạn nên rửa với giấm gạo. Rửa lại mực lần cuối với nước, để ráo. Khi mực đã ráo nước thì cắt thành những khoanh tròn vừa ăn, râu bé thì giữ nguyên, râu lớn thì nên cắt làm đôi.

Chọn xương ống:

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Để chọn được loại xương ống ngon thì bạn phải kiểm tra mùi thơm và trạng thái của xương.

Xương ống ngon có màu tươi, không tím tái, không có mùi lạ.

Nên chọn xương có độ to vừa phải, khoảng 2 – 3 đốt ngón tay.

Để món ăn không chỉ ngon mà còn cung cấp dưỡng chất thì khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng.

Lưu ý trong quá trình chế biến:

  • Để mực không còn mùi tanh thì nên rửa với giấm gạo. Rồi rửa lại lần cuối với nước, để ráo. Thái mực thành các khoanh tròn vừa ăn, râu bé giữ nguyên, râu lớn cắt làm đôi.
  • Mực chỉ nên chần sơ để giữ được độ giòn và ngọt tự nhiên.
  • Hành phi sẽ giúp tô hủ tiếu mực béo và dậy mùi. Nếu tự làm hành phi và tỏi phi tại nhà, nên dùng dầu phi hành tỏi để xào thịt sẽ thơm hơn.

1. Cách nấu hủ tíu mực nguyên bản

Nguyên liệu cần có như sau:

Hủ tiếu: 1 kg

Xương heo: 500 gr

Tôm khô: 20 gr

Khô mực: 20 gr

Mực ống: 500 gr

Thịt băm: 200 gr

Hành tây: 1 củ

Củ cải trắng: 1 củ

Hành tím: 4 củ

Hẹ: 50 gr

Giá đỗ: 200 gr

Cần tàu: 50 gr

Đường phèn: 1 muỗng canh

Nước mắm: 2 muỗng canh

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Gia vị thông dụng: 1 ít (tiêu/muối/đường/…)

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Nguyên liệu cho món hủ tíu mực

Cách chế biến bao gồm các bước:

Sơ chế nguyên liệu:

– Rửa sạch xương heo với nước muối để khử mùi hôi hiệu quả. Ngâm tôm khô vào nước cho mềm, rửa sạch. Để loại bỏ các chất dơ và cát.

– Nướng sơ khô mực, để khi nấu nước dùng sẽ thơm nồng đặc trưng. Hành tây và hành tím nướng cho thơm – nhớ lột vỏ đấy nhé. Củ cải gọt vỏ, cắt khúc vừa ăn.

Nấu nước dùng:

– Tiếp đến đổ 1.5 lít nước vào nồi lớn, cho vào 500 gr xương heo, 20 gr tôm khô, 20 gr khô mực, 1 củ hành tây, 4 củ hành tím, nêm 1/2 muỗng canh muối. Hầm nước dùng trong lửa nhỏ khoảng 1 tiếng. Thường xuyên vớt bọt và đun nhỏ lửa để nước dùng hủ tiếu mực được trong.

– Sau khi hầm xương được 1 tiếng, vớt bỏ phần hành tây và hành tím. Nêm gia vị nước dùng gồm 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường phèn, 2 muỗng canh nước mắm.

– Nước dùng hủ tiếu mực sôi lần nữa thì tắt bếp.

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Nấu nước dùng sao cho trong và thanh bằng xương, hành tây, tím,…

Chế biến thịt bằm và mực:

– Đun nóng 1 muỗng canh dầu ăn, cho thịt băm vào xào chín, nêm 1/2 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê tiêu. Mực mua về sơ chế cho sạch và cắt khoanh tròn.

– Chuẩn bị một nồi nước khác, đun sôi và cho mực cắt khoanh vào chần chín. Chỉ nên chần mực vừa chín tới, chần lâu mực sẽ bị dai.

Lưu ý: Hành phi giúp tô hủ tiếu mực béo và thơm ngon hơn. Nếu tự làm hành phi và tỏi phi tại nhà thì dùng dầu phi hành tỏi để xào thịt, thịt sẽ thơm hơn.

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Thịt bằm xào sơ cho dậy mùi, còn mực thì luộc sơ cho chín là được.

Hoàn tất hủ tiếu mực:

– Chần sơ sợi hủ tiếu vừa đủ ăn của 1 người và cho vào từng tô. Thêm thịt băm, mực, nước dùng, vài lát ớt trái và rắc tỏi phi, hành tím phi, ăn kèm rau cần tàu, hẹ và giá đỗ.

– Nước dùng ngon ngọt vị xương hầm, mực giòn ngon, thịt đậm đà thật là hấp dẫn đúng không nào.

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Tô hủ tiếu mực nóng hổi thơm lừng sẽ mang đến những bữa ăn ngon miệng và dinh dưỡng cho gia đình bạn.

2. Cách nấu hủ tiếu mực với phiên bản có tôm và trứng cút

Nguyên liệu ta có:

Hủ tiếu: 1 kg

Xương heo: 1 kg

Tôm: 400 gr

Mực: 800 gr

Thịt băm: 200 gr

Trứng cút: 20 quả

Mực khô: 30 gr

Hành tây: 1 củ

Củ cải trắng: 1 củ

Ngò rí: 1 ít

Tỏi phi: 1 muỗng cà phê

Hành phi: 1 muỗng cà phê

Hành tím băm: 1 muỗng canh

Chanh: 1/2 quả

Muối ớt xanh: 2 muỗng canh

Nước mắm: 3 muỗng canh

Đường phèn: 1 muỗng canh

Dầu ăn: 2 muỗng canh

Gia vị thông dụng: 1 ít (đường/hạt nêm/muối)

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Với cách nấu hủ tíu mực tôm trứng cút thì các nguyên liệu cần có như trên.

Cách chọn tôm tươi ngon:

Vỏ tôm: Chọn tôm có vỏ ngoài trong suốt có mùi đặc trưng của hải sản, không hôi ươn, không có mảng màu tối hay màu sắc không đồng nhất. Vỏ ngoài tôm khô ráo, không chảy nhớt.

Hình dáng tôm: Thân tôm tươi sẽ duỗi thẳng, tôm để lâu thì cong lại. Thân tôm cứng chắc, không mềm nhũn.

Đầu, đuôi tôm, chân tôm: Tôm tươi thì đầu, chân, đuôi sẽ dính chắc vào thân tôm, phần đuôi xếp lại với nhau. Nếu thấy đuôi tôm xòe ra có thể tôm đã bị bơm tạp chất. Không chọn tôm có đầu, chân, đuôi chuyển thành màu đen, đây là tôm để lâu không ngon..

Cách chế biến Hủ tiếu mực tôm trứng cút:

Sơ chế xương heo, các nguyên liệu khác:

– Để khử mùi hôi của xương heo, sau khi mua về đem chặt khúc, sau đó cho vào 1 muỗng cà phê muối cùng với nước sôi để chần sơ trong khoảng 5 phút.

– Sau khi chần thì đem xương heo rửa sạch lại với nước rồi để ráo.

– Củ cải gọt vỏ và cắt khúc vừa ăn. Ngò làm sạch và thái nhỏ.

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Xương mua về rửa lại với muối sẽ giảm được mùi và sạch hơn.

Sơ chế hải sản:

– Để sơ chế mực, các bạn dùng tay nắm phần râu và kéo ra khỏi thân. Kế tiếp, loại bỏ các phần không cần thiết như túi mực, lớp da, túi tiêu hóa màu nâu và xương sống. Sau đó bóp mực với 1 muỗng canh muối với 100ml rượu trắng cho thật sạch, đồng thời giúp khử mùi tanh của mực. Xả sạch mực lại với nước lạnh sau đó để ráo.

– Dùng dao cắt mực dài khoảng 1 lóng tay lớn, ướp mực với 1 muỗng cà phê tỏi phi, 1 muỗng cà phê hành phi. Dùng bọc thực phẩm bọc mực lại và để vào ngăn mát tủ lạnh.

– Tôm rửa sạch, đem luộc lên và lột vỏ.

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Đem chúng đi luộc, mực thì cắt khoanh vừa ăn còn tôm lột vỏ.

Ninh (hầm) nước dùng:

– Bắc nồi lên bếp, cho xương heo vào nồi cùng 2.5 lít nước, 1 củ hành tây, phần củ cải trắng và 30gr mực khô. Nêm vào nước lèo 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh đường phèn

– Hầm nước dùng trong lửa nhỏ khoảng 1 tiếng. Thường xuyên vớt bọt và đun nhỏ lửa để nước dùng hủ tiếu mực được trong.

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Cho các nguyên liệu vào nồi và bắt đầu hầm

Xào thịt băm và luộc trứng cút:

– Tận dụng nước luộc tôm, bạn cho 20 quả trứng cút vào luộc trong 5 phút rồi vớt ra, bóc vỏ.

– Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào. Phi thơm hành và cho phần thịt bằm vào xào đều. Nêm 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm và đảo đều thịt để ngấm đều gia vị.

Nêm gia vị và pha sốt chấm:

– Sau khi hầm xương được 1 tiếng, vớt bỏ phần hành tây. Nêm gia vị nước dùng gồm 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng đường phèn, 2 muỗng canh nước mắm sao cho vừa ăn. Nước dùng hủ tiếu mực sôi lần nữa thì tắt bếp.

Công thức làm nước chấm hủ tiếu mực đơn giản như sau:

  • Cho vào tô 2 muỗng bột canh, 3 muỗng đường, 1 trái chanh vắt nước bỏ hạt, 4 trái tắc vắt nước bỏ hạt lấy luôn vỏ, 2 muỗng sữa đặc, 2 trái ớt cắt nhỏ khuấy đều.
Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Nước chấm là được coi góp vào sự thành công của tô hủ tíu ngon đấy.

Nấu hủ tíu:

– Chần sơ sợi hủ tiếu thích hợp  cho từng người và cho vào từng tô. Chần mực trong nồi nước lèo 2 phút, lưu ý đừng để lâu quá nếu không sẽ mềm và dễ gây ngán nhé. Thêm thịt băm, mực, tôm, trứng cút và nước dùng và rắc tỏi phi, hành phi, ăn kèm rau ngò.

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Lấy hủ tíu đủ ăn và nấu chín đừng để mềm quá sẽ mất ngon nhé.

Thành phẩm:

– Sợi hủ tiếu dai dai mềm mềm, hải sản tươi thơm ngọt, nước dùng hòa quyện cùng nhau, tạo nên một tô hủ tiếu mực cho buổi sáng ngon miệng cùng gia đình.

Cách nấu hủ tíu mực với công thức không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này.
Hủ tiếu mực từ lâu đã tồn tại ở đất Sài thành và được bán khá phổ biến.

Hủ tiếu dai mềm, mực tươi ngọt kết hợp cùng nước dùng đậm đà, tạo nên hương vị không thể chối từ. Hãy vào bếp nấu ngay món ngon này cho gia đình mình vào cuối tuần này nhé! Chúc các bạn thành công và ngon miệng.

Tham khảo và tổng hợp các thông tin từ các web khác nhau.

Thông tin liên hệ:

Trang chủ: https://gicungco.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/gicungcophaikhong

Twitter: https://twitter.com/GCungco

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/gi-cungco-48839723b/

Instagram: https://www.instagram.com/gicungco9981/

Pinterest: https://www.pinterest.com/gicungco318/

Instapaper: https://www.instapaper.com/p/GCungco