Món ăn mang vẻ đẹp truyền thống và đặc trưng Hà Nội – Chả cá Lã Vọng

Chả cá Lã Vọng được biết đến và lan rộng khắp mọi nơi, nó nằm trong khu phố cổ từ những năm 1871 trên con phố Chả Cá - Hà Nội ở số nhà 14 (trước đây là phố Hàng Sơn). Chúng được coi là đặc sản Hà Nội với 2 người "bạn" bên cạnh là phở và bún chả trứ danh.

Chả cá Lã Vọng được biết đến và lan rộng khắp mọi nơi, nó nằm trong khu phố cổ từ những năm 1871 trên con phố Chả Cá – Hà Nội ở số nhà 14 (trước đây là phố Hàng Sơn). Chúng được coi là đặc sản Hà Nội với 2 người “bạn” bên cạnh là phở và bún chả trứ danh.

Không chỉ thơm ngon, hấp dẫn, nổi tiếng cả trong và ngoài nước mà món ăn dân gian Việt Nam này còn hội tụ nhiều nét đẹp truyền thống, đặc trưng của người Hà Nội. Đây là món chả làm từ cá (thường là cá lăng) thái miếng đem tẩm ướp, nướng trên than củi rồi rán lại trong chảo mỡ.

Vào những ngày lạnh, cùng nhau xúm xít bên nồi chả cá Lã Vọng, hít hà mùi cá thơm lừng quyện mùi mắm tôm dậy lòng là một trong những cái thú của người Hà Nội. Trời lạnh, nhâm nhi chả cá, thêm tí cuốc lủi (rượu trắng) thì còn gì bằng.

Nếu chưa có dịp ra Hà Nội để nếm trải hương vị tuyệt vời của món chả cá Lã Vọng, bạn vẫn có thể tự chế biến món ăn nức tiếng này ngay tại bếp của mình để cả nhà có cơ hội cùng thưởng thức. Cùng tham khảo cách làm chả cá Lã Vọng “chuẩn vị” Hà Nội dưới đây và trổ tài khéo tay của mình nhé!

Sơ lược thông tin lịch sử về món ăn nổi tiếng này nhé:

– Vào những năm thời kỳ Pháp thuộc, ở số 14 Hàng Sơn có một gia đình họ Đoàn sinh sống, họ thường lấy nhà mình làm nơi cưu mang nghĩa quân Đề Thám. Chủ nhà hay làm một món chả cá rất ngon đãi khách, lâu dần thành quen, những vị khách ấy đã giúp gia đình mở một quán chuyên bán món ăn ấy khởi đầu từ năm 1871, vừa để nuôi sống gia đình, vừa làm nơi tụ họp. Lâu dần, hai tiếng ‘Chả Cá’ được gọi thành tên phố.

– Trong nhà hàng luôn bày một ông Lã Vọng – Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá – biểu tượng của người tài giỏi nhưng đang phải đợi thời. Vì thế khách ăn quen gọi là Chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên nhà hàng và cũng là của món ăn. Bí quyết làm chả cá chỉ truyền lại cho người con cả họ Đoàn.

Nguyên liệu thực hiện Chả cá lã Vọng:

Chả cá Lã Vọng được biết đến và lan rộng khắp mọi nơi, nó nằm trong khu phố cổ từ những năm 1871 trên con phố Chả Cá - Hà Nội ở số nhà 14 (trước đây là phố Hàng Sơn). Chúng được coi là đặc sản Hà Nội với 2 người "bạn" bên cạnh là phở và bún chả trứ danh.
Nguyên liệu cho món chả cá Lã Vọng

Cá lăng đen: 400 g (phi lê)

Bột nghệ: 5 g hoặc ta có thể sử dụng nghệ tươi để tiến hành lấy nước. Như thế sẽ thơm hơn và màu sắc bắt mắt hơn.

Riềng băm: 50 g

Cơm mẻ: 30 g

Đường trắng: 30 g

Mắm tôm: 50 gr

Thì là: 50 g

Nước mắm: 30 ml

Hành lá: 30 g

Đậu phộng: 20 g ( Ta có thể mua đậu phộng sống về để tự rang, đảm bảo được vệ sinh tuy mất chút thời gian)

Dụng cụ thực hiện: bếp than/bếp nướng, chảo,…

Cách chọn cá lăng ngon:

Cá lăng là một loại cá có trọng lượng lớn (có thể lên đến 15 – 20 kg) là loại cá tương đối to con với thân dài, đầu hơi bẹt và có 4 râu khá dài. nên thông thường loại cá này sẽ được bày bán dưới dạng đã mổ sẵn. Cá lăng là loại cá da trơn, thân không có vảy. Toàn thân cá được bao phủ bởi một lớp nhớt. Cá lăng có vây một gai ở trên lưng, vây mỡ xung quanh người, vây ức có răng cưa.

Dù đã qua sớ chế hay là cá nguyên con thì bạn cần lưu ý các đặc điểm sau:

  • Thân cá có da sáng bóng, dùng tay ấn vào thịt thì thấy đàn hồi, không bị xây xước nên chọn những con sẫm màu, có mình tròn.
  • Nếu chọn mua khúc đầu thì mắt cá vẫn còn trong, nhãn cầu lồi.
  • Mỡ cá phải còn trong, không bị cháy là khúc cá ngon, béo và ngọt thịt.
  • Chọn cá lăng to, nặng kí. Tùy vào nhu cầu sử dụng nữa nhé (Cá từ 1-2kg). Cá nặng kí thì thịt sẽ chắc hơn.
  • Chọn cá còn sống.
  • Chú ý đầu của cá để tránh mua nhầm cá trê (Chiêu trò của các thương lái nhằm gia tăng lợi nhuận).
Chả cá Lã Vọng được biết đến và lan rộng khắp mọi nơi, nó nằm trong khu phố cổ từ những năm 1871 trên con phố Chả Cá - Hà Nội ở số nhà 14 (trước đây là phố Hàng Sơn). Chúng được coi là đặc sản Hà Nội với 2 người "bạn" bên cạnh là phở và bún chả trứ danh.
Cá lăng – Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Phân biệt cá lăng và cá trê:

– Cá lăng và cá trê đều là các dòng cá da trơn có thân hình tròn, đầu bẹt, có 4 râu. Sống trong môi trường đầm lầy tại các khu vực ven sông và trong các ao đất bùn.

– Điểm khác biệt giữa 2 loài cá này chính là ở phần đầu và màu sắc của chúng.

– Phần đầu của cá lăng không bẹt như cá trê và cũng không có phần miệng trề. Màu sắc trên da của cá lăng nhạt, cá trê có màu đen nhánh.

Cách chế biến Chả cá lã Vọng:

Lấy phi lê cá lăng:

– Cá lăng sau khi mua về thì rửa sạch, dùng chanh và muối trắng chà xát lên thân mình để làm cá bớt nhớt, khử tanh mùi cá. Hoặc có nơi sẽ dùng nước sôi để làm giảm độ nhớt và tanh của cá.

– Đặt cá lên thớt, đặt dao bén lưỡi cạnh vây ngực của cá, cắt một đường chéo góc xuống, xuyên qua xương cá. Trở mặt cá lại và lặp lại đường cắt giống như vậy, khéo léo tách đầu cá ra khỏi mình cá.

– Lạng lấy phi lê cá bằng cách dùng dao mỏng lạng từng nhát nhỏ nhẹ nhàng dọc theo xương sống cá. Cắt bỏ đuôi cá.

– Cắt vòng quanh lồng ngực để tách rời phi lê cá. Lật phần xương xuống thớt, xẻ miếng phi lê theo chiều ngược lại từ đuôi lên đầu, ta được 2 miếng phi lê. Cắt phi lê cá thành từng miếng nhỏ vừa ăn, rửa lại sạch và để ráo nước.

Chả cá Lã Vọng được biết đến và lan rộng khắp mọi nơi, nó nằm trong khu phố cổ từ những năm 1871 trên con phố Chả Cá - Hà Nội ở số nhà 14 (trước đây là phố Hàng Sơn). Chúng được coi là đặc sản Hà Nội với 2 người "bạn" bên cạnh là phở và bún chả trứ danh.
Cách lấy phi lê cá lăng

Lưu ý: Nếu bạn mua phi lê cá lăng sẵn ngoài hàng thì chỉ cần ngâm với nước vo gạo 3 – 5 phút cho cá hết tanh rồi rửa sạch, để ráo nước là được rồi nhé!

Sơ chế các nguyên liệu khác:

– Rau thì là, hành lá, húng láng, sả nhặt và rửa sạch, để ráo nước

– Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn

– Thái nhỏ sả và rau thì là.

– Riềng và nghệ rửa sạch. Sau đó, ta đem riềng băm nhuyễn còn nghệ rửa sạch, xay nhuyễn lấy phần nước nghệ.

Chả cá Lã Vọng được biết đến và lan rộng khắp mọi nơi, nó nằm trong khu phố cổ từ những năm 1871 trên con phố Chả Cá - Hà Nội ở số nhà 14 (trước đây là phố Hàng Sơn). Chúng được coi là đặc sản Hà Nội với 2 người "bạn" bên cạnh là phở và bún chả trứ danh.
Sơ chế các nguyên liệu khác

Ướp phi lê cá:

– Ướp phi lê cá lăng với 50g riềng băm, 30g cơm mẻ, 50g mắm tôm, 5g bột nghệ, 30g đường và 30ml nước mắm. Dùng tay thoa đều khắp miếng cá, để 1 tiếng cho cá lăng thấm đều gia vị và các nguyên liệu phụ khác.

Chả cá Lã Vọng được biết đến và lan rộng khắp mọi nơi, nó nằm trong khu phố cổ từ những năm 1871 trên con phố Chả Cá - Hà Nội ở số nhà 14 (trước đây là phố Hàng Sơn). Chúng được coi là đặc sản Hà Nội với 2 người "bạn" bên cạnh là phở và bún chả trứ danh.
Ướp phi lê cá

Nướng phi lê cá:

– Cho than vào lò và nhóm lửa để than cháy đều, đặt vỉ nướng lên lò than, xếp các miếng phi phê cá lăng đã thấm gia vị lên trên.

– Nướng cá đến khi chín, có màu vàng đều khắp các mặt thì gắp cá bỏ ra dĩa.

Chả cá Lã Vọng được biết đến và lan rộng khắp mọi nơi, nó nằm trong khu phố cổ từ những năm 1871 trên con phố Chả Cá - Hà Nội ở số nhà 14 (trước đây là phố Hàng Sơn). Chúng được coi là đặc sản Hà Nội với 2 người "bạn" bên cạnh là phở và bún chả trứ danh.

Lưu ý: Nếu bạn không dùng bếp than, bạn cũng có thể dùng bếp nướng điện hay lò nướng để thay thế. Nhưng như vậy hương vị của món ăn sẽ không chuẩn vị. Cách làm chả cá Lã Vọng đúng là cần phải nướng trên bếp than bạn nhé!

Chiên chả cá:

– Đun nóng chảo, cho vào ít dầu ăn, gắp cá lăng đã nướng vào chiên sơ lại cho nóng.

– Sau đó cho thì là, hành lá cắt khúc, đậu phộng rang vào đảo nhanh tay rồi thưởng thức thôi.

Chả cá Lã Vọng được biết đến và lan rộng khắp mọi nơi, nó nằm trong khu phố cổ từ những năm 1871 trên con phố Chả Cá - Hà Nội ở số nhà 14 (trước đây là phố Hàng Sơn). Chúng được coi là đặc sản Hà Nội với 2 người "bạn" bên cạnh là phở và bún chả trứ danh.
Chiên chả cá

Mách nhỏ: Bạn nên chiên chả theo từng mẻ vừa đủ ăn, chả cá Lã Vọng là phải ăn nóng, vừa chiên vừa ăn thì mới ngon bạn nhé!

Cách pha mắm tôm đạt chuẩn:

– Phổ biến nhất là pha mắm xổi. Mắm tôm bạn cho thêm nước cốt chanh, nước mỡ cá, đường, rượu trắng vào rồi đánh bông lên, sau đấy cho tỏi và ớt hiểm băm nhỏ vào trộn đều rồi nêm nếm cho vừa ăn.

– Một tỉ lệ chúng mình chia sẻ ở đây là 6 phân mắm tôm, 4 phần nước cốt chanh, 3 phần đường, 1 phần nước mỡ cá (từ đĩa cá sau nướng hoặc ngay từ chảo đun cá khi ăn) và 1 phần rượu trắng.

– Tuy nhiên tùy độ mặn của mắm tôm và khẩu vị thích chua nhiều hay it bạn có thể điều chỉnh lại nha. Mình thường luôn để bát mắm tôm, chanh và đĩa tỏi ớt lên mâm để mỗi người trong gia đình có thể tự chỉnh lại cho phù hợp với sở thích.

Chả cá Lã Vọng được biết đến và lan rộng khắp mọi nơi, nó nằm trong khu phố cổ từ những năm 1871 trên con phố Chả Cá - Hà Nội ở số nhà 14 (trước đây là phố Hàng Sơn). Chúng được coi là đặc sản Hà Nội với 2 người "bạn" bên cạnh là phở và bún chả trứ danh.
Cách pha mắm tôm đạt chuẩn

– Nếu không ăn được mắm tôm thì bạn có thể làm nước mắm chua ngọt để thay thế nhé.

  • Bạn cho mắm, đường, nước cốt chanh và nước lọc vào bát theo tỉ lệ 1:2:2:2;
  • Khuấy đều cho đường tan rồi thêm tỏi và ớt băm nhuyễn, trộn đều lần nữa là được.
  • Bạn có thể cho thêm ít thì là băm nhỏ vào để bát nước chấm trông hấp dẫn hơn nha.

Món chả cá Lã Vọng hoàn thành:

– Thế là món chả cá Lã Vọng đã hoàn thành rồi. Chả cá ăn kèm với bún cùng bánh tráng giòn tan, không thể thiếu được chén mắm tôm pha sẵn với chanh hay tắc và đường, đánh sủi bọt, thêm vài miếng ớt xắt cay the the, thật là ngon khó cưỡng.

Chả cá Lã Vọng được biết đến và lan rộng khắp mọi nơi, nó nằm trong khu phố cổ từ những năm 1871 trên con phố Chả Cá - Hà Nội ở số nhà 14 (trước đây là phố Hàng Sơn). Chúng được coi là đặc sản Hà Nội với 2 người "bạn" bên cạnh là phở và bún chả trứ danh.
Món chả cá Lã Vọng hoàn thành

Lưu ý sử dụng và bảo quán cá lăng:

  • Nếu mua những khứa cá lăng đông lạnh thì nên cho vào chậu nước rã đông trước khi sử dụng.
  • Nếu để cá qua ngày thì nên xếp 1 lớp nước đá vụn vào đáy hộp rồi xếp cá lên trên, đậy nắp cho vào ngăn đá tủ lạnh để tránh mùi lây sang các ô khác.

Ăn chả cá Lã Vọng sao cho ngon và đúng chuẩn nhất?

– Chả cá Lã Vọng ngon nhất khi còn nóng nên cần bạn vừa ăn vừa rán và ăn kèm với bún rối, húng láng. Vị ngọt của cá kết hợp với vị nồng đặc trưng mắm tôm cùng vị hăng của rau húng, tạo nên một món ăn mỹ vị mà bạn khó lòng quên.

– Không phải tự nhiên mà cái tên chả cá Lã Vọng lại nổi tiếng và gắn bó nhiều năm với nền ẩm thực của người Hà Nội đến vậy. Hy vọng với hướng dẫn cách ướp chả cá Lã Vọng mà chúng tôi mách bạn ở trên có thể giúp bạn thưởng thức món chả cá Lã Vọng thơm ngon ngay tại nhà. Chúc các bạn thành công!

Món chả cá Lã Vọng ngày nay được nhiều biết đến và được bán khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam và cả nước ngoài. Khi bán kinh doanh theo cách truyền thống cũ thì sẽ không thể phá triển như thế. Với thời đại công nghệ phá triển như hiện nay, bán hàng trên mạng đang là xu hướng. Bạn có thể tạo ra cho cửa hàng mình 1 trang để giới thiệu các sản phẩm mình bán đến với mọi người trong và ngoài nước.

LIÊN HỆ:

Bạn đang băn khoăn không biết tạo trang web chi phí như thế nào và cách điều hành ra sao? Chúng tôi là đội ngũ thiết kế website chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn. Bạn chỉ cần đưa thiết kế hoặc ý tưởng kinh doanh là có thể thực hiện được việc bán hàng của bạn.