Trà olong – Gói gọn ánh nắng trong viên trà tròn trĩnh và dịu ngọt

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.

Phần lớn trà Ô Long, nhất là với trà chất lượng tốt, liên quan đến giống cây trồng trà riêng biệt với các giống cụ thể. Mức độ lên men có thể nằm trong khoảng từ 8% đến 85%, tùy thuộc vào sự đa dạng và phong cách sản xuất. Loại trà này đặc biệt phổ biến với những người sành trà miền nam Trung Quốc và Hoa kiều ở Đông Nam Á, việc pha trà ở khu vực này xuất phát từ khu vực nam Trung Hoa cũng vậy.

Trà là một loại thức uống được nhân loại dùng từ rất lâu trong lịch sử vì hương thơm ngon tao nhã của nó. Ngày nay, trà được chứng minh là một trong những loại thức uống tốt nhất cho sức khỏe và sắc đẹp và ngày càng được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi.

Theo Đông y, trà có vị ngọt đắng, tính mát, nhập 5 kinh: tâm, can, tỳ, phế, thận. Vị đắng nên có thể tả hạ (tẩy xổ), táo thấp, giáng nghịch. Vị ngọt nên bổ ích, hòa hoãn. Tính mát nên thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc.

Nguồn gốc trà olong (Ô Long) được bắt đầu như thế nào?

Từ rất lâu rồi, ở vùng núi sâu An Khê Phúc Kiến, có người thợ săn tên là Hồ Lương.

Một ngày trở về nhà sau khi săn thú, mặt trời lên cao, thời tiết nóng nực. Hồ Lương sợ thịt ôi hỏng, bèn tiện tay ngắt vài lá cây ven đường che đậy. Sau lại thấy nhà mình có mùi hương thơm ngát. Tìm quanh quẩn trong ngoài, mới biết hương thơm tỏa ra từ lá cây đã ngắt. Anh dùng lá cây ngâm vào nước, uống thấy tinh thần sảng khoái.

Hồ Lương không quản đường xa, tìm tới nơi, đào cây mang về trồng. Nhưng mùi vị pha không giống như trước. Anh suy nghĩ mông lung và rồi hiểu rằng, lá trà phải phơi nắng, gia công rồi mới có hương thơm.

”Hồ Lương” phát âm ngôn ngữ địa phương gần giống ”Ô Long”. Người dân trong vùng lúc bấy giờ, để ghi nhớ công lao của Hồ Lương nên đã ưu ái gọi là ” Trà Ô Long”

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong.

Phân biệt các loại trà olong khác nhau:

Nhiều người hay nhầm lẫn Ô Long là tên một loại trà. Thật ra nó bao gồm là một nhóm trà (cũng giống như nhóm trà xanh, nhóm trà đen…) gồm bất cứ loại trà nào Oxy hoá một phần từ 8% đến 80%. Độ oxy hóa được phản ánh qua màu sắc của nước trà từ vàng hổ phách tới nâu đỏ. Dưới đây là một vài loại đặc trưng của dòng trà này :

+ Ô Long Cao Sơn: Là loại trà Ô Long phổ biến nhất tại Đài Loan và nổi tiếng toàn thế giới, hầu hết trà Ô Long ở Việt Nam cũng là loại trà này.

+ Thiết Quan Âm hoặc Đại Hồng Bào, Đông Phương Mỹ Nhân…cũng được xếp vào loại trà Ô long.

+ Trà Ô Long Nhân Sâm: Là loại trà Ô Long được tăng dược tính và hương vị bằng cách trộn với hỗn hợp các vị thảo mộc khác như nhân sâm, cam thảo, hoa mộc…

Quy trình sản xuất trà olong với qui trình sau:

Nguyên liệu trà búp tươi:

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Nguyên liệu trà cần là các búp tươi

– Nguyên liệu: Nhất định phải là trà tươi (phải là gốc trà Ô Long) sau khi hái về cần phải để nơi thoáng mát, phơi trà với lớp mỏng tránh dập nát. Trà có búp tươi phải đảm bảo “1 tôm, hai ba lá non” và không để trà quá lâu sau thu hoạch.

– Hái trà phải đúng kỹ thuật, lá không bị sâu, màu xanh non mượt, hái đúng ngày sinh trưởng, đúng lúc khô sương.

– Khi hái không được đổ dồn với độ dài khoảng 15 phân, không được giẫm nát và khi vận chuyển trà được cho vào các giỏ nhựa 0.6m x 0.8m. Sau khi hái xong phải chuyển ngay về nhà máy chế biến, không để quá 2 giờ sau khi hái, khi về đến nhà máy phải được làm héo ngay.

Héo nắng:

– Mục đích: Tăng cường hoạt tính của các men, để chuyển quá trình tổng hợp các chất khi đọt trà chưa hái, thành quá trình phân giải các chất để chuẩn bị cho quá trình lên men; tạo điều kiện cho các enzim thủy phân, phân giải các hợp chất không tan thành các hợp chất hòa tan, tạo thành hương thơm đặc trưng sau này của sản phẩm.

– Về yêu cầu lý học là giảm một lượng nước trong lá trà, tăng cường nồng độ các chất trong dịch bào, tăng tốc độ phản ứng hóa học, đồng thời làm mất lực tương tác của lá làm mềm dẻo đọt trà, để khi tạo hình và phá vỡ tế bào không làm cho đọt chè bị nát vụn.

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Cần trải lớp mỏng để phơi để không bị dập nát.
Có 2 phương pháp héo nắng là: làm héo tự nhiên và làm héo nhân tạo

♥ Làm héo tự nhiên: là làm héo trà bằng năng lượng ánh sáng mặt trời với điều kiện ánh nắng 40%. Dùng lưới đen cản ánh sáng trực tiếp để trà không bị đỏ. Trà khi hái về sẽ được trải ra thành từng lớp mỏng trên bạt với độ dài 1,5-2 kg/m2 . Khoảng 15 phút thì đảo trà 1 lần, đảo từ 2-3 lần tùy từng loại trà.

♥ Làm héo nhân tạo: là làm héo trong phòng héo bằng hơi nóng, phương pháp này áp dụng cho mùa mưa lạnh. Nhiệt độ phòng làm héo là 38-40ºC, cho trà ra các nia làm héo trong 30-35 phút, cứ 15 phút đảo trà một lần.

Héo mát:

– Không khí mát sẽ tác dụng lên men làm cho trà sống tiếp tục lên men từng phần từng phần tạo ra những biến đổi hóa học để tạo nên hương vị đặc hữu của trà Ô Long.

– Đưa các nong trà vào phòng héo mát, nhiệt độ phòng héo mát ổn định từ 18-19ºC, thời gian héo mát khoảng 9 giờ, cứ 3 giờ đảo trà một lần và phải làm thật nhẹ tay.

Quay thơm:

– Làm dập các lá trà, dịch tế bào tràn phủ các búp trà, tiếp xúc với oxy không khí tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa xảy ra nhanh, giai đoạn này có ảnh hưởng đến màu sắc và hương thơm của lá trà.

– Trà sau khi héo mát thì được đưa đổ vào thùng quay thơm và điều chỉnh thời gian hợp lý cho từng loại trà, thường thì 15 đến 20 vòng, mỗi vòng quay trong 1 phút. Kết thúc quá trình quay thơm, trà có mùi thơm của hoa sứ, cảm giác mát lạnh ở mũi.

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Mục đích là dập lá trà để có thể xảy ra oxy hóa cho nhanh chóng hơn.

Lên men:

– Mục đich chính của giai đoạn lên men là thúc đẩy các quá trình thủy phân, oxy hóa khử diễn ra dưới tác động của các enzim, đây là giai đoạn quyết định hương thơm, màu sắc chủ yếu của quy trình sản xuất trà Ô Long.

– Trà sau khi được quay thơm thì cho lên nia đẩy để lên men trong phòng lên men. Thời gian lên men là từ 1,5 đến 2 giờ, giai đoạn này không được đảo trộn vì khi quay thơm mùi cỏ đi hết, khi lên men cần để yên để tạo mùi thơm đặc trưng.

Xào trà:

– Mục đích là diệt men giữ cho màu nước xanh tươi, diệt men càng nhanh càng tốt. Dùng độ nóng cao phá vỡ hoạt tính của enzim lên men, giảm độ ẩm của lá trà để phục vụ cho giai đoạn tạo hình và làm dập tế bào lá trà.

– Xào trà bằng thiết bị ống xào, để bức xạ nhiệt vào khối trà, làm cho nước trong chè bốc hơi, tạo bầu hơi nóng để diệt men. Thời gian xào trà khoảng 5-6 phút, nhiệt đô khoảng 300ºC.

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Lưu ý: Bạn không được xào quá khô để chuyển sang giai đoạn vò chuông trà không bị gãy.

Vò chuông:

– Vận dụng lực xoay tròn của máy làm cho trà chuyển động và tự ma sát lẫn nhau, tạo sự phá vỡ từng phần của các tổ chức tế bào, làm chất hòa tan tiết ra ngấm phủ lên bề mặt lá để khi pha các chất của trà dễ hòa tan trong nước.

– Ngoài ra, vò chuông còn có tác dụng làm cho cọng và lá trà mềm, giúp cho giai đoạn tạo hình dễ dàng hơn và cũng là giai đoạn định hướng cho trà thành phẩm

– Cho trà sao khi xào vào túi vải đặt chế ủ nóng trong 2 phút, sau đó đưa qua vò chuông. Thời gian vò từ 1-2 phút

Sấy sơ bộ:

– Sấy ở nhiệt độ cao có thể phá vỡ tàn dư của chất lên men còn lại khi vò chuông, làm cho tác dụng lên men và phản ứng sinh hóa hoàn toàn bị đình chỉ, hương thơm được ổn định

  • Cho trà vào mấy sấy sơ bộ, nhiệt độ sấy khoảng 55-75ºC, thời gian 25-30 phút.
  • Độ ẩm của trà sau khi sấy là 21,67%, nhiệt độ khối trà còn nóng khoảng 60ºC, sau đó đem ủ nóng khoảng 4-5 giờ.
  • Kết thúc giai đoạn trà tươi.

Quy trình sản xuất trà Ô Long giai đoạn trà khô:

Giai đoạn tạo hình:

♥ Giai đoạn này có các công đoạn: sấy nóng, tạo dáng dạng viên, đánh tơi,…Các giai đoạn trên được lặp lại liên tục từ 14-15 lần, trong khoảng thời gian 5 tiếng, cho đến khi ngoại hình trà bán thành phẩm có viên tròn hình cầu hoặc bán cầu là được

♥ Sấy nóng: dùng hơi nóng làm dịu lại trà, nhiệt độ cần khoảng 60ºC.

♥ Tạo dáng: cho trà vào ben ép, máy sẽ xiết-ép-nén nhằm định dạng búp trà thành viên hình tròn. Quá trình xiết-ép-nén được lặp đi lặp lại nhiều lần, khi banh trà cứng thì dừng lại tháo ra đánh tơi cho chè không bị vón cục, trà sau tơi mà còn bị vón cục thì phải dùng tay để gỡ ra. Nếu trà cứng thì phải làm nóng để lá trà mềm lại

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Giai đoạn tạo hình để làm cho các lá chuyển thành các viên trà dạng tròn đặc trưng của olong.

Sấy trà:

– Sử dụng hơi nóng của máy sấy để làm khô trà, nhiệt độ từ 100-105ºC. Sức gió thổi vào máy 1.200 rpm, vận tốc của tua máy 800 rpm. Sấy 3 lần, thời gian sấy từ 3-4 giờ.

– Ngoài ra, sấy để chuyển hóa vị trà, phát huy hương thơm của trà và mùi vị đặc trưng

Trà bán thành phẩm:

– Trà có dạng hình cầu, bán cầu và có mùi thơm rất đặc trưng. Sau giai đoạn vò viên cứng là trà đã có thể sử dụng được, nhưng để xuất khẩu thì phải qua phân loại và đóng gói, độ ẩm của trà 5-6%

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Chè sau thành phẩm sẽ được phân loại nguyên hay vụn để đóng gói và bán ra thị trường.

Phân loại:

– Trà được tiến hành bằng tay, kết hợp với máy thổi, máy sàng phân loại, sản phẩm sau khi phân loại gồm có: trà dạng viên và trà cám.

– Trà dạng viên được đem đi sấy, hút ẩm, hút chân không, sau đem đóng gói thành trà thành phẩm. Đóng gói bằng bao bạc hoặc gói giấy bạc hút chân không.

  • Về ngoại hình: Vo viên khoảng 5-8mm, có màu xanh đen
  • Màu nước: Sau khi pha sẽ có màu xanh vàng, trong, không có gợn
  • Mùi hương: Thơm đặc trưng của trà, không có mùi lạ nào chen lẫn vào.
  • Vị: Đậm, dịu, có vị ngọt hậu, không có vị lạ

Đóng bao sản phẩm: ​

Trà bán thành phẩm được đưa sang công đoạn tinh chế tiếp theo hoặc đóng bao bảo quản để tiêu thụ:

– Loại xuất khẩu: 18kg/bao

– Loại nôi tiêu:

  • Đóng gói giấy bạc hút chân không 50, 70, 100, 150, 200g, 250g/gói
  • Đóng vào hộp giấy Carton và bộ sản phẩm quà tặng

Hướng dẫn cách pha trà Ô Long:

Về cơ bản, để pha được những ấm trà cần lưu ý các vấn đề quan trọng là nhiệt độ nước pha trà, lượng trà và thời gian hãm trà như sau:

– Nên chọn các loại nước tinh khiết, nước suối, nước giếng (các loại nước không có mùi và các thành phần kim loại nặng để làm ảnh hưởng đến hương vị trà).

– Nhiệt độ thích hợp các loại ô long nằm trong khoảng từ 90-96ºC, cụ thể nên xem kỹ trong phần hướng dẫn sử dụng hoặc tư vấn của nhân viên bán hàng.

– Lượng trà cần thiết trung bình khoảng 1 gram cho 20ml nước, điều chỉnh lượng trà tùy khẩu vị sau vài lần thử.

– Thời gian hãm trà không nên quá lâu, trà bị đắng và mất hương, nên dùng ấm trà nhỏ và thời gian hãm trà ngắn để hương vị trà được tối ưu, màu nước được đẹp mắt.

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Cách pha trà gồm nhiều bước để có thể ra được 1 tách trà thơm và đậm vị

Pha trà gồm các bước như:

Bước 1: Chuẩn bị

– Chuẩn bị lượng nước đủ dùng và bộ đồ trà của bạn thật khô ráo. Tay người pha trà cũng phải gọn gàng sạch sẽ.

– Lấy một lượng trà đủ dùng ra chén và mời khách của bạn cùng ngửi mùi thơm của lá trà khô. Mặc dù điều này có vẻ tầm thường, nhưng nó là một phần không thể thiếu của thưởng trà đích thực.

– Bộ trà bao gồm: Ấm trà, chén Tống (chuyên trà), chén Quân (là những chén nhỏ mời khách), lọc trà và dụng cụ gắp trà.

Bước 2: Tráng ấm trà, chén trà bằng nước sôi

– Làm nóng ấm trà bằng cách cho nước sôi vào ấm, lên đến trên 70% thể tích ấm. Thời gian làm nóng ấm khoảng 20 giây sau đó đổ bỏ nước đi.

Bước 3: Tráng trà

– Đặt trà vào ấm và rót nước sôi (khoảng 50% ấm) để tráng trà, xoay ấm rồi đổ nước tráng này vào tống.

– Thao tác này mục đích để đánh thức lá trà, cần thực hiện nhanh tay (khoảng dưới 7 giây), sau khi rót nước đi để nguyên ấm trà vậy khoảng 15 giây cho trà ngấm nước, trong thời gian này dùng nước tráng trong tống để làm nóng và làm thơm chén uống trà.

Bước 4: Hãm trà và pha trà

– Hãm trà: Châm nước sôi đầy ấm và đậy nắp lại. Tiếp tục rót thêm ít nước sôi lên ấm và hãm trà trong vòng 20-30 giây cho lần pha đầu tiên (nước trà đầu tiên này gọi là nước hương-chủ yếu để thưởng thức hương trà) và có thể tăng lên một chút cho những lần pha tiếp theo (điều chỉnh vài lần cho hợp khẩu vị).

– Pha trà: Rót trà từ ấm ra chén Tống qua chiếc lọc trà, và tránh để nước trong ấm. Sau đó, rót trà từ chén Tống sang chén Quân để thưởng thức, mời khách trước rồi chén còn lại là của mình.

Mách nhỏ: Chúng tôi chia sẻ cách canh thời gian hãm trà dễ dàng hơn bằng nhịp thở. Sau khi châm nước vào ấm trà, sau 5-6 nhịp hít vào thở ra nhịp nhàng là thời gian đủ cho 1 lần hãm trà.

Bước 5: Tận hưởng trà

– Rót trà Ô Long ra Tống trà (có thể dùng thêm một phễu lọc để giữ lại những xác trà nhỏ), rồi từ Tống chia nước trà ra chén Quân và đưa cho các thực khách.

– Trung bình, các loại trà Ô Long có thể pha được 4-6 lần nước. Các lần pha trà tiếp theo quy trình lặp lại từ bước 4, ngoại trừ lưu ý về thời gian hãm trà cho phù hợp.

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Trà có thể pha được nhiều lần nữa, tùy theo độ đậm nhạt mà gia chủ yêu thích.

Mẹo pha trà thơm ngon, đúng chuẩn:

  • Đối với trà cánh nhỏ như trà Thái Nguyên, nhiệt độ nước pha trà không được là 100 độ C. Nhiệt độ dao động khoảng 75 – 90 độ, vì đây là loại trà nhạy cảm với nhiệt độ cao.
  • Nếu muốn thay đổi vị trà (đậm, nhạt) thì căn chỉnh lượng trà, không được chỉnh lượng nước và thời gian hãm trà.
  • Lựa ấm sứ hoặc ấm thuỷ tinh có miệng rộng thì lòng ấm rộng để nhiệt thoát nhanh không làm “cháy” trà và dễ vệ sinh.

Hướng dẫn cách chọn trà olong phù hợp với gu của bạn:

Dựa vào nhu cầu về vị giác:

Người mới bắt đầu dùng trà, cách chọn trà ô long là nên lựa chọn trải nghiệm những dòng trà thiên về hương nhiều, hậu vị nhẹ nhàng thanh khiết ít đắng chát.

Những dòng trà bạn có thể lựa chọn là các dòng trà sau đây:

Ô long Kim Tuyên:

Dòng trà này rất dễ thích nghi với điều kiện tự nhiên, dễ trồng và canh tác. Nên trong số các dòng trà ô long loại này chiếm sản lượng cao nhất.

Điểm nổi bật của dòng này là búp trà được lên men tương đối thấp. Giúp cho nước trà giữ được màu xanh trong, vị tươi.

Ô long sữa:

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Là một loài trà nhẹ nhàng có nguồn gốc từ giống trà Oolong Kim Tuyên.

Trong quá trình chăm sóc, để có được hương sữa tự nhiên người nghệ nhân trồng trà sử dụng công nghệ vi sinh lên men từ đậu nành, cám gạo, mật đường bón vào gốc cây và đổ sữa trực tiếp lên lá trà.

Bởi vậy, sản phẩm tạo ra có hương hoa cỏ và hương thơm nhẹ như sữa. Khi uống cảm giác có bị béo rất tự nhiên và tươi mới nhẹ nhàng.

Với người đã biết dùng và sành trà:

Khi đã dùng trà lâu năm bạn sẽ hiểu được hương vị trà. Mỗi người đã có thể chọn được riêng cho mình những loại trà quen thuộc và yêu thích. Thông thường, họ sẽ chọn cho mình những dòng trà có hương vị thuần trà, hậu ngọt, đậm đà.

Trà Ô Long Tứ Quý:

Loại ô long tứ quý nằm trong nhóm trà núi cao, có thể thu hoạch quanh năm. Cái tên ô long bốn mùa được dùng được đặt cho loại trà này cũng vì lý do đó.

Dòng trà này mang một nét đặc biệt ngoài màu nước vàng sáng óng ánh tuyệt đẹp. Mỗi lần truyền nước hương thơm nhẹ nhàng của hoa mùa xuân. Rất tinh tế không hề giống nhau, mang lại cảm giác ấm áp. Hậu vị trà sâu ngọt ngào, thanh thoát.

Trà ô long thuần xuân:

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Những đọt trà xanh non hấp dẫn được thu hoạch vào đầu mùa xuân.

Sau giai đoạn phục hồi gần sáu tháng, lá mầm mùa xuân có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, đặc biệt là axit amin được tuyển chọn làm nên dòng trà Thuần này.

Điều đặc trưng của dòng dòng trà này là chọn hương thơm, hậu vị sâu, đậm đà kéo dài trong khoang miệng và cuống họng.

Hồng trà đen ô long (Black Tea):

Sản phẩm có hương vị thơm của mật ong, mùi táo tàu thoang thoảng. Vì đã được lên men toàn phần nên hồng trà ô long không còn vị đắng chát của trà xanh. Thay vào đó là vị trà dịu dàng, hậu ngọt sâu cho người thưởng thức.

Điều đặc biệt của dòng trà này là không được cuộn thành những viên tròn như những dòng trà ô long khác mà nó có dạng sợi, màu đen nâu sẫm.

Ngoài những dòng trà cơ bản trên, các bạn sành trà có thể tìm hiểu thêm về các dòng trà nổi tiếng như:

+ Các dòng trà nổi tiếng trong nhóm thập đại danh trà: Đại Hồng Bào, Thiết Quan Âm,…

+ Các dòng trà đặc biệt phiên bản giới hạn hoặc phải đặt trước như: Ô long thuần mùa xuân, Hồng Trà Ô Long Quế Hoa, Trà Long Nữ…

Dựa vào nhu cầu sử dụng:

Sử dụng trong gia đình:

Chất lượng đời sống ngày nay càng một được nâng cao. Việc chăm sóc sức khỏe thông qua thực phẩm dùng hằng ngày cũng được chú trọng.

Tự mình chọn các nguyên liệu và nấu tại nhà là cách tốt nhất để bảo sức khỏe của bạn và người thân. Thông qua đó, khi rời xa công việc bộn bề về với gia đình nhỏ cùng thực hiện các món ăn, thức uống tại nhà cũng giúp bạn thư giãn và gắn kết tình yêu gia đình nhiều hơn.

Công dụng của trà Ô Long trong cuộc sống hằng ngày:

Ô Long là loại trà giàu hương vị, được sử dụng nhiều trong giao tế và thưởng lãm.

Trà Ô Long được đánh giá cao ở khả năng giúp cơ thể hạn chế hấp thu chất béo khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, do đó hỗ trợ hiệu quả cho giảm cân.

Ngoài sử dụng như là một loại nước giải khát phổ biến, trà Ô Long còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ngoài mong đợi từ những dược chất đặc biệt trong những búp trà:

Theanine và hợp chất thơm:

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Theanine và hợp chất thơm tạo ra mùi trà đặc trưng hơn.

– Theanine là loại amino acids chịu trách nhiệm tạo ra umani hay “vị ngon” cho trà, có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng, giúp tăng cường khẩu vị. Các chất thơm trong trà giúp sảng khoái tinh thần, tác dụng giảm stress.

Cafein trong trà ở dạng kết hợp Tanat cafeine:

– Tan trong nước nóng tạo nên hương thơm và giảm vị đắng. Caffein trong trà có tác dụng dược lý giúp tỉnh táo, tăng hoạt động của tim, ngăn chặn sự đông máu và lợi tiểu. Khác với cafein tự do của cà phê, Tanat cafeine của trà không cản trở hấp thu canxi vào cơ thể.

Có chất sát khuẩn mạnh trong trà:

– Tanin chiếm 26-28% trong lá chè olong là một chất sát khuẩn mạnh, trong đó mạnh nhất là EpiGalloCatechin Gallate (EGCG) là chất có khả năng chống ôxy hóa mạnh gấp 100 lần vitamin C và 25 lần vitamin E giúp “dọn sạch” các gốc tự do vốn là tác nhân gây tổn thương cấu trúc ADN, tổn thương tế bào dẫn đến ung thư, do đó EGCG giúp hỗ trợ điều trị ung thư vú, bàng quang, phổi, gan, thực quản, tuyến tụy và dạ dày.

Các hợp chất, vitamin làm cho trà trở nên đặc biệt:

– Vitamin C (có trong trà xanh và oolong) giúp tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm. Vitamin E làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện làn da.

– Polysaccharides đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2

– Acid Gamma-AminoButyric (GABA) giúp hỗ trợ hạ huyết áp

– Fluoride và catechin giúp ngừa sâu răng, hơi thở hôi, bảo vệ sức khỏe răng miệng

Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Các hợp chất, vitamin làm cho trà trở nên đặc biệt với các công dụng có lợi cho sức khỏe người dùng.

Phong cách uống trà của người Việt:

Nhất thủy:

  • Chính là phần nước để pha trà, nước thường là nước mưa hứng ở giữa trời, nước lấy từ các con suối thiên nhiên hoặc lấy từ nước giếng sâu. Nước sẽ được đun bằng than đến khi sôi sủi tăm để không làm mất đi mùi vị của trà.

Nhì trà:

  • Là loại trà được chọn để uống, người uống trà thường chọn trà đủ 5 tiêu chí (gọi là ngũ quý): sắc, thanh, khí, vị, thần. Trong đó, “thần” để chỉ sự lôi cuốn của trà đối với người thưởng thức – là yếu tố quan trọng nhất.

Tam bôi:

  • Là chén uống trà, các loại chén hạt mít, chén mắt trâu hay được dùng để uống và thưởng trà. Trước khi rót trà cần phải tráng qua nước sôi để làm nóng và tẩy vệ sinh.

Tứ bình:

  • Là ấm pha trà. Có nhiều kiểu bình khác nhau tùy theo các thưởng trà độc ẩm, song ẩm hay quẩn ẩm. Trước khi pha trà cần phải rửa trà bằng một ít nước sôi, sau đó đổ đi rồi mới hãm trà để cho trà nở đều và mang đậm hương vị nhất.

Ngũ quần anh:

  • Tức là bạn trà, các cụ ngày xưa thường ngồi uống trà vào hàng chiếu trên của các bậc thi sĩ, để đàm đạo và thưởng thức trà cùng nhau.
Trà olong được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán văn phồn thể: 烏龍 pinyin: wūlóng) hay nó còn được gọi với cái tên như oolong hoặc là olong. Được sản xuất thông qua một quá trình độc đáo như phơi lá chè cho héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Nhất thủy – Nhì trà – Tam bôi – Tứ bình – Ngũ quần anh

Những câu hỏi thường gặp về trà olong khi ta thưởng thức trà:

1. Trà có chát không? Chát nhẹ và thanh vị.

2. Uống có bị mất ngủ? 60% không ảnh hưởng, 40% nói bị mất ngủ nếu dùng sau giờ chiều.

3. Có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? Trà Việt đạt đầy đủ các chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Lần đầu pha ngon mà lần sau pha dỡ? 90% là do bảo quản, hãy xem lại hướng dẫn bảo quản.

5. Uống nhiều có tốt không? Một số khách hàng nói họ bị cồn ruột khi uống nhiều

6. Sao nước trà màu đỏ? Do nước trà pha và để quá lâu.

7. Nước càng xanh càng ngon? Màu nước vàng mật ong báo hiệu trà ngon, 50% phẩm chất có thể khẳng định thông qua màu nước trà.

8. Pha xong để được bao lâu? Không nên quá 6 tiếng.

9. Uống với đá được không? Được, nhiều khách hàng thích pha đậm và uống với đá.

10. Sao trà không thơm? Trà cũ hoặc để hở, hãy xem lại hướng dẫn bảo quản.

Vài lưu ý nhỏ cho các bạn khi thưởng thức trà olong:

  • Không uống trà ô long khi đói: Uống trà khi bụng rỗng sẽ dẫn đến hiện tượng say trà, làm người dùng hoa mặt nhức đầu, bụng cồn cào có hại cho dạ dày.
  • Không uống trà trước khi ngủ cách 3 tiếng: Nếu bạn có thói quen đi ngủ vào lúc 9h tối thì hãy ngưng uống trà ô long từ lúc 6h tối. Bạn nên uống sớm hơn để tránh mất ngủ, nếu cơ thể bạn nhạy cảm với caffein, thì nên tăng thời gian lên 4 – 5 tiếng.
  • Uống trà vào sáng sớm: Thời gian lý tưởng nhất để thưởng trà là sau khi ăn sáng, trà ô long có tác dụng diệt khuẩn mảng bám trong răng miệng, đồng thời giúp bạn tỉnh táo cho ngày mới và nạp nhiều dưỡng chất trong trà ô long một cách hữu hiệu nhất.

Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 3 tuổi không nên uống nhé!

Trên đây là tổng hợp những thông tin xoay quanh về các loại trà olong khác nhau. Hi vọng với chút kiến thức này sẽ giúp các bạn và quý khách hàng lựa chọn cho mình loại trà Oolong yêu thích về sử dụng.

Tham khảo và tổng hợp từ các trang web.

Trang chủ: https://gicungco.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/gicungcophaikhong

Twitter: https://twitter.com/GCungco

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/gi-cungco-48839723b/

Instagram: https://www.instagram.com/gicungco9981/

Pinterest: https://www.pinterest.com/gicungco318/

Instapaper: https://www.instapaper.com/p/GCungco