Kỹ năng cho trẻ mầm non giúp trẻ thích nghi & làm chủ cuộc sống

Kỹ năng cho trẻ mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển và tư tư duy của trẻ sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức cũng như các sự phát triển khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai.

Kỹ năng cho trẻ mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển và tư tư duy của trẻ sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức cũng như các sự phát triển khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai.

Với mỗi đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã có những nét riêng biệt, sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Mặc dù vậy, khi sống trong môi trường tập thể, mỗi bé cần có những kỹ năng chung nhất định để hòa nhập và vui chơi với bạn bè. Những kỹ năng này rất cần thiết đối với quá trình trưởng thành của trẻ. Mầm non là độ tuổi giúp bé rèn kỹ năng cũng như thói quen của bản thân tốt nhất.

Ở độ tuổi mầm non từ 2,5 – 4 tuổi, trẻ có khả năng học hỏi và ghi nhớ những trải nghiệm thực tế vô cùng nhanh chóng. Những kinh nghiệm này sẽ là nền tảng xây dựng tính cách cũng như những thế mạnh của bé sau này. Bởi thế, trẻ nên học từ lứa tuổi này để biết được cách tự lập và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống khi lớn lên.

Đọc ngay bài viết dưới đây, để tìm hiểu các kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bé nên rèn luyện ngay từ nhỏ. Đó cũng là hành trang cho sựn phát triển của chúng sau này. Các bạn cùng tìm hiểu mgay nhé!

Vì sao phải giáo dục kỹ năng cho trẻ mầm non?

Mỗi đứa trẻ đều sở hữu những đặc điểm riêng biệt, với những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Nếu biết phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu sớm, tương lai bé sẽ phát triển tốt và sáng lạn hơn. Bên cạnh đó, khi trẻ bắt đầu đi học tại các trường mầm non, ngoài tiếp cận kiến thức trẻ cũng bắt đầu với một hoàn cảnh mới, bắt đầu cuộc sống tập thể. Việc được trang bị thêm những kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết khác sẽ giúp bé dễ dàng vui chơi, hoà nhập cùng mọi người hơn.

Thông thường ở lứa tuổi mầm non, trẻ có xu hướng tiếp thu, học hỏi cái mới một cách nhanh chóng. Vì thế, đây là thời điểm lý tưởng để các phụ huynh rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Do đó, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lứa tuổi này sẽ giúp bé biết cách tự lập, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để ngày một lớn lên và trưởng thành.

Ngoài ra, việc chỉ dạy các kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bé còn đem đến một số lợi ích sau:

Phát triển thể chất cho trẻ tốt hơn:

Kỹ năng cho trẻ mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển và tư tư duy của trẻ sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức cũng như các sự phát triển khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai.
Khi trẻ có nền tảng tốt về thể chất sẽ có khuynh hướng tích cực tham gia nhiều hoạt động, tự tin đón nhận những cơ hội mới.

– Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non bao gồm có nhiều hoạt động đan xen giúp trẻ rèn luyện sức khỏe và phát triển thể lực một cách tốt nhất. Không những thế, thông qua chương trình phù hợp với thể trạng, trẻ sẽ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, năng động, sẵn sàng vượt qua khó khăn và thích nghi với môi trường đầy thử thách.

– Khi trẻ có nền tảng tốt về thể chất sẽ có khuynh hướng tích cực tham gia nhiều hoạt động, tự tin đón nhận những cơ hội mới. Từ đó các em tự tin hơn để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Giúp trẻ phát triển nhận thức toàn diện:

– Là cách để trẻ nâng cao khả năng nhận thức của chính mình. Thông qua các bài học, trẻ sẽ rèn luyện được cách nhận biết đúng sai, nhìn nhận vấn đề khách quan và đưa ra ý kiến cá nhân.

– Với những kiến thức có được từ chương trình, trẻ sẽ được truyền cảm hứng đam mê tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Biết xây dựng tình yêu với gia đình, bạn bè, thầy cô và thiên nhiên hơn.

Giúp trẻ phát triển tinh thần:

– Còn giúp trẻ nhận thức được tình yêu thương giữa con người với con người, tinh thần trách nhiệm đối với mỗi việc mình làm, lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh.

– Ngoài ra, những bài học bổ ích này còn giúp các em bao dung với người khác, ôn hòa trong giao tiếp, lễ phép và cách cư xử đúng mực. Đối với một nền tảng toàn diện cả về sức khỏe và nhận thức và tinh thần lĩnh hội được, trẻ mầm non sẽ tạo dựng cho mình một tiền đề vững chắc giúp các em phát triển thành những công dân có ích cho xã hội mai sau.

Top 10+ kỹ năng cho trẻ mầm non bố mẹ cần biết như sau:

Kỹ năng sống cho trẻ em nhiều không thể đếm được hết, nhưng khi áp dụng vào giáo dục kỹ năng sống cho trẻ dưới đây là một số kỹ năng cơ bản, cần thiết mà bố mẹ cần biết.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non bắt đầu với việc tự ăn:

Kỹ năng cho trẻ mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển và tư tư duy của trẻ sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức cũng như các sự phát triển khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai.
Ít nhất phải đến khoảng 1-4 tuổi, con mới có thể ngồi vững trên bàn ăn cùng bố mẹ, tự lấy nước uống khi khát,.…

» Ông bà ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Điều đó có nghĩa, trong giai đoạn đầu đời của bé, kỹ năng ăn uống là rất quan trọng. Ngay từ khi bé còn nhỏ, bố mẹ nên dạy con cách ăn uống tự lập mà không cần người giúp đỡ.

» Ít nhất phải đến khoảng 1-4 tuổi, con mới có thể ngồi vững trên bàn ăn cùng bố mẹ, tự lấy nước uống khi khát… Nếu bố mẹ cho con đi nhà trẻ thì các cô cũng sẽ dạy bé kỹ năng này. Cộng thêm với việc về nhà được bố mẹ bổ sung kèm cặp thêm các kỹ năng sống của trẻ mầm non khác, bé sẽ nhanh cứng cáp và tự lập hơn.

Kỹ năng ứng xử:

» Kỹ năng sống cho trẻ này sẽ giúp bé dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh hơn. Một số kỹ năng ứng xử mà bố mẹ có thể dạy cho bé: chào hỏi người lớn, tôn trọng mọi người, không vòi vỉnh khóc lóc để đòi bằng được món quà, với em bé nhỏ tuổi hơn phải nhường nhịn, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc…

» Để có thể rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đặc biệt là ứng xử, một cách hiệu quả nhất, chính bố mẹ là tấm gương để bé noi theo.

Lưu ý: Sau khi trẻ bị phạm lỗi đừng nên la mắng hay đánh con. Hãy nhẹ nhàng hỏi chuyện tại sao con lại làm vậy. Sau đó nhắc nhở bé lần sau đừng tái phạm nữa. Bố mẹ lưu ý khi dạy con đừng nên tạo áp lực hay dọa đánh bé quá mức của bé.

Phụ huynh cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ về cách tự chăm sóc bản thân:

Kỹ năng cho trẻ mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển và tư tư duy của trẻ sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức cũng như các sự phát triển khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai.
Cũng như giúp trẻ trở thành một người tự chủ và độc lập về sau.

» Một số kỹ năng sống cho trẻ để tự chăm sóc bản thân mình bố mẹ nên dạy là: đánh răng, lấy đồ ăn thức uống, tự mang giày, tự biết cách đội mũ khi ra ngoài… Bé sẽ tự biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn khi không có phụ huynh kề bên.

» Đây là cách dạy con kỹ năng sống tự lập tốt nhất, làm nền tảng để dạy con những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non khác. Cũng như giúp trẻ trở thành một người tự chủ và độc lập về sau.

Kỹ năng cho trẻ mầm non bao gồm cả việc học cách đặt đúng câu hỏi:

» Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển thế giới quan, thường hay quan sát, tò mò và khám phá tất tần tật mọi thứ xung quanh. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên thường xuyên tạo không gian, môi trường để con được rèn luyện, phát huy kỹ năng sống cho trẻ luôn học hỏi này.

» Bố mẹ có thể dành ngày cuối tuần để đưa con tham gia các hoạt động ngoài công viên, khu vui chơi giải trí để bé có thêm nhiều trải nghiệm về thế giới bên ngoài. Thường xuyên cho con ra hiệu sách, tập cho bé thói quen học hỏi, tập đọc… Đặc biệt, việc dạy bé đặt câu hỏi sẽ giúp trẻ học tập rất nhiều từ bây giờ về sau.

Kỹ năng nói thật:

Kỹ năng cho trẻ mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển và tư tư duy của trẻ sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức cũng như các sự phát triển khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai.
Do đó, trước hết bố mẹ cần thường xuyên trò chuyện cùng với con, khuyến khích bé nói ra các suy nghĩ trong đầu.

» Về cơ bản, trẻ em như một tờ giấy trắng nên sẽ không biết nói dối là gì, và tác hại của nói dối. Tuy nhiên, vì là trẻ con nên các bé tiếp thu nhanh, học dễ dàng và dễ nhớ. Mặc dù trên thực tế việc nói dối trong nhiều trường hợp không phải là sai hoàn toàn. Nhưng các bé còn quá nhỏ tuổi để có thể suy nghĩ được như vậy.

» Do đó, trước hết bố mẹ cần thường xuyên trò chuyện cùng với con, khuyến khích bé nói ra các suy nghĩ trong đầu. Nếu trẻ phạm lỗi hay động viên con nhận lỗi và sau đó khen trẻ ngoan để bé nhận thức được sai là phải xin lỗi, chứ không phải nói dối để che lấp sự việc.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua dọn dẹp nhà cửa:

» Để dạy trẻ kỹ năng sống này, bố mẹ cần phải là tấm gương, là người đầu tiên sắp xếp mọi thứ trong nhà đúng trật tự, gọn gàng. Sau đó yêu cầu mọi thành viên trong gia đình phải giữ sự gọn gàng ấy, lấy đồ vật gì thì sau khi dùng xong phải đặt lại chỗ cũ.

» Trẻ con có tính rất ham vui. Nhiều hôm bé bày đồ chơi hoặc vứt áo quần lung tung rồi chạy đi cùng với bạn bè,… Thông thường bố mẹ sẽ là người dọn thay. Đừng làm vậy. Bố mẹ hãy gọi bé trở lại, yêu cầu bé dọn dẹp và cất đồ chơi, áo quần từ nơi con lấy ra. Gọn gàng hết rồi thì con mới được đi chơi tiếp. Tập kỹ năng sống cho bé này 7-10 lần thì bé sẽ quen dần với thói quen này.

Cho trẻ tập bơi sớm cũng giúp trẻ rèn luyện sức khoẻ vô cùng tốt:

Kỹ năng cho trẻ mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển và tư tư duy của trẻ sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức cũng như các sự phát triển khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai.
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non như bơi lội thực sự vô cùng quan trọng.

» Kỹ năng này giúp trẻ vận động, tạo điều kiện cho trẻ phát triển cơ thể toàn diện nhất. Ngoài ra, nếu không may xảy ra tình huống bất ngờ như bé bị trượt chân xuống bể bơi, ao hồ, đây là một kỹ năng sinh tồn cho trẻ tự cứu mình. Tuy nhiên, cần phải xem thử thể lực của con bạn như thế nào có tốt không. Từ đó cho trẻ luyện tập phù hợp, cộng với việc tìm các nơi dạy uy tín, giám sát chặt chẽ rồi mới cho đi học bơi.

Kỹ năng vượt qua trở ngại:

» Nhiều bố mẹ bao bọc con quá mức nên thường hay làm hết tất cả mọi việc cho con. Hoặc lo sợ vô lý, không cho con ra khỏi nhà, thậm chí không cho tập cả xe đạp, sợ con ngã. Tuy nhiên, cách làm này khiến con trẻ có thói quen ỷ lại, hay dựa dẫm người khác mà không tự thân vận động.

Ví dụ: Như con bị vấp ngã, đừng vội chạy lại bế hay dỗ để bé không khóc. Thay vào đó hãy đến bên và động viên con đứng dậy. Tương tự, khi con có xích mích với bạn bè xung quanh, đừng vội cho là con mình đúng rồi lôi người lớn vào khó xử. Khuyến khích bé chủ động giảng hòa. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một quá trình dài, cần các bậc phụ huynh thật sự kiên nhẫn.

Các kỹ năng sống của trẻ mầm non đã học sẽ giúp trẻ thành người có ích:

» Để được như vậy, ngay từ khi còn học mầm non, hãy dạy bé cách quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh. Tương tự như kỹ năng ứng xử, bố mẹ cần làm tốt vai trò là những người lớn mẫu mực để con noi theo. Bố mẹ có thể dạy con: sau khi ăn nên cho bát đĩa vào bồn rửa chén, dọn dẹp đồ đạc nho nhỏ giúp bố mẹ…

» Trong cuộc sống hằng ngày nếu thấy ai đó đang có vấn đề, có thể gợi ý một số cách để bé tập thói quen chủ động chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người khác. Đây cũng là một kỹ năng sống cho trẻ mầm non quan trọng, giúp bé có góc nhìn tích cực trong cuộc sống.

Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật:

Kỹ năng cho trẻ mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển và tư tư duy của trẻ sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức cũng như các sự phát triển khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai.
Thông qua việc khám phá thiên nhiên còn giúp trẻ hiểu biết muôn loài, nhận biết tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên.

» Ngay từ nhỏ, nếu tiếp xúc với cây cối và động vật nhiều, tâm hồn và tính cách của con sẽ phong phú và tươi đẹp. Không chỉ giúp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, học hỏi cuộc sống qua thế giới thiên nhiên, kỹ năng sống này còn giúp bé biết quan tâm đến mọi thứ xung quanh mình hơn.

Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm:

» Cuộc sống bên ngoài luôn có những nguy hiểm bất chợt và những tai nạn khó lường trước được. Việc dạy trẻ kỹ năng sống để tự bảo vệ bản thân là điều vô cùng cần thiết. Bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh con, nên tốt nhất hãy dạy con biết cách nhận biết tình huống nào có thể nguy hiểm và nhờ sự giúp đỡ khi xảy ra sự cố.

» Khi trẻ mới lọt lòng, hãy lặp đi lặp lại những thông tin liên lạc cơ bản như số điện thoại, số nhà, tên người thân và nhắc nhở cũng như dạy con kỹ năng cảnh giác trước người lạ, biết cách đối phó với những người có thể có hành vi xấu với trẻ. Dạy con tự bảo vệ bản thân từ sớm sẽ giúp con đề phòng được những nguy hiểm có thể xảy ra sau này.

Bắt đầu từ những việc nhỏ và dạy con kỹ năng nấu ăn nào các bố mẹ:

» Trẻ em nên được dạy nấu ăn từ khi còn nhỏ, với các công việc phù hợp vào những độ tuổi thích hợp. Đây là hoạt động giúp trẻ tham gia vào công việc chung của gia đình, tạo tính gắn kết. Kỹ năng này có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần, cũng như tài chính của trẻ khi lớn lên về sau.

» Cha mẹ có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ này bắt đầu đơn giản với việc chuẩn bị bát đũa, dọn dẹp gia vị. Sau đó cho trẻ làm quen với việc chuẩn bị nguyên liệu cơ bản, sau đó dần dần tập cho trẻ tự nấu các món dễ làm mà mình thích.

Dạy trẻ luôn chấp hành đúng luật để giữ an toàn cho bản thân:

Kỹ năng cho trẻ mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển và tư tư duy của trẻ sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức cũng như các sự phát triển khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai.
Chỉ băng qua đường khi đèn xanh dành cho người đi bộ bật lên.

» Đây vốn là một kỹ năng sống cho trẻ mầm non đơn giản sẽ được dạy khi vào học tại các trường mẫu giáo. Nhưng cha mẹ vẫn nên kết hợp để trẻ được thực hành một cách tốt nhất.

Hướng dẫn trẻ các thông tin cơ bản nhưng hiệu quả như:

  • Nên đi bộ trên vỉa hè.
  • Biết nhận biết đèn giao thông.
  • Chỉ băng qua đường khi đèn xanh dành cho người đi bộ bật lên.
  • Biết quan sát và giơ tay xin đường khi băng qua đường nhỏ.
  • Nếu trên đoạn đường có nhiều xe qua lại, dạy trẻ biết đợi một ai đó cũng muốn sang đường để bé có thể đi bên cạnh họ.

Kỹ năng tự vệ cơ bản:

» Trong những kỹ năng sống trẻ mầm non cần thiết, kỹ năng tự vệ là kỹ năng quan trọng, kể cả đối với người lớn. Cho trẻ theo học các lớp tự vệ cơ bản, các lớp học võ hay rèn luyện thể chất phù hợp.

Ví dụ: Khi đối mặt với tình huống bị bắt nạt, trẻ có thể tự xử lý, hoặc dùng lời nói để làm giảm bớt tính nghiệm trọng của xung đột. Ngoài ra tham gia các lớp học trên cũng là các tốt để dạy trẻ tính kiên cường, sức khoẻ luôn được chú trọng.

» Tuy nhiên cần dạy trẻ không lạm dụng những gì mình đã học để gây gổ, hay mọi chuyện đều giải quyết bằng bạo lực là không nên.

Hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với trẻ mầm non:

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không chỉ bằng việc nói bằng lời mà phải gắn với những hành động và tình huống cụ thể. Ba mẹ cần phải đưa ra phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp mới mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là những phương pháp giảng dạy con mà ba mẹ có thể áp dụng:

Thông qua các trò chơi:

Kỹ năng cho trẻ mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển và tư tư duy của trẻ sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức cũng như các sự phát triển khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai.
Dù chỉ là trò chơi nhưng trẻ vẫn có thể áp dụng được nhiều kiến thức khác nhau để tham gia trò chơi.
  • Các hoạt động vui chơi cũng tạo cho trẻ sự hứng thú, biết hợp tác chia sẻ cùng với các bạn khác. Bé sẽ biết chia sẻ, biết cách nhường nhịn và hoạt động tập thể.

Thông qua sinh hoạt hằng ngày:

  • Kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non vào các sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bé ghi nhớ tốt hơn. Vì những hành động đó lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen, trong sinh hoạt sẽ có nhiều tình huống phát sinh lại giúp bé hình thành nên các kỹ năng sống mới.

Thông qua phim ảnh, kể chuyện:

  • Ba mẹ hãy cho bé xem các câu chuyện, bộ phim phù hợp với lứa tuổi để có cách ứng xử đúng đắn và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Hoặc phụ huynh cũng có thể kể các câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống để cho bé các bài học bổ ích về tình yêu thương, về luật nhân quả,….

Thông qua hoạt động sáng tạo:

Kỹ năng cho trẻ mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển và tư tư duy của trẻ sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức cũng như các sự phát triển khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai.
Các phụ huynh hoặc thầy cô cũng nên cho trẻ nhập vai vào giải quyết các tình huống.
  • Điều này giúp trẻ có các kỹ năng sống tốt hơn, chẳng hạn như việc trẻ đi siêu thị và bị lạc thì phải làm sao, hay việc làm hỏng đồ chơi của bạn sẽ phải làm cách nào….. Qua đó, bé sẽ có thể dễ dàng ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Như vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi một đứa trẻ có những tính cách khác nhau và ảnh hưởng từ các mối quan hệ và hoàn cảnh sống khác nhau nên ba mẹ hãy đưa ra hình thức và biện pháp giáo dục linh hoạt nhất.

Cha mẹ cần lưu ý gì khi giáo dục kỹ năng cho trẻ mầm non:

2-5 là lứa tuổi trẻ rời xa vòng của cha mẹ, tiếp xúc với một môi trường mới rộng hơn, đó chính là lớp giữ trẻ. Vì thế, khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần phải lưu ý những việc dưới đây:

Áp dụng phương pháp phù hợp:

Mỗi một đứa trẻ có tính cách, sở thích riêng biệt, vì thế cha mẹ không nên dùng phương pháp đánh đồng để dạy cho tất cả các em. Ba mẹ không nên bắt chước người khác mà áp đặt cho con của mình.

Lúc này, ba mẹ nên xác định phương pháp phù hợp với con và cần biết được đứa trẻ nào thích học môn nào,…. Để hiểu được điều này, bạn phải gần gũi với con cái, quan tâm, chia sẻ để hiểu con hơn. Do đó, cha mẹ hãy ở bên con, dành thời gian cho con để lắng nghe và hiểu được con mình cần gì, muốn gì, thiếu gì và đang cảm thấy như thế nào.

Không nên áp đặt con:

Một trong những nguyên tắc cơ bản mà cha mẹ nên biết khi dạy kỹ năng sống cho trẻ đó là cha mẹ hãy đặt ra câu hỏi “Con có muốn làm việc đó không?”, “Con cảm thấy thế nào?”,…. Hiểu được con muốn gì và không muốn làm gì, từ đó không đưa ra áp đặt con phải làm theo mà hãy tìm phương pháp khác để tạo ra hứng thú cho con bạn mới mang lại hiệu quả.

Việc ép buộc con làm theo sẽ gây nên bức xúc, khó chịu và cưỡng ép, bé sẽ phản kháng. Vì thế, phụ huynh cũng nên đưa ra những thỏa thuận hay quy tắc để con thực hiện trên tinh thần vui vẻ, thoải mái và thích thú hơn.

Chọn thời điểm thích hợp:

Bạn nên cho con học kỹ năng sống từ khi con bắt đầu biết tiếp thu kiến thức. Mỗi một giai đoạn sẽ dạy cho con những kỹ năng phù hợp nhất để đạt hiệu quả tốt nhất. Không nên nhồi nhét và áp đặt cho con quá nhiều kiến thức trong một khoảng thời gian bé sẽ không thể nhớ hết được. Dạy kỹ năng sống cũng cần cả một quá trình lâu dài nên ba mẹ không nên nóng vội.

Tham gia các khóa kỹ năng sống cho con:

Kỹ năng cho trẻ mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển và tư tư duy của trẻ sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức cũng như các sự phát triển khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai.
Kỹ năng sống giúp ích rất nhiều cho con bạn, nó giúp các bé được trưởng thành hơn trong quá trình phát triển của mình.

Các mẹ có thể đăng ký các khóa học kỹ năng sống, cho bé tham gia vào các hoạt động nấu ăn ở nhà trường, các khóa học trại hè xa nhà để các em được trải nghiệm khi rời xa vòng tay bố mẹ….

Như vậy, để các con có kỹ năng sống tốt hơn, cha mẹ hãy tìm cho con những phương pháp hợp lý nhất, phù hợp nhất. Không nên áp định suy nghĩ của mình cho trẻ và quan trọng là hãy luôn dành thời gian cho con, quan tâm, chăm sóc và gần gũi con.

Bài viết trên đây nêu rõ những kỹ năng sống cho trẻ mầm non có vai trò quan trọng và ảnh hưởng thế nào đối với sự phát triển của trẻ. Phụ huynh có thể áp dụng từ hôm nay để trẻ sớm hình thành những kỹ năng tốt này, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ trong tương lai.

Tham khảo và tổng hợp các thông tin từ các web khác nhau.

Thông tin liên hệ:

Trang chủ: https://gicungco.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/gicungcophaikhong

Twitter: https://twitter.com/GCungco

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/gi-cungco-48839723b/

Instagram: https://www.instagram.com/gicungco9981/

Pinterest: https://www.pinterest.com/gicungco318/

Instapaper: https://www.instapaper.com/p/GCungco