Trẻ sơ sinh ở những tháng đầu đời thường không thể tự ngủ như người lớn chúng ta được vì chưa phân biệt được ngày và đêm. Và bên cạnh đó, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Trẻ sơ sinh khó ngủ hay thường xuyên quấy khóc sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm.
Tình trạng ngủ không sâu giấc vào ban đêm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Khi trẻ không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến chán ăn, chậm lớn, khó chăm sóc, gây nhiều khó khăn cho bố mẹ. Việc tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ không ngủ sâu giấc sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm ra phương pháp hiệu quả giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Vậy, nguyên nhân nào khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ tìm hiểu về chứng khó ngủ ở trẻ và cách để tạo nên một giấc ngủ ngon cho bé.
Trẻ sơ sinh thường ngủ như thế nào?
- Từ 0-3 tháng tuổi: giấc ngủ trong giai đoạn này đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Ở độ tuổi này, trẻ chỉ thức dậy để ăn hoặc nhìn các hoạt động xung quanh chúng, sau đó tiếp tục đi vào giấc ngủ.
- Từ 3-12 tháng tuổi: khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ suốt cả đêm, và thức lâu hơn vào ban ngày. Khi các bé gần đến ngày sinh nhật đầu tiên, chúng thường ngủ ổn định hơn vào ban đêm cùng với một hoặc hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
- Từ 12 tháng tuổi trở lên: khi mới chập chững biết đi, trẻ thường ngủ một giấc dài hơn thay vì hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Khi đến độ tuổi đi học mẫu giáo, trẻ sẽ được cai sữa hoàn toàn.
Và bọn trẻ thường cần bao nhiêu thời gian để ngủ?
– Mỗi ngày, trẻ sơ sinh ngủ trung bình khoảng 18 – 20 giờ. Trẻ gần như ngủ suốt cả ngày lẫn đêm, chỉ thức dậy khi đói. Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, thể tích dạ dày nhỏ nên trẻ rất nhanh đói. Vì vậy, sau khoảng 2 – 3 giờ trẻ sẽ thức giấc để bú mẹ. Đặc biệt, đối với những bé non tháng, nhẹ cân, hay bị trào ngược dạ dày thực quản,… thì mẹ nên cho bú thường xuyên hơn.
– Vì chưa phân biệt được ngày đêm, nên nhiều bé sẽ có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày và thức giấc vào ban đêm. Chỉ đến khi được 3 tháng tuổi, bé mới bắt đầu ngủ suốt đêm và không quấy khóc mẹ.
– Sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào não chỉ diễn ra trong những năm tháng đầu đời, nhất là khi trẻ đang ngủ. Do đó, những giấc ngủ ngon có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng ngủ ngon lành tới sáng. Tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ, tỉnh giấc hay quấy khóc vào ban đêm gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ sau này.
Các nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh khó ngủ?
Nguyên nhân sinh lý giấc ngủ:
– Theo các chuyên gia, giấc ngủ thường chia thành hai giai đoạn đó là: Rapid Eye Movement (REM) và Non Rapid Eye Movement (Non – REM).
- Đối với giấc ngủ của người trưởng thành, thì giai đoạn Non – REM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ, 25% thời gian còn lại là giai đoạn REM.
- Đối với trẻ sơ sinh thì hai giai đoạn này có thời gian gần như là bằng nhau.
– Khi giấc ngủ ở giai đoạn REM, các cơ quan hô hấp sẽ tăng cường hoạt động khiến trẻ thở nhanh và tăng nhịp tim đập. Lúc này, chỉ cần một cử động nhẹ cũng có thể làm trẻ thức giấc. So với người lớn, thì giai đoạn REM chiếm nhiều thời gian trong giấc ngủ của trẻ hơn. Do đó, trẻ sơ sinh thường hay bị giật mình hoặc tỉnh giấc bởi các tác động từ bên ngoài.
Nguyên nhân bệnh lý có ở trẻ sơ sinh:
Trong nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh khó ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý dưới đây:
– Thiếu vi chất:
- Trẻ có thể mắc bệnh còi xương do thiếu các chất dinh dưỡng như: kẽm, magie, sắt,… Đồng thời, cơ thể luôn mệt mỏi sẽ khiến trẻ ngủ ko sâu giấc, hay ngủ gà vào ban ngày. Do đó, trẻ hay tỉnh giấc và khó ngủ vào ban đêm.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
- Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Do đó, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và có thể mắc một số bệnh lý như: viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản,…
- Khi mắc phải một trong những bệnh lý này, trẻ có biểu hiện thở khò khè, khó thở, hay thở bằng miệng,… Tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ sơ sinh khó ngủ và quấy khóc mẹ.
– Béo phì:
- Tình trạng thừa cân, béo phì khiến đường thở bị phì đại gây khó khăn cho trẻ khi thở. Trẻ thường phải thở bằng miệng do khó thở. Vì vậy, trẻ rất khó đi vào giấc ngủ mà thường tỉnh giấc, không chịu ngủ và hay quấy khóc vào ban đêm
– Chứng ngưng thở khi ngủ:
- Đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm vì trẻ có thể ngừng thở trong khoảng thời gian từ 10 giây trở lên trong khi ngủ. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ không biết điều này đang diễn ra. Khi mắc chứng ngưng thở khi ngủ, trẻ thường có các triệu chứng như ngáy to, ngủ mở miệng và buồn ngủ quá mức trong ngày. Hơn nữa, tình trạng này cũng có thể dẫn đến các vấn đề về học tập và hành vi, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch ở trẻ.
– Hội chứng chân không yên(RLS):
- Mặc dù đây được xem là một vấn đề thường gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể bắt đầu từ thời ấu thơ. Khi mắc hội chứng này, trẻ sẽ có cảm giác chân bị lắc lư, rung chuyển hoặc có cảm giác kiến bò, khiến chúng phải thường xuyên thay đổi vị trí trên giường.
Nguyên nhân khác:
– Trẻ thường xuyên bị mộng du, khi ngủ sẽ hay bị giật mình, tỉnh giấc vào giữa đêm. Từ đó, trẻ trở nên khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
– Trẻ quấy khóc, không chịu ngủ do tã, bỉm bị ướt, giường chiếu và quần áo không sạch khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy.
– Ánh sáng ở phòng ngủ quá sáng hoặc không thích hợp với trẻ. Nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến trẻ khó ngủ.
– Môi trường xung quanh ồn ào, bật nhạc quá to,… dễ làm cho trẻ giật mình tỉnh giấc.
– Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày nên sẽ rất khó ngủ khi về đêm.
– Trẻ bú ít, không đủ lượng sữa cần thiết nên nhanh đói. Do đó, trẻ thường ngủ không sâu giấc và hay thức dậy để bú mẹ.
– Trẻ đã quen được mẹ bế bồng hoặc đưa võng khi ngủ. Và nếu không được bế ẵm hoặc không được nằm nôi thì trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ và quấy khóc.
– Thuốc: một số loại thuốc điều trị cảm lạnh, dị ứng có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn về việc thay đổi thuốc và liều lượng sử dụng thuốc cho trẻ.
– Trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu khi bước vào giai đoạn mọc răng. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, trẻ sẽ ngủ ngắn hơn và ít hơn.
Và ta có các phương pháp giúp trẻ có thể ngủ dễ và sâu hơn:
Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ, chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời: “Vì sao trẻ sơ sinh hay khó ngủ và quấy khóc?”. Vậy, mẹ nên làm gì để trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn? Dưới đây là một biện pháp mẹ có thể tham khảo:
1. Tập thói quen ngủ ngoan:
– Nếu trẻ sơ sinh thức quá lâu sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ. Do đó, bạn nên nhận biết các dấu hiệu buồn ngủ của bé như: ngáp, kéo tai, mắt lim dim, chớp liên tục,… Khi bé có những dấu hiệu này, bạn nên đặt bé vào nôi hoặc giường và ru ngủ.
2. Tập cho trẻ cách phân biệt ngày đêm:
– Ngay từ khi trong bụng mẹ, nhiều trẻ đã có thói quen thức đêm. Đến khi sinh ra, thói quen này vẫn không thay đổi. Mặc dù đã quá khuya nhưng trẻ vẫn quấy khóc, không chịu ngủ khiến mẹ rất mệt mỏi.
– Để khắc phục tình trạng này, mẹ không nên để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày. Khi trẻ còn thức, mẹ nên chơi với trẻ càng nhiều càng tốt. Lúc cho trẻ bú cữ, mẹ cũng nên nói chuyện và hát cho bé nghe. Vào ban đêm, mẹ nên cho trẻ bú đủ trước khi ngủ để trẻ không thức giấc. Đồng thời, giữ yên tĩnh và điều chỉnh ánh sáng thích hợp để bé dễ ngủ hơn.
3. Tập cho bé tự ngủ:
– Khi bé buồn ngủ, bạn có thể bế bé và hát ru hoặc cho bé nghe nhạc. Đến lúc bé thiu thiu ngủ thì đặt bé xuống giường. Bạn sẽ tạo thói quen xấu nếu để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống, hoặc đưa võng, lắc nôi khi bé ngủ. Bởi vì lúc này, khi không được bế bồng hoặc đu đưa bé sẽ quấy khóc và không chịu ngủ.
– Ngoài ra, trước khi ngủ mẹ nên vệ sinh sạch sẽ, mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát cho bé. Cho trẻ cầm nắm đồ vật yêu thích sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Một không gian mát mẻ cùng với bản nhạc êm đềm có thể làm cho trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
4. Đặt trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ:
– Trẻ sơ sinh khỏe mạnh, sinh đủ tháng nên được đặt nằm ngửa, kể cả khi nghỉ trưa hay ngủ một giấc dài vào ban đêm. Cho trẻ nằm ngửa là tư thế được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS ở trẻ sơ sinh và có thể giúp giữ đường thở luôn mở.
5. Tắt các thiết bị ánh sáng trong phòng:
– Những trẻ từ 3-6 tháng tuổi đã bắt đầu có các phản ứng với ánh sáng, do đó ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, tivi hay máy tính có thể khiến trẻ khó ngủ.
6. Sử dụng thú nhồi bông:
– Sự mềm mại từ thú nhồi bông sẽ giúp con bạn cảm thấy an toàn, ấm áp và thoải mái khi ngủ.:
- Theo nghiên cứu các bé từ 10-18 tháng tuổi đều rất sợ tách mình ra khỏi bố mẹ khi phải ngủ riêng. Do vậy, ba mẹ hãy khuyến khích bé chơi, ôm gấu bông khi ngủ sẽ mang đến cảm giác an bình, an toàn và thoải mái cho bé
- Gấu bông sẽ là người bạn nhỏ luôn lắng nghe giúp các bé từ 12-18 tháng tuổi đang học nói luyện khả năng phát âm tốt hơn thông qua các cuộc trò chuyện.
7. Giảm căng thẳng trước khi đi ngủ:
– Nồng độ hormone cortisol cao trong cơ thể sẽ gây ra căng thẳng cho trẻ và khiến chúng khó đi vào giấc ngủ. Các bậc phụ huynh nên cố gắng giữ bình tĩnh và sự thoải mái cho con trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp làm giảm lượng cortisol dư thừa trong cơ thể của trẻ.
8. Massage cho trẻ trước khi ngủ:
– Bạn có thể massage cho trẻ sau khi vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ uống sữa và hát ru cho trẻ. Trẻ rất dễ cảm thấy buồn ngủ nếu được nghe hát ru. Thói quen của trẻ sẽ được hình thành nếu bạn lặp đi lặp lại hành động này mỗi ngày. Trẻ biết được rằng đã đến giờ đi ngủ khi cảm nhận được những việc bạn làm.
9. Cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời:
– Cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời sẽ giúp ngăn ngừa hormone melatonin (một loại hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ) tiết ra những lúc không cần thiết và khi cần nó sẽ tiết ra nhiều nhất. Bạn có thể cùng trẻ đi bộ vào mỗi buổi sáng, kể cả những ngày nhiều mây và không có nắng. Tuy nhiên, bạn không nên dùng đèn để thay thế ánh sáng mặt trời. Bạn nên tắt bớt đèn khoảng 2 tiếng trước khi trẻ ngủ. Điều này giúp trẻ phân biệt được ban ngày và ban đêm.
Trẻ không chịu ngủ sẽ khiến bạn và những người thân cảm thấy bị kiệt sức. Mỗi em bé có nhu cầu riêng đặc biệt đối với giấc ngủ. Rất khó để so sánh con bạn với những đứa bé khác và việc cho bé ngủ là một chủ đề chung khi các bố mẹ trò chuyện. Bạn cần ghi nhớ rằng tính cách, thể trạng và tuổi sẽ đóng vai trò lớn trong thói quen ngủ của bé.
Tỷ lệ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh ở Việt Nam ra sao?
- Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.
- Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.
- Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.