Ẩm thực miền Bắc có cách nêm nếm vị của thức ăn theo một cách riêng biệt khác, mang dấu ăn riêng biệt và khó nhầm lẫn. Tuy việc sử dụng các gia vị đều quan trọng như cách nấu của miền Trung hay miền Nam đã làm. Thức ăn miền Bắc mang trong mình hương vị thanh tao, nhẹ nhàng, không quá cay, hương vị không quá nồng tạo sự khó chịu,…
Được xem là rất hài hòa từ sự hòa trộn một cách khéo léo các thành phần nguyên liệu có vị vừa phải, thanh đạm, nhẹ nhàng nhưng lại có màu sắc rực rỡ, không đậm các vị cay, ngọt, béo vì cách chế biến và nêm gia vị của các món ăn này cũng rất tinh tế.
Việt Nam là một Đất nước hình chữ “S” xinh đẹp trải dài 3 với miền Bắc, Trung, Nam; cho nên nền ẩm thực có nét đặc trưng riêng của từng vùng. Nếu như ẩm thực miền Trung mang đậm nét bản sắc của một vùng đất đầy nắng gió, miền Nam là sự hòa trộn của nền ẩm thực khác nhau thì ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của nền văn hóa lâu đời.
Top các món ăn miền Bắc với nét đặc trưng khó có thể nhầm lẫn:
Sức hút của du lịch miền Bắc không chỉ đến từ những địa danh nổi tiếng mà còn có sự đóng góp của ẩm thực. Top các đặc sản miền Bắc sau đây là minh chứng rõ nhất cho điều đó. Bạn hãy cùng khám phá danh sách này qua bài viết sau đây nhé!
Ẩm thực miền Bắc đầu tiên là Phở Hà Nội – món ăn nổi tiếng Thế giới:
– Việt Nam được WRA xác lập kỉ lục là đất nước sở hữu nhiều món sợi hấp dẫn nhất thế giới. Nói đến món sợi đặc trưng của đất ắc là không thể không nhắc đến phở Hà Nội.
– Ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội và Nam Định. Phở có thành phần chính là bánh phở và nước dùng (hay còn gọi là nước lèo theo cách gọi của miền Nam).
- “Bánh phở” theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Để thưởng thức được tô phở ngon ngọt tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết của người chế biến, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
- Nước dùng cho nồi phở được ninh từ xương bò (xương lợn), sá sùng, kèm theo nhiều loại gia vị như: quế, hồi, gừng nướng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng tạo nên hương vị đặc trưng riêng.
- Thịt bò được dùng cho phở phải là loại thịt bắp, nạc, được làm tái hay chín hẳn.
Các thương hiệu phở gia truyền nổi tiếng:
– Được nhiều người biết đến có thể kể như: Phở Bát Đàn, Phở mặn Gầm Cầu, Phở Sướng, Phở Vui, Phở Nhớ, phở Thìn Bờ Hồ, phở Thìn Lò Đúc.
– Nhiều hàng phở treo biển “Phở gia truyền Nam Định”, đặc biệt với những người thuộc dòng họ Cồ cũng góp phần không nhỏ vào danh sách các hàng phở nổi tiếng ở Hà Nội như Phở Cụ Chiêu – Hàng Đồng, Phở Cồ Thưởng – Thái Thịnh, Phở Cồ Cử – Thụy Khuê.
– Không chỉ nức tiếng gần xa với hương vị đậm đà, phở Hà Nội còn có giá trị dinh dưỡng rất cao trong bát phở có chứa 18-20 loại thực phẩm gốc động vật và thực vật tự nhiên. Điều đặc biệt nhất ở phở là các nguyên liệu đó được sử dụng gần như ở trạng thái nguyên thủy và tự phối hợp với nhau hài hòa để tạo nên một hương vị đặc trưng rất lạ lẫm, ngon miệng, dễ tiêu hóa.
Bún chả Hà Nội:
– Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội, nên có thể coi đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng nước mắm pha có vị thanh nhẹ hơn.
– Có rất nhiều biến tấu từ món bún chả mà các thực khách có thể tham khảo như bún chả bọc lá chuối, bún chả kẹp que, bún chả ăn sáng, bún chả dấm sấu dấm me, …..
– Một số cái tên nổi tiếng với hương vị bún chả đặc trưng trong nền ẩm thực miền Bắc như bún chả Đắc Kim ở Hàng Mành, bún chả Bình Chung ở Bạch Mai, bún chả Sinh Từ, bún chả Duy Diễm ở Ngọc Khánh, bún chả Hương Liên ở Ngô Thì Nhậm, bún chả Ngọc Xuân ở Thụy Khuê, …..
Chả cá Lã Vọng – Hà Nội:
– Đây là món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó như trên.
– Được làm từ cá Lăng tươi rói được chăm sóc tỉ mỉ, tẩm ướp gia vị cầu kì đậm hương vị truyền thống. Cá lăng là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm, nếu không có cá lăng thì có thể dùng đến cá nheo, cá quả, nhưng cá nheo thì thịt bở hơn và cá quả thì nhiều xương dăm hơn nên không ngon bằng cá lăng.
– Khi ăn, gắp từng miếng cá ra bát, rưới nước mỡ đang sôi lên trên, ăn kèm bún, bánh đa nướng, lạc rang, thìa là, hành hoa, dọc hành chẻ nhỏ ngâm dấm, rau mùi, húng Láng và mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, một ít nước mỡ, đường, rượu trắng và ớt, đánh sủi bọt lên rồi thêm chút tinh dầu cà cuống.
- Món này có thể nhắm với rượu và hợp với tiết trời lạnh. Với trời nóng thì, để cho đỡ ngán, thực khách thường uống bia.
Cốm làng Vòng mang cả mùa Thu Hà Nội:
– Đây là một sản phẩm đặc trưng của làng Vòng ngày trước có tên là thôn Hậu, thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm; nay thuộc phường Dịch Vọng hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội
– Chúng có một truyền thuyết tương truyền rằng: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.
“Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn”
– Nhắc đến cốm Vòng là thứ cốm dẹt, màu xanh non làm từ nếp cái hoa vàng vừa qua kỳ đổ sữa. Nghề làm cốm cũng lắm công phu, lúa già hạt cốm không còn xanh, cứng và gãy nát. Lúa non quá, hạt cốm bết vào vỏ trấu, nhão mất ngon.
– Cốm được gói vào lá sen già ấp ủ hương sen tinh khiết hoặc lá khoai rát xanh non và buộc bằng những sợi rơm vàng. Cốm được xem như một món quà ăn chơi không dành cho người sống vội bởi lẽ để thưởng thức được vị tinh tế ngào ngạt của cốm ta phải bốc từng dúm nhỏ đựng trong lá sen, nhai cốm thật chậm rãi để cảm nhận vị ngọt thơm thoang thoảng của lúa nếp non và hương sen ngào ngạt.
Cá kho làng Vũ Đại Hà Nam – Ẩm thực miền Bắc bước ra từ trong truyện:
– Chắc hẳn bạn đã nghe đến làng Vũ Đại qua truyện ngắn Chí Phèo nổi tiếng của nhà văn Nam Cao rồi phải không? Cá kho làng Vũ Đại có nguồn gốc từ chính làng quê Vũ Đại đó đấy.
– Tuy cá kho thì ở đâu cũng có, bạn cũng có thể làm cá kho ở nhà một cách đơn giản nhưng cá kho làng Vũ Đại lại mang hương vị thơm ngon đặc biệt hoàn toàn khác biệt so với các nơi khác:
- Niêu đất: Niêu đất chuẩn phải lấy từ Nghệ An vì chất đất ở đây tốt có thể đảm bảo độ bền trong quá trình kho gần 20 tiếng, vung của niêu phải lấy từ Thanh Hóa vì loại vung ở đây được thiết kế theo kiểu vòm lên dễ hơn trong việc kho cá diễn ra.
- Củi lửa: Cá kho bằng củi nhãn, vì theo người dân ở làng, nồi đất kho bằng củi nhãn sẽ làm mất mùi đất nung và làm cho món cá có hương thơm hấp dẫn hơn và củi nhãn cho lửa rất đượm.
- Gia vị đồng quê: Phải chọn toàn bộ gia vị tự nhiên: gừng, giềng , chanh, nước cốt cua đồng, hành, tiêu (hoặc ớt), nước cốt xương sườn lợn ….
Các bước hình thành nên nồi cá kho đặc trưng:
– Trong quá trình kho, khi cạn nước, cần hòa nước dùng ( kẹo đắng ) vào nước cốt chanh, nước cốt của và một số gia vị cổ truyền khác có pha thêm chút nước để thường xuyên tra vào làm cá được ngập nước, phải cho nồi cá sôi sùng sục trong suốt 20 – 24 tiếng đồng hồ.
– Khi kho xong, cá cần phải săn chắc lại, mùi hương tỏa lên cần phải có mùi thơm kết hợp của gừng + hành + cá và các loại gia vị khác và không còn mùi tanh.
- Niêu đất sau khi rửa sạch phải lót ở bên dưới một lớp giềng lát để cá không bị cháy.
- Cá được chọn để kho phải là loại cá tươi, hiện tại có 2 loại cá người dân thường kho là cá trắm đen và cá rô đồng.
- Sau khi mổ cá, bỏ lại đầu và đuôi, cho cá luôn vào niêu đất sau đó phủ một lớp giềng + gừng + hành khô giã lên trên, cho mắm, muối, gia vị vào và bắt đầu kho.
Hãy thử một lần đến làng Vũ Đại, vùng quê Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam thưởng thức cá kho đặc sản Hà Nam này nha.
Bánh chưng Làng Đầm – gói gọn vị hương vị dân dã của ẩm thực miền Bắc bên trong:
– Chiếc bánh nức tiếng gần xa với vị dẻo thơm, đậm đà, ngon nhưng lại không quá ngấy. Có lẽ cũng chính vì thế, cứ mỗi độ Tết đến xuân về. Và ngay cả những dịp đặc biệt, làng Đầm – Hà Nam lại trở nên nô nức hơn cả. Bởi người dân gần xa ghé lại để chọn mua loại bánh này.
– Món bánh là sự hòa quyện hoàn hảo của gạo nếp mới, đỗ xanh, thịt lợn. Trải qua công đoạn gói, nấu đầy công phu, món đặc sản miền Bắc này gây ấn tượng đặc biệt với vị ngon đậm đà, dẻo thơm và không quá ngấy.
Ngôi làng truyền thống về làm bánh chưng:
– Làng Đầm, thuộc xã Liêm Tuyền, Hà Nam được biết đến là làng nghề truyền thống, lâu đời. Chuyên về làm bánh chưng từ bao thế hệ nay. Tại đây, từ bé đến lớn, hầu như bất kỳ ai trong làng đều có thể gói được 1 chiếc bánh chưng đúng chuẩn. Mà không mất quá nhiều thời gian. Với độ vang danh gần xa. Hiện nay, bánh chưng có thể được xem là niềm tự hào trong ẩm thức của làng Đầm nói riêng và của toàn tỉnh Hà Nam nói chung.
– Cầm trên tay chiếc bánh chưng chính gốc được làm từ người dân làng Đầm. Bạn sẽ phải ngạc nhiên bởi hình thức bánh được đặc biệt chú trọng. Bánh được gói gọn một cách chắc chắn, trông khá vuông vức, đều đặn. Điều đáng nói ở đây là những chiếc bánh vuông vức ấy được gói không cần qua khuôn mẫu sẵn có nào mà chỉ dùng tay.
Bún cá cay Hải Phòng:
– Là một trong những món ngon Việt Nam mang hương vị đồng quê. Khác với bún cá Hà Nội, Bún cá Hải Phòng có hương vị nước dùng và được ăn cùng miếng cá rô giòn rụm, chả cá thu dai dai, mềm ngọt đậm đà vị cá và phải ăn cùng rau dọc mùng giòn giòn. Bún cá Hải Phòng được ăn cùng với nước me nên có vị nước chua chua thơm thơm.
– Các hàng bún cá cay nổi tiếng ở Hải Phòng: Bún cá chợ Đôn, Bún cá cay Cổng Cảng, Bún cá cay cô Hường, Bún cá cay 66 Lê Lợi, Bún cá cay Lê Lai, Bún cá cay Thắng Tồ,….
Bún thang:
– Món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật ẩm thực Hà Nội. Người ta nói rằng các món ăn Hà Nội rất cầu kỳ, tinh tế, điều đó cũng đúng với món bún thang
– Cách làm bún thang là một quá trình cầu kỳ, từ phần chuẩn bị cho đến nấu. Ước tính phải cần đến 20 nguyên liệu mới đủ để làm bún thang:
- Rau răm, mùi tàu, trứng gà rán mỏng, lườn gà xé, giò lụa thái sợi rải đều trên nền bún trắng.
- Bún phải là loại bún sợi nhỏ.
- Trên rắc tôm bông và rải vài lát lạp xưởng.
- Nước dùng phải là loại nước trong, nóng chan vừa bát, gia vị đi kèm như giấm, ớt, tỏi, hạt tiêu hoặc thêm chút mắm tôm.
Một dị bản của bún thang là bún thang khô: nước dùng không chan cùng bát mà chỉ tráng qua bún cho nóng. Vẫn đầy đủ các vị kể trên song không húp như khi ăn bún nước.
Bánh đa cua Hải Phòng:
– Là món ngon nổi tiếng bậc nhất trong ẩm thực đất cảng và là một trong những ẩm thức miền Bắc trứ danh. Món ăn có khả năng thu hút được mọi thực khách bởi hương vị thơm ngon rất riêng được tạo nên từ nhiều loại nguyên liệu như: bánh đa đỏ, tôm, bề bề, chả cá, thịt cua, chả lá lốt,…
– Một bát bánh đa cua ngon, thường mang những màu sắc rất hấp dẫn của gạch cua đồng, màu nâu của bánh đa, màu xanh thậm của chả lá lốt, xanh tươi của hành lá hòa quyện với sắc đỏ của ớt và vàng rộm của hành phi.
– Bát bánh đa cua nóng hổi dai dai với vị ngọt của nước dùng cua và xương, vị dai của chả cá, thơm lừng của chả lá lốt sẽ hấp dẫn các thành viên trong gia đình bạn. Cùng làm bánh đa cua theo hương vị của người Hải Phòng để đổi món cho cả nhà bạn nhé!
Nem cua bể – đặc sản phố biển xứ cảng:
– Chúng là món ăn ngon mà bạn nhất định phải thử khi có dịp du lịch Hải Phòng. Đặc sản nổi tiếng này được làm từ thịt cua bể tươi cùng nhiều loại nguyên liệu như: thịt heo, cà rốt, giá, mộc nhĩ,… Các nguyên liệu được kết hợp hài hòa theo công thức chế biến độc đáo đã tạo nên hương vị tươi ngon hấp dẫn cho món ăn.
– Theo thời gian, món ăn ngon này đã được phổ biến rộng rãi ra nhiều tỉnh thành khác nhau, tạo nên những món nem cua bể được biến tấu trong nguyên liệu và gia vị, pha trộn nhiều hương vị đặc trưng văn hóa ẩm thực của từng địa phương.
– Và bạn đang phân vân nem cua bể ăn với rau gì, nem cua bể ăn kèm với gì thì ngon. Món này thường được ăn kèm với xà lách, giá đỗ, đinh lăng. Miếng nem nóng hổi được cắt đôi thơm lừng. Nem rán giòn rụm được cuốn cùng rau sống sẽ tạo ra hương vị béo ngậy và thanh mát lạ thường.
Ẩm thực miền Bắc với món chả mực Quảng Ninh:
– Đây là món ăn hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà còn hấp dẫn với cả du khách nước ngoài bởi vị dai, giòn và thơm của mực. Phải nếm thử chả mực của Hạ Long – Quảng Ninh bạn mới cảm nhận được đúng nhất hương vị tuyệt vời của món ăn này.
– Để có sản phẩm ngon, nguyên liệu để làm chả mực phải là mực mai, loại to, tươi sống. Nguồn nguyên liệu này được các cơ sở làm chả mực giã tay chọn mua rất kỹ lưỡng:
- Sau đó loại bỏ mai, râu đen, da, ruột và bầu mực… rồi rửa thật sạch và thấm khô.
- Mực được bỏ từng miếng một vào cối và giã bằng tay.
- Có miếng được giã hơi rối, vừa đủ để bắt dính.
- Sau khi hoàn thành khâu giã, chả mực được nặn thành từng miếng rồi rán vừa lửa và để khô.
– Miếng chả ngọt thơm, nồng nàn, dai mềm mà không bở, ngoài vàng giòn trong trắng mịn, đậm đà vị biển như tan trong miệng, đủ để những người sành ăn nhất cũng phải tấm tắc khen ngợi.
Gà đồi Tiên Yên – Quảng Ninh:
– Một trong những đặc sản trứ danh của vùng đất mỏ. Đây là giống gà được chăn thả tự nhiên ở các triền đồi, núi của huyện Tiên Yên với thịt ngọt chắc, da giòn vàng ươm cùng mùi vị thơm ngon khó cưỡng.
Lặn lội ở Quảng Ninh, bạn sẽ được nghe câu ngạn ngữ mang tính tổng kết :
“Lợn Móng Cái – Gái Đầm Hà – Gà Tiên Yên”.
– Chúng là giống gà đồi, suốt ngày leo dốc, tìm sâu nên da vàng, thịt thơm, nước ngọt. Gọi là gà đồi là bởi giống gà địa phương ở đây truyền đời được nuôi thả rong, hàng ngày chúng “cuốc bộ” lang thang trên các triền đồi để tự túc kiếm ăn từ các loại trùng, dế, kiến, mối. Chiều xuống, về vườn, lũ gà này lại có thói quen bay lên ngủ trên các cành cây.
– Người ta nói vì những cuộc “bộ hành” và “phi hành” triền miên ấy và nhờ những thứ thực phẩm thiên nhiên độc đáo ấy mà thịt gà Tiên Yên ngọt thơm một cách đặc biệt, săn chắc mà vẫn giòn, không dai; béo mà không ngậy. Người các nơi còn gọi giống gà này là “gà râu”, vì dưới mỏ con gà mái lại có túm lông dài.
Thịt gà Tiên Yên biến tấu với nét riêng làm nên nền ẩm thực miền Bắc:
– Chúng có thể chế biến đủ các món, vẫn không “khuất” cái nét ngon riêng, nhưng món ngon nhất vẫn là chế biến theo cách đơn giản nhất: luộc.
- Nhìn con gà Tiên Yên sau khi luộc, bạn khó tin là nó chỉ được luộc một cách thông thường, vì da nó vàng ươm như có thoa nghệ và bóng nhẫy như vừa nhúng mỡ.
- Da gà Tiên Yên không chỉ vàng mọng mà còn rất dày. Thoạt trông, bạn có thể ngậy vì chất béo, nhưng khi cắn một miếng, bạn mới thấy nó thật giòn và ngọt.
– Ăn thịt gà ở Tiên Yên, không thể thiếu món ăn kèm là bánh gật gù. Bánh gật gù là bánh tráng tươi cuốn thành từng cuộn cỡ ngón chân cái. Bánh được tráng bằng bột gạo. Bí quyết để bánh dai và giòn là:
- Khi xay bột người ta trộn vào gạo ít cơm nguội và khi tráng phải có độ dày vừa phải không mỏng như bánh cuốn, nhưng cũng không dày như bánh đa.
- Tấm bánh trong, mềm, dẻo mà không dính.
- Dù ăn kèm thịt gà, nhưng bánh gật gù vẫn có loại nước chấm riêng được làm từ mỡ gà rán hoà với nước mắm cốt, hành khô, tỏi, ớt…
Nhưng, cho đến bây giờ, muốn ăn gà Tiên Yên, chỉ một cách là bạn phải đến Tiên Yên.
Sá sùng khô – món quà quý đảo Quan Lạn:
– Ngoài cái tên sá sùng, còn có tên gọi khác là địa sâm, có thể được dùng để làm thuốc, chế biến thức ăn. Đây là loại hải sản biến có giá trị dinh dưỡng cao và khá đắt đỏ được nhiều du khách chọn mua đi đến đảo Quan Lạn – Quảng Ninh.
- Sá sùng có tính mát, vị mặn và có thể chế biến thành nhiều món thơm ngon, bổ dưỡng cho cơ thể như: nấu phở, nấu cháo, xào tỏi, nướng, rang, ngâm rượu,…
– Sở dĩ bọn chúng có giá cao hơn sá sùng tươi bởi quá trình chế biến sá sùng tốn rất nhiều thời gian, chúng cần phải loại bỏ phần đất cát trong ruột, sơ chế sạch sẽ nhằm đánh bay mùi tanh khó chịu. Đặc biệt, sá sùng khô vẫn đảm bảo giữ nguyên dinh dưỡng trọn vẹn mà lại bảo quản và ăn được lâu hơn.
Một số tác dụng nổi bật của sá sùng khô với sức khỏe có thể kể đến như:
- Chữa chứng còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
- Trị hen suyễn, ho đờm hiệu quả
- Trị các chứng mồ hôi trộm, sốt về chiều hay triều nhiệt
- Giảm đau răng, sưng lợi
- Chữa yếu sinh lý, liệt dương
- Bổ máu, bổ thận, tăng cường lưu thông khí huyết
Trâu gác bếp Tây Bắc là đặc sản trong danh sách ẩm thực miền Bắc:
– Được chế biến từ loại thịt bắp tươi ngon, tẩm ướp gia vị đậm đà. Sau đó, thịt được mang đi hun khói từ loại củi được lấy từ các hang đá để thu được thành phẩm có mùi vị thơm ngon đặc trưng. Để thưởng thức, món ngon đặc sản miền Bắc này thường được nướng hoặc hấp cách thủy.
– Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người dân tộc Thái Đen và đất nước Thái Lan, thịt trâu gác bếp thường được dùng để thiết đãi khách quý.
– Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Ta thường gọi là Tây Bắc Bộ, gồm 6 tỉnh thành trực thuộc: Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Trâu gác bếp Tây Bắc tức là đặc sản thịt trâu khô của bà con dân tộc thiểu số từ một trong 6 tỉnh thành này, đều ngon cả.
Món thịt được chế biến như thế nào?
– Món thịt này được chế biến từ bắp thịt không có gân và bỏ các thịt thừa bèo nhèo từ trâu, bò hoặc heo nuôi thả rông trên các vùng núi Tây Bắc. Thịt được lóc và thái dọc theo thớ thịt 20cm và dày 5cm thành các miếng hình con chì.
– Chúng sẽ được tẩm gia vị từ ớt, gừng và mắc khén – hạt tiêu rừng thơm đặc trưng của người dân tộc vùng núi Tây Bắc, rồi hun khói bằng khói toả ra từ các bếp than, củi. Sau khi thành phẩm, thịt trâu gác bếp sẽ có mùi khói thơm nhẹ nhưng không gây khó chịu.
– Qua các kinh nghiệm truyền lại lâu đời, chúng được chế biến tự nhiên và theo các kỹ thuật gia truyền, không có chất bảo quản nhưng rất thơm ngon và có thể dự trữ ăn dần được khoảng 1 tháng.
Cách ăn thịt trâu gác bếp:
– Bạn có thể ăn thịt trâu gác bếp đơn giản bằng cách rã đông rồi cho thịt vào lò vi sóng quay nóng 2 phút ở 600W, hoặc hấp cách thuỷ trong 5 phút, hay đem thịt trâu gác bếp cho vào lò nướng 10 phút ở nhiệt độ 220 độ C.
Bằng với các cách trên, bạn sẽ có cho mình món thịt trâu gác bếp thơm ngon chuẩn vị vùng núi Tây Bắc.
Bánh tẻ:
– Là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bánh lá làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc (hấp) chín. Nhân bánh gồm thịt lợn vai, mộc nhĩ (hoặc nhân đỗ cho người không ăn được bánh nhân thịt lợn). Bánh được làm từ gạo tám thơm thì sẽ thơm, mềm, dẻo chắc bánh hơn.
– Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, nhưng đều mang được hương vị riêng mà chỉ có ở miền Bắc. Bánh tẻ chấm với nước mắm rắc hạt tiêu xay với chanh, tỏi, ớt hoặc chấm với tương ớt. Ở một số nơi thực khách còn dùng thêm món chả gà và một ít dầu cà cuống cho vào nước mắm để tăng thêm hương vị của món bánh.
– Ngày trước, chỉ vào dịp ngày rằm, ngày giỗ và Tết Nguyên đán người ta mới làm bánh tẻ để cúng. Ngày nay, có vùng làm bánh tẻ bán quanh năm. Cũng có vùng chỉ làm nếu được người ta đến đặt làm.
Bánh đậu xanh Hải Dương:
– Tạm biệt với các món ăn ẩm thực của đất kinh kỳ để cùng khám phá một món ăn chơi vô cùng hấp dẫn của tỉnh Hải dương. Bánh đậu xanh là loại bánh đặc sản của Hải Dương mà rất nhiều người, kể cả người nước ngoài đã phải lòng ngay khi nếm thử.
– Bánh ngon làm bằng bột ướt, có trộn mỡ, đường vừa phải để tạo độ ngọt thanh và phải béo ngậy, thơm mùi đậu xanh. Nguyên liệu để chế biến bánh gồm: Đậu xanh, đường tinh luyện, dầu thực vật, vani. Tất cả đều phải được chọn lọc và được chế biến tinh khiết. Bốn nguyên liệu trên pha trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định, vượt tỉ lệ đó bánh sẽ kém chất lượng.
– Bánh đậu xanh Hải Dương nổi tiếng khắp đất nước bởi khi ăn bánh có vị ngọt thanh, vừa bỏ vào miệng là tan biến ngay nhưng người ăn vẫn kịp thưởng thức thưởng thức được vị ngọt, chút béo và hương thơm thoang thoảng mùi hương hoa bưởi và mùi đậu xanh, khiến người ăn bất giác mà tiếp tục mở những miếng bánh khác ra thưởng thức.
Bánh phu thê Đình Bảng – Bắc Ninh:
– Bánh phu thê là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam. Bánh phu thê mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng, và thường hay có mặt trong tiệc cưới như một lời nhắn nhủ đến các đôi vợ chồng trẻ. Đình Bảng là nơi gắn bó với phát tích của triều Lý và là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này.
– Để làm bánh, người ta phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon.
- Gạo đem vo sạch, để ráo nước và dùng cối giã chứ không được xay bằng máy. Sau đó, lọc lấy tinh bột gạo. Một cân gạo nếp cái hoa vàng thường chỉ lấy được 4 lạng tinh bột.
- Bột lọc đó lại đem xay cho thật nhuyễn rồi phơi hoặc sấy khô để qua 15 ngày mới đem ra làm bánh, nếu làm ngay thì bánh sẽ nát.
- Nhân bánh là đỗ xanh ngâm kỹ đãi sạch vỏ. Đem hấp chín, nghiền mịn, thắng với đường và trộn lẫn vài sợi dừa đã được nạo nhỏ.
- Khi ăn, bánh thường được cắt làm bốn nên trong nhân bánh 4 hạt sen được đặt ở 4 góc.
– Được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh phu thê không khoe mùi tỏa hương như bánh rán, bánh khúc. Chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa sứ người ta mới thật sự ngỡ ngàng.
Nhắc đến ẩm thực miền Bắc không thể bỏ qua đặc sản nem mắm Giao Thủy:
Thứ nem khiến người ta mê mẩn đến “quên cả lời em dặn dò”.
– Nem nắm Giao Thủy cầu kỳ ở khâu chế biến, được làm bằng thịt lợn nhưng đó phải là thịt nạc mông ngon, cùng mùi thơm chủ đạo của nem là thính. Thính được làm từ gạo tám thơm Hải Hậu bằng cách ngâm qua đêm, để ráo nước rồi đem rang đến khi gạo có màu vàng ngà rồi đem giã mịn.
– Món nem này làm mồi rượu vừa ăn, vừa uống không thấy chán. Nem được ăn ngay sau khi chế biến mà không để chua như một số loại nem khác, thường được cuộn vào lá sung và lá đinh năng. Nem có thể được chấm với nước mắm chắt mặn,nước mắm tỏi ớt hoặc chấm tương ớt và có thể ăn kèm với rau sống khác.
– Nếu ai đã từng thưởng thức qua món nem nắm Giao Thủy – đặc sản huyện biển Giao Thủy, Nam Định chắc chắn sẽ không quên được hương vị đậm đà của nước mứm, bùi của thính, vị ngọt của thịt, vị cay của tỏi hòa quyện với vị chát của lá đinh lăng, lá sung. Tất cả tạo nên món nem nắm Giao Thủy không nơi nào sánh được.
Bánh cáy Làng Nguyễn – Thái Bình:
– Bánh cáy là đặc sản của làng Nguyễn, xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng, Thái Bình. Chúng có nhiều màu sắc tự gạo nếp ngon, rang lên thành bỏng rồi giã thành bột, vê tròn thành quả.
- Quả được tẩm gấc thành con cái đỏ, tẩm dành dành thành con cái vàng rồi đem rán mỡ giòn tan cộng với mạch nha, mứt dừa, lạc rang thơm tróc vỏ.
- Nồi mạch nha được nhào trộn cho những nguyên liệu trên cùng với hạt bỏng trắng tinh đun nhỏ lửa đến độ dẻo cần thiết, bánh mềm, đem lèn chặt trong những chiếc khuôn bằng gỗ hình chữ nhật được lót thêm vừng, lạc, mứt dừa.
- Khi bánh nguội, dóc khuôn lấy ra cắt thành những thanh nhỏ, đóng hộp.
– Thành phẩm đạt chất lượng phải đảm bảo độ ngọt vừa phải, thơm mùi lạc, vừng rang, ngậy vị của mứt bí, độ béo của xôi, dừa và vị cay cay của gừng… Khi cắn miếng bánh, thực khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện hương vị dẻo thơm, ngậy, bùi của những nguyên liệu từ ruộng đồng thông quê. Ẩn sau mỗi miếng bánh là cả quá trình làm tỉ mẩn, chất chứa tấm quê chân tình của người dân làng Nguyễn.
Trong nền ẩm thực miền Bắc có đặc sản măng sặt Nghĩa Lộ – Yên Bái?
– Măng sặt có nhiều ở các địa phương, nhưng không phải nơi nào măng cũng ngon, có lẽ Yên Bái là mảnh đất có thổ nhưỡng và khí hậu hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây măng. Chẳng thế mà măng sặt Yên Bái đã trở thành món ăn được nhiều thực khách sành ăn bình chọn là món ngon và hấp dẫn nhất.
- Măng sặt được mùa nhất vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 dương lịch, măng sặt chỉ to cỡ chuỗi liềm, trắng nõn, mềm và ngọt, rất dễ chế biến, ăn không biết chán.
– Qua tay nhà sành ăn, chúng có thể chế biến thành các món ăn như: măng ninh xương, măng xào, măng luộc, măng nướng, măng dán, măng cay,…Gần đây, một số nhà hàng miền xuôi biết tiếng măng sặt Nghĩa Lộ cũng cho xe lên gom măng sặt chở về xuôi, chế biến thành nhiều món ăn ngon làm hài lòng thực khách.
Bún đậu mắm tôm:
– Bún đậu mắm tôm là món ăn dân dã và còn là đặc sản miền Bắc, cực kỳ ngon nhưng lại rất kén người ăn. Tuy nguyên liệu khá đơn giản, chỉ có bún tươi, đậu phụ rán, chả cốm, rau thơm nhưng ngon nhất là ăn bún đậu mắm tôm kèm nước chấm “mắm tôm” thần thánh không phải ai cũng ngửi và ăn được.
– Đây là món thường được dùng như bữa ăn nhẹ, ăn chơi. Thành phần chính gồm có bún tươi, đậu hũ chiên vàng, chả cốm, nem chua, mắm tôm pha chanh, ớt và ăn kèm với các loại rau thơm như tía tô, kinh giới, rau húng, xà lách, cà pháo…
Phở cuốn:
– Nếu miền Nam có đặc sản gỏi cuốn thì Phở cuốn đặc sản trong ẩm thực miền Bắc cũng nổi tiếng như vậy. Cũng là các nguyên liệu của món phở nhưng phở cuốn đã được thay đổi mới lạ với mỗi hàng quán khác nhau.
- Bánh phở được tráng mỏng, khổ vuông, được cuộn lẫn thịt bò chín với rau thơm và trứng. Một số nơi còn sử dụng xà lách và rau mùi.
- Nước chấm ăn kèm với phở cuốn có vị tương tự như nước mắm của bún chả (Hà Nội) nhưng ít ngọt hơn và mặn dịu. Nếu đúng vị thì phở cuốn thường ăn kèm tương ớt Hà Nội chua cay và không có vị ngọt.
– Ngoài ra, do thịt bò chín hơi khô và ngấy nên có lúc nó được thay đổi bằng thịt bò tái, vị mềm và béo, không ngấy. Qua nhiều công thức, giai đoạn tẩm ướp để hoàn thiện thành một món ăn đặc sắc, phù hợp khẩu vị, phở cuốn đã gây sức hút với thực khách bốn phương.
Bên trên là top các món mang trong mình nền ẩm thực miền Bắc với vị đặc trưng riêng biệt. Nhiều người cho rằng món ăn miền Bắc mang vị cổ xưa với nền văn hóa lâu đời, biểu thị được cách thức chế biến tài hoa, sự trang trí cầu kỳ và trình độ thưởng thức tinh tế.
Theo các nguồn tin tổng hợp.