Dinh dưỡng cho mẹ và bé dù ở giai đoạn mới mang thai, giữ chu kỳ hay sắp sanh cũng đều rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến cả mẹ và bé, vì đây là khoảng thời gian mà người mẹ phải nuôi dưỡng thêm một sinh linh bé nhỏ trong bụng. Nhu cầu nạp dinh dưỡng càng tăng cao. Mẹ bầu không phải cần ăn nhiều mà còn phải ăn sao cho đủ chất, đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Đây là kiến thức vô cùng quan trọng mà bất cứ chị em nào cũng đều phải tìm hiểu kỹ trước khi mang thai. Chuẩn bị kiến thức thật tốt để hành trình mang thai và sinh con không gặp bỡ ngỡ, đặc biệt là có một thai kỳ khỏe mạnh và hiểu biết về cách thức chăm sóc bé yêu sau khi ra đời.
Những dưỡng chất không thể thiếu của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai:
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần cung cấp rất nhiều chất bổ bổ sung cho cơ thể. Trong đó, quan trọng nhất là không thể để thiếu những chất sau:
Các loại vitamin khác nhau:
- Vitamin có vai trò quan trọng đối với mọi chức năng trong cơ thể. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thường thiếu hụt các vitamin cần thiết vì phải nuôi dưỡng thêm em bé. Do đó, mẹ bầu không nên bỏ qua việc bổ sung vitamin từ thực phẩm chức năng và các thực phẩm tự nhiên khác.
Acid folic:
- Đây cũng là một chất thuộc vitamin nhóm B nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Đặc biệt phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Mẹ bầu cần phải nạp vào cơ thể ít nhất 600 microgram acid folic mỗi ngày. Được tính từ vitamin tổng hợp từ các thực phẩm mà mẹ bầu sử dụng hàng ngày.
Chất sắt:
- Các chị em khi mang thai sẽ cần đến lượng sắt cung cấp cho cơ thể gấp đôi người bình thường. Đây chính là thành phần quan trọng để tạo máu, nuôi dưỡng cơ thể và cả thai nhi.
- Về định lượng bổ sung sắt cho mẹ bầu, chị em cần bổ sung thêm 27 mg từ viên sắt uống theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự uống sẽ gây ra các hệ lụy đáng tiếc.
- Cùng với đó, cần tăng cường thêm các thực phẩm giàu sắt tự nhiên như thịt đỏ, các loại rau có màu đỏ và các loại hoa quả giàu vitamin khác.
Canxi:
- Là thành phần không thể thiếu tham gia vào quá trình cấu tạo xương và răng cho em bé, chống loãng xương cho mẹ bầu. Phụ nữ mang thai cần đến 1000 mg canxi mỗi ngày. Do đó, việc bổ sung canxi cho bà bầu là rất cần thiết.
- Mẹ có thể bổ sung qua thực phẩm ăn uống hàng ngày kết hợp với viên uống canxi mới đủ đáp ứng liều lượng cho cơ thể.
Ngoài ra còn một số chất cần thiết khác mà mẹ bầu nên bổ sung như vitamin D, Omega-3… Tất cả đều đóng vai trò quan trọng, là các chất mẹ bầu cần bổ sung trong thời kỳ mang thai, giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng.
Khi mang thai, việc ăn uống của phụ nữ thay đổi rất nhiều:
– Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn mang thai. Điều này là do các chất dinh dưỡng từ thực phẩm người mẹ ăn góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của em bé trong bụng.
– Một trong những thay đổi thường thấy khi mang thai là thay đổi cảm giác ăn uống. Phụ nữ mang thai có thể có cảm giác thèm ăn hoặc không muốn ăn. Nguyên nhân có thể do thay đổi nội tiết tố, tăng nhu cầu dinh dưỡng hoặc thay đổi cảm giác.
– Ngoài cảm giác thèm ăn, trong giai đoạn mang thai, người mẹ thường mệt mỏi. Vì vậy, để đảm bảo dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên chuẩn bị đầy đủ thực phẩm để chế biến các món ăn nhẹ dễ làm và tốt cho sức khỏe.
Phụ nữ mang thai nên ăn gì để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé?
Sữa chua:
- Là món ăn nhẹ rất tốt được khuyến khích cho phụ nữ mang thai vì đây là nguồn cung cấp protein và canxi dồi dào đáp ứng nhu cầu protein và canxi gia tăng trong thai kỳ. Sữa chua cũng chứa nhiều men vi sinh thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Nên kết hợp sữa chua với các loại quả mọng tươi để có một bữa ăn nhẹ bổ dưỡng, giàu chất chống oxy hóa. Hoặc sử dụng sữa chua kiểu Hy Lạp với trái cây như: dâu tây, việt quất, chuối… để cung cấp protein, canxi, magiê và các loại vitamin tốt cho sự phát triển của em bé.
Các loại hạt:
- Hạnh nhân và các loại hạt cũng giàu protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất giúp thỏa mãn cơn thèm ăn. Chúng là những món ăn nhẹ rất tiện lợi, không cần phải chế biến, dễ mang theo khi di chuyển.
- Tuy nhiên, lượng ăn cũng cần được kiểm soát ở mức cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Sinh tố:
- Uống sinh tố khi mang thai có thể tối đa hóa dinh dưỡng và ngăn ngừa, giảm cơn ốm nghén. Vitamin B, đặc biệt là vitamin B6 có thể giúp giảm buồn nôn trong thời kỳ đầu mang thai. Sinh tố cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của em bé.
- Phụ nữ mang thai nên uống sinh tố từ các loại rau và trái cây tươi như: rau bina, quả óc chó, xoài, chuối, dứa, dưa hấu, bơ…
Các loại trứng:
- Trứng là thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả người mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, lòng đỏ trứng là một nguồn cung cấp choline tuyệt vời cần thiết cho sự phát triển trí não của em bé.
Phô mai:
- Với gần 11g protein trong mỗi khẩu phần, phô mai tươi là một món ăn nhẹ bổ dưỡng cho thai kỳ. Nó cũng là một nguồn cung cấp canxi dồi dào giúp cho răng và xương chắc khỏe. Nên kết hợp phô mai với quả mọng tươi để tăng hương vị và chất dinh dưỡng.
Chuối là thực phẩm có trong dinh dưỡng cho mẹ và bé:
- Chuối là một trong những món ăn nhẹ tuyệt vời và tiện lợi nhất cho phụ nữ mang thai. Chuối chứa nhiều carbohydrate có thể giúp bạn duy trì năng lượng, ngăn ngừa sự mệt mỏi trong thai kỳ. Đồng thời chuối cũng rất giàu kali, vitamin B6 và chất xơ tốt cho sức khoẻ.
Dưa hấu:
- Dưa hấu tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin A, C, B5, kali, lycopene… Ngoài ra, hàm lượng nước và đường tự nhiên của nó cũng có thể giúp giảm cảm giác ốm nghén ở phụ nữ mang thai.
- Tuy nhiên, trong dưa hấu có tính hàn cao nên hạn chế ăn chúng.
Và có một số loại thực phẩm cần tránh:
Có một số loại thực phẩm cần tránh khi mang thai vì do chúng có nguy cơ cao chứa vi khuẩn có thể gây bệnh như listeria, salmonella, Ecoli… bao gồm:
- Thịt sống hoặc chưa nấu chín.
- Thịt nguội.
- Cá có chứa thuỷ ngân (cá mập, cá kiếm, cá thu…).
- Hải sản hun khói (thường thấy trong đồ nguội).
- Hàu sống.
- Trứng sống.
- Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và muối.
- Sữa chưa tiệt trùng.
- Rượu, đồ uống nhiều caffeine…
Cách ăn uống giúp kiểm soát buồn nôn khi mang thai:
– Ăn các bữa nhỏ.
– Tránh xa các loại thực phẩm gây kích thích.
– Tránh thức ăn cay.
– Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B6.
– Ăn nhẹ với bánh quy mặn.
– Ăn đồ ăn thức uống có chút ít gừng (món ăn có gừng, trà gừng).
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé trong quá trình mang thai:
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần chế độ dinh dưỡng gì?
– Rất nhiều mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ bị ốm nghén, thường bị nôn mửa, không có cảm giác thèm ăn, sợ mùi thức ăn, thậm chí là sút cân. Nhưng dù vậy, các các mẹ bầu cũng nên lưu ý, dù không ăn được và không muốn ăn nhưng cũng cần cung cấp đủ chất cho cơ thể, là một trong những cách giữ thai 3 tháng đầu an toàn nhất. Vì đây là giai đoạn đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi. Em bé cần có đủ chất dinh dưỡng để hình thành và phát triển sau này.
Ngay từ trước khi mang thai, mẹ bầu đã cần nên uống bổ sung:
- Trong 3 tháng đầu cần tiếp tục tăng cường bổ sung những chất với liều lượng đầy đủ như viên sắt, canxi, axit folic, vitamin D…
- Đồng thời ăn tăng thêm các thực phẩm bổ dưỡng, nhất là các thực phẩm tươi sạch, rau xanh, thịt đỏ, trứng gà… Đồng thời lên kế hoạch nghỉ ngơi thư giãn để giữ sức khỏe khỏe mạnh.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ:
– Đến giai đoạn này, mẹ bầu đã hết nôn nghén. Việc thực hiện hiện chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé giai đoạn này sẽ đơn giản và dễ dàng làm theo ý muốn.
- Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa, ngoài bổ sung các vi chất cần thiết như trên đã nói thì mẹ bầu cần tăng cường các thực phẩm từ bên ngoài.
- Và mẹ bầu sẽ cần nạp vào cơ thể khoảng 1500 – 2000 kcal/ngày. Do vậy, các chị em nên cân nhắc và lên thực đơn phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể nuôi em bé.
– Không nên giữ quan niệm mang thai là phải ăn nhiều cho 2 người, 3 người. Bởi nếu tăng cân quá mức, mẹ bầu rất dễ bị thừa cân, tiểu đường, cao huyết áp. Đặc biệt là tình trạng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé để 3 cuối tháng thai kỳ khỏe mạnh:
– Đây là giai đoạn cuối thai kỳ để em bé có những phát triển vượt bậc cả về cân nặng lẫn việc hoàn thiện các cơ quan và chức năng trong cơ thể. Mẹ bầu lúc này cần hơn 2000 calo mỗi ngày. Với lượng nhu cầu như vậy, trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối mẹ bầu nên tăng khẩu phần lên một chút để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất nuôi em bé trong bụng.
Giai đoạn này, mẹ bầu cần:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Đồng thời, bổ sung thêm các thực phẩm dễ tiêu như rau xanh, khoai lang.
- Chúng sẽ giúp mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón khi mang thai, đầy hơi do thai nhi lớn gây áp lực lên vùng xương chậu. Ở những tháng cuối, mẹ bầu thường có nhu cầu ăn rất nhiều, thèm ăn.
– Dinh dưỡng cho mẹ và bé giai đoạn này cần nhiều hơn. Nhưng các mẹ bầu nhớ lưu ý về việc kiểm soát lượng dinh dưỡng mỗi ngày nhé.
- Không nên ăn quá nhiều và ăn những thứ dầu mỡ, khó tiêu hóa, tránh tăng cân mất kiểm soát.
- Nên bớt lượng cơm, thay vào đó là ăn nhiều bữa nhỏ, tăng thịt nạc, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả.
Như vậy mẹ bầu vừa nhẹ bụng, không sợ tăng cân mà vừa giúp mẹ “ăn chủ yếu vào con chứ ít vào mẹ hơn”.
Dinh dưỡng cho mẹ và bé trong thời kỳ cho bú:
– Nếu như giai đoạn mang thai mẹ bầu sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi mà kiểm soát việc ăn uống thì giai đoạn sau sinh là thời kỳ mà các mẹ bỉm sữa “ăn uống thả phanh”. Hầu hết tâm lý của mẹ bỉm lúc này là ăn để có sữa tốt, đủ chất cho con bú. Vì vậy mà gia đình và bản thân mẹ thường không tiếc công tẩm bổ. Như vậy có thực sự tốt không?
Vì sao cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ sau sinh?
– Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, sau đó cho trẻ ăn bổ sung từ khi được tròn 6 tháng, kết hợp với bú sữa mẹ tới khi trẻ được 24 tháng tuổi.
– Trong giai đoạn sau sinh – nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng tốt giúp bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Vì vậy, bà mẹ sau sinh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với vận động, nghỉ ngơi khoa học và có tâm lý thoải mái.
Dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng đến bé:
– Theo nhiều nghiên cứu đã khẳng định, dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng nhất định tới lượng sữa và thành phần vi chất có trong sữa mẹ. Cụ thể:
- Nếu chế độ ăn uống của người mẹ thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin A, D và B1 thì sữa mẹ cũng sẽ thiếu các vitamin này và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu đời, lượng kháng thể của trẻ nhỏ được cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ. Vì vậy, việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho người mẹ sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật tốt nhất cho bé.
- Những trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất, có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng và khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây.
Nhu cầu dinh dưỡng sau sinh của bà mẹ đang nuôi con bú:
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của người mẹ đang nuôi con bú khá cao, thậm chí cao hơn so với thời kỳ đang mang thai vì bà mẹ mất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng qua việc mất máu khi chuyển dạ, sản xuất sữa non và sữa nuôi con ngay sau khi sinh.
Nhu cầu năng lượng:
– Nhu cầu năng lượng của bà mẹ đang cho con bú sẽ cao hơn khoảng 500 kcal/ngày so với phụ nữ khi chưa mang thai. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng của bà mẹ trong thời kỳ cho con bú còn phụ thuộc vào tình trạng hoạt động thể lực và mức tăng cân trong giai đoạn mang thai. Cụ thể là:
- Phụ nữ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng tốt, tăng 10 – 12kg: Cần đảm bảo nhu cầu năng lượng đạt 2.260 kcal/ngày đối với người lao động nhẹ, 2.550 kcal/ngày đối với người lao động trung bình;
- Phụ nữ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng không tốt, tăng dưới 10kg: Cần đa dạng thực phẩm và ăn nhiều hơn để đảm bảo nhu cầu năng lượng khi nuôi con bú.
– Sau sinh, cơ thể sản phụ sẽ có rất nhiều sự thay đổi, việc thực hiện tốt các kiêng cữ sau sinh và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình hồi phục sức khỏe.
Nhu cầu về các chất dinh dưỡng:
– Chất đạm:
- Trong 6 tháng đầu sau sinh, tổng lượng đạm cần cung cấp cho phụ nữ đang cho con bú là 79g/ngày.
- Trong 6 tháng tiếp theo, tổng lượng chất đạm cần cung cấp là 73g/ngày.
- Về tỷ trọng, lượng đạm động vật nên chiếm trên 30% tổng protein tiêu thụ. Các bà mẹ sau sinh nên chọn thực phẩm có hàm lượng đạm cao như cá, thịt, trứng, sữa, đậu đỗ,…;
– Chất béo:
- Lượng chất béo cần cung cấp cho bà mẹ đang nuôi con bú nên chiếm 20 – 30% năng lượng khẩu phần.
- Các chất béo như EPD, DHA, n3, n6,… có nhiều trong dầu cá, một số loại cá mỡ, một số loại dầu thực vật,… được khuyến khích sử dụng vì chúng rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thị lực của bé;
– Trong dinh dưỡng cho mẹ và bé, vitamin và khoáng chất có quan trọng không?
- Bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách trong thời gian mang thai giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đồng thời mẹ tránh được một số nguy cơ gây bệnh.
- Cần bổ sung đầy đủ cho người mẹ đang nuôi con bú. Theo đó, bà mẹ sau sinh nên ăn trên 400g trái cây, rau củ mỗi ngày và ăn đủ chất xơ để tránh táo bón;
– Nước:
- Để sản xuất đủ sữa cho nhu cầu của bé, bà mẹ đang cho con bú nên uống khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày.
Hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé hợp lý:
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh và nuôi con bú tăng cao nên khẩu phần ăn cả ngày nên được chia thành nhiều bữa: 3 – 6 bữa/ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
Đa dạng các nhóm thực phẩm:
Bữa ăn của bà mẹ đang nuôi con bú nên đa dạng các loại thực phẩm với đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là: Đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Một chế độ ăn cân bằng, phối hợp nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác nhau gồm:
- Tinh bột: Cơm, mì, phở, bánh mì, khoai tây,…;
- Chế phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, phô mai,…;
- Chất béo: Dầu cá, các loại cá vùng biển lạnh, các loại hạt;
- Protein: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu, mè, ngũ cốc,…;
- Vitamin và khoáng chất: Có trong các loại rau củ và trái cây;
- Nước: Nên uống 12 – 15 cốc nước mỗi ngày.
Hằng ngày, bà mẹ đang nuôi con bú cần lượng thực phẩm gồm: 450 – 500g ngũ cốc, 50 – 100g đậu và chế phẩm từ đậu, 80 – 100g cá và thịt, 40 – 50g trứng, 300 – 400g rau, 100 – 200g hoa quả, 20g dầu mỡ.
Các loại thực phẩm dinh dưỡng cho mẹ và bé nên bổ sung:
– Cá hồi:
- Chúng được xem là thực phẩm giàu dưỡng chất cho các bà mẹ mới sinh. Cá hồi có nhiều DHA, giúp cải thiện tâm trạng của người mẹ và rất quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của bé.
- Theo khuyến nghị, mỗi tuần phụ nữ sau sinh nên ăn khoảng 336g cá hồi;
– Chế phẩm từ sữa ít béo:
- Sữa chua, sữa tươi, phô mai,… cung cấp một lượng lớn vitamin D giúp xương của mẹ và bé chắc khỏe. Ngoài ra, sữa còn giàu protein, vitamin B và canxi.
- Mỗi ngày, người mẹ nên uống khoảng 700ml sữa;
– Thịt bò:
- Giàu chất sắt, protein và vitamin B12, cung cấp đủ năng lượng cho người mẹ. Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn thịt bò nạc để hạn chế nạp chất béo vào cơ thể;
– Rau củ:
- Các loại rau xanh như cải bó xôi, súp lơ xanh rất giàu vitamin A, rất tốt cho sức khỏe cũng như dinh dưỡng cho mẹ và bé.
- Ngoài ra, rau củ, đặc biệt là các loại đậu còn là nguồn vitamin C, sắt và canxi dồi dào, tốt cho sức khỏe;
– Trái cây:
- Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú nên ăn ít nhất 150g trái cây mỗi ngày.
- Các loại trái cây họ cam quýt giàu vitamin C rất tốt cho người mẹ sau sinh;
– Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt:
- Cung cấp đủ năng lượng cho người mẹ và tạo sữa chất lượng cho bé.
Trong dinh dưỡng cho mẹ và bé có các loại thực phẩm nên tránh:
Khi cho con bú, các loại thực phẩm người mẹ ăn có thể truyền qua nguồn sữa cho bé. Vì vậy, phụ nữ đang nuôi con bú cần cẩn thận với các loại thực phẩm sau:
- Rượu, bia: Hệ thần kinh và hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt nên cần được bảo vệ bởi chất cồn dù là rất nhỏ. Hơn nữa, rượu bia còn có thể ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa của người mẹ;
- Trà, cà phê: Bà mẹ đang nuôi con bú không nên uống quá nhiều các chất kích thích này vì chúng sẽ khiến bé bứt rứt, khó chịu, khó ngủ,…;
- Các loại cá có chứa thủy ngân: Cá kiếm, cá mập, cá ngừ,… có chứa nhiều thủy ngân, có thể truyền sang trẻ qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh của bé;
- Các loại gia vị nặng mùi: Hành, tỏi có thể gây ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ, khiến bé khó chịu khi bú;
- Đồ ăn cay: Có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ và tác động xấu tới đường ruột của bé;
- Thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ bị ôi thiu
Đồng thời, người mẹ sau khi ăn một loại thực phẩm nào cũng nên theo dõi phản ứng của bé vì có thể chúng khiến bé dị ứng với các biểu hiện như bú kém, tiêu chảy, khó tiêu, nổi mẩn đỏ, sưng mắt, sưng môi, chảy nước mũi, nôn trớ,… Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng gồm sữa bò, thịt bò, trứng, sò, tôm, cua,…
Một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc dinh dưỡng sau sinh:
- Không kiêng khem quá mức mà cần ăn uống đầy đủ và đa dạng để có đủ năng lượng chăm sóc bé;
- Chọn lựa thực phẩm tươi, đảm bảo vệ sinh;
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, buồn phiền, mất ngủ, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái;
- Thận trọng khi sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố hay các thuốc tác động lên hệ thần kinh
- Thiết lập một chế độ dinh dưỡng sau sinh khoa học sẽ giúp người mẹ có đầy đủ sữa nuôi con, giúp mẹ có đủ năng lượng để chăm con và giúp bé có sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
Dinh dưỡng cho bé 2 năm đầu đời:
Sau 6 tháng, bé bắt đầu ăn dặm nhưng vẫn cần bú mẹ đến hết 2 năm đầu đời. Do vậy, vấn đề dinh dưỡng cho mẹ và bé lúc này vẫn phải được quan tâm một cách song hành:
Dinh dưỡng cho người mẹ:
– Sau 6 tháng đầu, khi bé bắt đầu ăn dặm thì mẹ có thể nghĩ đến chuyện kiểm soát việc ăn uống để từ từ giảm cân. Tuy nhiên, việc này cần dần dần chứ không được gấp gáp. Vì bé vẫn cần bú mẹ nhiều, nhất là trong năm đầu tiên. Mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn uống giàu chất bổ dưỡng để có sữa cho con bú.
– Còn nếu muốn giảm cân thì mẹ có thể lên kế hoạch luyện tập để cơ thể săn chắc trở lại. Nên bắt đầu từ những bài tập giảm cân nhẹ nhàng và tăng dần lên lấy lại vóc dáng như ban đầu.
Dinh dưỡng cho con:
– Bé sẽ bắt đầu ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Ở từng giai đoạn, mẹ sẽ cần phải tìm hiểu thật kỹ để lên thực đơn ăn dặm cho bé khoa học, đủ dinh dưỡng.
– Việc lựa chọn một chế độ ăn phù hợp với con sẽ là cách tốt nhất để mẹ có thể kiên trì đến cùng.
Ví dụ: Mẹ có thể tham khảo các phương pháp như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm BLW… Tùy từng giai đoạn phát triển mà bé có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Lứa tuổi càng lớn sẽ càng cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn. Đây sẽ là cả một quá trình mẹ trải đủ những vất vả và cả những điều thú vị khi nuôi con và nhìn con lớn lên từng ngày.
Ngoài dinh dưỡng để bé có thể phát triển tốt về thể chất lẫn và trí não, ta cũng cần quan tâm đến giờ giấc ngủ của bé. Để thông qua đó, nắm bắt được các yếu tố quyết định đối với sự phát triển chiều cao.
Cha mẹ cần lưu ý gì về giấc ngủ tác động tới chiều cao của trẻ:
Giấc ngủ thể hiện sức khỏe của trẻ:
Có 5 yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ gồm: dinh dưỡng, luyện tập, giấc ngủ, di truyền và tác động từ môi trường.
Gen di truyền:
- Chúng ta vẫn hay nghĩ rằng, gen di truyền là yếu tố lớn nhất, quyết định đối với sự phát triển chiều cao.
- Tuy nhiên không phải vậy, yếu tố di truyền chỉ ảnh hưởng 20%, yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng khoảng 40%, giấc ngủ và luyện tập ảnh hưởng tới 40% sự phát triển chiều cao của trẻ.
Giấc ngủ:
- Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao sau này. Giấc ngủ thể hiện tình trạng sức khỏe của trẻ.
- Trẻ ngủ đủ giấc sẽ không cáu gắt, chơi ngoan. Đối với trẻ thiếu nhi và thiếu niên, ngủ đủ giấc sẽ giúp cho việc tập trung cao hơn và khả năng ghi nhớ tốt hơn. Nếu không ngủ đủ giấc, các trẻ lớn sẽ mệt mỏi, học tập kém tập trung và khả năng ghi nhớ cũng bị ảnh hưởn.
- Nếu trẻ còi xương, khi ngủ sẽ hay giật mình. Nếu trẻ bị các bệnh cấp tính cũng sẽ không ngủ ngon: như bệnh viêm da gây ngứa, bị các bệnh đường hô hấp sẽ tiết ra đờm gây khó thở…
- Khi trẻ khỏe mạnh mới ngủ ngon được và ngược lại, giấc ngủ ngon sẽ khiến trẻ có sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.
Ngủ sâu và ngủ đủ giúp trẻ phát triển chiều cao:
– Sự phát triển chiều cao cũng như toàn bộ cơ thể của trẻ chịu tác động của hormone tăng trưởng GH. Hormone này là một tuyến rất nhỏ ở trong não. Hormone tăng trưởng này sẽ tiết ra nhiều nhất vào buổi đêm. Vì vậy, cần tận dụng tối đa thời gian này.
Có 3 vấn đề lưu ý về giấc ngủ:
– Thứ nhất là tổng số giờ ngủ trong 1 ngày:
- Thời gian ngủ trong 1 ngày tùy thuộc theo độ tuổi của trẻ và thời gian ngủ sẽ giảm dần khi trẻ lớn dần lên.
- Người lớn 1 ngày chỉ ngủ 7 tới 8 giờ.
- Người già thì một ngày chỉ ngủ khoảng 5 tới 6 giờ đồng hồ.
- Nhưng trẻ em sẽ ngủ nhiều hơn.
– Thứ hai là độ sâu của giấc ngủ:
- Theo nhiều nghiên cứu, trong quãng thời gian từ 11h đêm tới 1h sáng và từ 4h sáng tới 5 h sáng, nếu em bé ngủ sâu sẽ có nhiều cơ chế hóa học trong não gây ra các sóng trầm tạo nên sự kích thích tăng tiết hormone tăng trưởng chiều cao.
– Thứ ba là giờ đi ngủ:
Đặc biệt là giờ đi ngủ ban đêm. Ngủ quá trễ làm ảnh hưởng rất nhiều về các mặt cho sự phát triển trí tuệ và tinh thần của trẻ:
- Trẻ em dưới 5 tuổi cần đi ngủ trước 9h tối.
- Trẻ từ 5 tới 10 tuổi, ngủ trước 9h30 tối.
- Trẻ từ 10 tới 16 tuổi nên ngủ trước 10h đêm.
Tổng số giờ ngủ 1 ngày theo từng độ tuổi khác nhau:
Giai đoạn phát triển | Tuổi | Giấc ngủ khuyến nghị |
1000 ngày đầu đời | 0-3 tháng tuổi | 14-17 tiếng |
4-11 tháng tuổi | 12-15 tiếng | |
1-2 tuổi | 11-14 tiếng | |
Tuổi dậy thì | 6-13 tuổi | 9-11 tiếng |
14-17 tuổi | 8-10 tiếng | |
18-20 tuổi | 7-9 tiếng |
Vậy làm thế nào để trẻ có một giấc ngủ sâu?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Nếu muốn cho trẻ có giấc ngủ sâu, cần tạo điều kiện yên tĩnh nhất, môi trường, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, không nóng quá, không ẩm hay khô hanh quá; ánh sáng không chói, sáng quá.
Lưu ý: Không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ vì các bước sóng màu xanh làm từ điện thoại thông minh và các thiết bị khác sẽ ngăn cản sự sản sinh loại hormone giúp trẻ dễ ngủ. Đồng thời ánh sáng từ các thiết bị di động cũng làm não không thể nghỉ ngơi, dẫn đến việc trẻ ngủ không đủ giấc và chất lượng giấc ngủ không sâu.
Dinh dưỡng ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ:
- Nếu trẻ dưới 4 tháng thì vẫn cần ăn đêm nhất là đối với trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng cần ăn đêm. Cứ khoảng 2 tiếng tới 2 tiếng 30 phút sẽ cần cho trẻ bú một lần để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết.
- Trẻ từ 4 tháng trở lên, nếu không bị suy dinh dưỡng, không bị ốm và phát triển bình thường thì có thể ngủ xuyên đêm mà không cần ăn đêm.
- Nếu trẻ ngoài 4 tháng có sức khỏe bình thường, hằng ngày ăn uống đủ chất thì cố gắng cai ăn đêm cho trẻ để trẻ ngủ một giấc ngủ sâu, xuyên suốt, giấc ngủ không bị gián đoạn. Vì khi ăn, em bé sẽ tỉnh dậy và ngủ không sâu kèm theo đó mẹ cũng dậy và mệt mỏi. Vì vậy, sức khỏe của cả mẹ và con đều bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, nhu cầu về năng lượng, dinh dưỡng ban đêm của trẻ không nhiều và giảm hơn so với ban ngày. Vì vậy không cần phải ép trẻ ngoài 4 tháng ăn đêm.
Tuy nhiên, đối với trẻ ngoài 4 tháng nhưng ăn ít thì vẫn phải cho trẻ ăn dù là đêm bởi nếu đói, trẻ có thể bị hạ đường huyết.
Tổng hợp từ các nguồn tin khác nhau.