Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Là khu vực với địa hình cao nguyên bao gồm các tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ phía Bắc xuống Nam. Cùng với Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành miền Trung Việt Nam.
Là vùng đất của núi, của rừng, của những bản trường ca bất tận và nơi sản sinh ra những vị anh hùng đã đi vào huyền thoại. Bạn không chỉ tham quan các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn trải nghiệm được cuộc sống của đồng bào các dân tộc như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông… và thưởng thức những món ăn địa phương đặc sắc. Ngoài ra, khí hậu mát mẻ ôn hòa và con người thân thiện nơi đây sẽ níu bước chân du khách và mong một lần trở lại.
Hãy về với vùng đất Tây Nguyên để thưởng ngoạn cảnh núi rừng hùng vĩ, khám phá nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây.
Tây Nguyên địa điểm cho các bạn trẻ thích khám phá và ưa mạo hiểm:
Khi đặt chân đến nơi này du khách sẽ được nghe âm thanh của những tiếng Cồng, tiếng Chiêng rộn rã, tiếng đàn T’rưng, đàn Klong Put trong vắt như nước suối đầu nguồn, được thưởng thức vị cay nồng của rượu cần, vị đắng đậm đà của cafe nơi phố núi.
Vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên rất thích hợp cho những ai yêu thích vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, muốn tìm hiểu văn hóa cồng chiêng, hoặc mong được tận mắt chứng kiến vườn cafe và cưỡi voi Bản Đôn…
Thế nên mong rằng những kinh nghiệm du lịch Tây Nguyên chi tiết, đầy đủ sau đây của chúng tôi sẽ giúp ích rất nhiều cho những bạn lần đầu khám phá mảnh đất này.
Vị trí địa hình:
Tây Nguyên là vùng cao nguyên với đồi núi chập trùng, bao quanh bởi các ngọn núi vững chãi, ao hồ xanh thẫm,….
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam,
- Phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước,
- Phía Tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào), Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).
Trong khi Kon Tum có biên giới phía Tây giáp với cả Lào và Campuchia thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.
Khí hậu:
– Nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10
- Và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất.
Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao.
Du lịch Tây Nguyên mùa nào đẹp nhất?
Kinh nghiệm du lịch tự túc, bạn có thể đến Tây Nguyên vào bất cứ thời gian nào trong năm, bởi vẻ đẹp nơi này không bị ảnh hưởng quá nhiều vì thời tiết, mà mỗi mùa nó lại có một vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 là đẹp nhất. Cụ thể:
- Tháng 11 – 12: Không chỉ có hoa dã quỳ khoe sắc mà còn là mùa thu hoạch cà phê, và bạn có thể dễ dàng bắt gặp những trái cà phê chín đỏ cả một góc trời, nếu đã nhìn một lần sẽ không bao giờ có thể quên được
- Tháng 2 – 3: mùa hoa cà phê nở, lúc này nơi này phủ đầy những cánh hoa cà phê nở trắng rực, đem đến một cảnh sắc khiến du khách nhớ mãi không quên.
Mặc gì khi du lịch để cảm thấy thoải mái?
Kinh nghiệm du lịch, mùa khô ở Tây Nguyên là từ tháng 11 đến tháng 4, còn mùa mưa là tháng 5 đến hết tháng 10. Trong đó, tháng 3, tháng 4, thời tiết được coi là nóng nhất cho năm.
Chính vì vậy, nếu đi vào những tháng hè thì nên trang bị đủ ô, mũ nón để tránh mưa, nắng. Quần áo thì cứ thoải mái nhất là được, cụ thể:
- Quần jeans: ưu tiên đem quần jean đậm màu, bởi khí hậu nơi này có nhiều gió và địa hình không bằng phẳng, nên mặc quần là tốt nhất.
- Váy: lựa chọn các mẫu váy rộng rãi, màu sắc sặc sỡ, như vậy khi chụp ảnh cùng với phong cảnh thiên nhiên mới nổi bật được.
- Áo phông: là trang phục không thể thiếu với bất kì ai, rất tiện để di chuyển, mặc thoải mái và tránh những chiếc áo có in khẩu hiệu.
- Áo khoác gió: ở Tây Nguyên nhiều gió, mà hay lạnh về đêm, vì thế chuẩn bị áo khoác gió là không bao giờ thừa.
Cách thức di chuyển tới Tây Nguyên:
Có các phương tiện di chuyển khác nhau:
Sẽ có nhiều phương thức di chuyển cho bạn lựa chọn. Bởi sẽ phụ thuộc nhiều vào vị trí bạn xuất phát. Những phương tiện được nhiều người lựa chọn chính là máy bay, xe khách, hoặc xe máy.
Máy bay:
- Đối với những bạn ở xa như Hà Nội hoặc các tỉnh phía Bắc, thì nên chọn phương tiện di chuyển bằng máy bay. Bạn sẽ đáp xuống sân bay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hoặc sân bay Pleiku (Gia Lai) rồi từ đây đi xe khách lên Tây Nguyên.
- Giá vé dao động từ khoảng 800.000 đến 2.000.000 đồng cho 1 chiều di chuyển. Tùy thuộc vào hãng bay và thời điểm khởi hành mà giá sẽ mắc hay rẻ.
Xe khách:
Có 3 cửa ngõ chính để đến Tây Nguyên.
- Tuyến quốc lộ 14 từ Đắk Nông, quốc lộ 26 từ Nha Trang, quốc lộ 27 từ Đà Lạt. Bởi vậy sẽ có nhiều cách đến được Tây Nguyên.
- Bạn chỉ việc đến bên xe mua vé, dù ở Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Hà Nội thì đều có xe đi Tây Nguyên.
Xe máy:
- Với những bạn ở Sài Gòn thì cũng có thể chọn hình thức du lịch phượt. Cách khoảng 400km, với cùng đường đi khá đẹp. Nên những bạn đam mê phượt thì có thể chọn phương tiện này để nhìn ngắm được nhiều cảnh đẹp ven đường hơn.
Phương tiện di chuyển khi đi du lịch nơi này:
– Khi bạn đến nơi thì phương tiện di chuyển chủ yếu là xe máy. Giá dao động từ 120.000 đến 150.000 đồng cho 1 ngày. Bạn có thể nhờ khách sạn đặt giùm để nhận xe ngay khách sạn. Đường ở Tây Nguyên không quá khó đi nên cho thể yên tâm nhé!
– Bên cạnh đi xe máy thì bạn có thể chọn taxi hoặc ô tô tự lái nếu như nhóm đông và có người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ. Như vậy đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả đoàn.
Tây Nguyên có lễ hội gì đặc sắc và tạo ra được dấu ấn riêng?
Đối với nơi này, hằng năm có rất nhiều lễ hội đặc sắc tùy theo từng khu vực khác nhau. Bạn hãy tự mình trải nghiệm và thả hồn mình vào các lễ hội để cảm nhận được nét đẹp văn hóa của nước ta có từ rất lâu đời nhé!
Buôn Ma Thuột :
– Lễ hội cà phê, được Thủ tướng chính phủ công nhận mang tầm vóc một lễ hội cấp Quốc gia, tổ chức định kỳ hai năm một lần. Tại đây, quảng bá hình ảnh Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk là vùng đất huyền thoại, giàu bản sắc dân tộc. Lễ hội nhằm tôn vinh cây cà phê.
Pleiku, Gia Lai:
– Lễ hội đâm trâu của người Ba Na là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam.
Kon Tum:
– Người Gia Rai ở đây có hai lễ hội quan trọng là Benya (lễ cúng bến nước) và Hơk h’mô rôông râu (lễ mừng nhà Rông mới). Nhà Rông của người Gia Rai rất đẹp mắt, cao vút, lễ hội Hơk h’mô rôông râu-lễ mừng nhà Rông mới – đều có nghi lễ đâm trâu hiến sinh, có hai lễ thức khá đặc trưng là cúng rước đầu trâu lên nhà Rông và lễ thức trồng cây Pơlang ở sân nhà Rông.
Đà Lạt:
– Lễ hội hoa Đà Lạt (Festival hoa Đà Lạt): Được tổ chức 2 năm một lần vào dịp tháng 12 và diễn ra từ 3-5 ngày. Trên khắp các tuyến phố Đà Lạt được trang trí lộng lẫy bằng hàng ngàn loại hoa khoe sắc rực rỡ.
– Lễ hội Trà: Tổ chức vào tháng 12 hàng năm tại 3 huyện Bảo Lâm, Di Linh và Cầu Đất.
– Lễ hội cồng chiêng: được tổ chức luân phiên giữa các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Tây Nguyên có gì đặc biệt so với những vùng núi khác?
Du lịch ở vùng đất núi chập trùng này không chỉ hấp dẫn du khách bởi những thác nước tuyệt đẹp, những công trình kiến trúc độc đáo mà còn thu hút bạn nhờ những di tích lịch sử oai hùng và những khu du lịch sinh thái đa dạng.
Tìm hiểu những công trình kiến trúc độc đáo:
Tòa Giám mục Kon Tum:
- Được xây dựng vào năm 1935, là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc phương Tây với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống.
- Một trong những điểm nhấn tại Toà giám mục Kon Tum là căn nhà truyền thống, có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc bản địa.
- Các hiện vật, những đồ trưng bày đều rất giá trị, được chạm khắc bằng gỗ tỉ mỉ.
Nhà thờ Gỗ:
- Tọa lạc giữa trung tâm thành phố. Công trình được xây theo phương pháp thủ công, kết hợp giữa phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người Bana. Gọi là nhà thờ Gỗ bởi vật liệu chính làm nhà thờ là gỗ.
- Nét độc đáo của công trình này là tất cả trần và các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng đất trộn rơm, dù một thế kỷ trôi qua vẫn vững vàng, bền đẹp với thời gian.
Nhà thờ Chánh tòa:
- Đây có lẽ là một trong những nhà thờ có lối kiến trúc độc đáo nhất ở vùng đất Tây Nguyên này. Được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, dựa trên sự kết hợp của kiến trúc Roman, kiểu kiến trúc nhà sàn của người Ba Na.
- Nhà thờ được đánh giá là nơi vừa mang hơi hướng uy nghi, tráng lệ với phong cách châu Âu nhưng vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng núi rừng nơi này.
Nhà rông Kon Klor:
- Được xây dựng hoàn toàn từ những nguyên liệu tự nhiên như: gỗ, tre, nứa, trên đó được trạm khắc những họa tiết, hoa văn đặc trưng của đồng bào dân tộc nơi đây.
- Sức chứa của ngôi nhà có thể gấp 2-3 lần số người dân trong làng. Từ lâu ngôi nhà này đã trở thành niềm kiêu hãnh của người dân Tây Nguyên.
Thăm các thác nước hùng vĩ:
Thác Li Liang:
- Thác thuộc địa phận huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Thác xinh đẹp và hoang dại như sơn nữ tinh khôi nằm gối đầu, tóc xõa dài trên những phiến đá ngổn ngang, chất chồng.
Thác Dray Sap:
- Theo lời giải thích của người dân nơi đây, sở dĩ thác có tên như vậy vì gắn liền với truyền thuyết nàng H’Mi xinh đẹp. Có thể nói đây là ngọn thác đẹp bậc nhất Tây Nguyên.
Thác Dray Nur:
- Thác Dray Nur còn có tên thông tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Đray Nur thượng
- Nằm cách Buôn Ma Thuột khoảng 25km. Với độ cao 30m trải rộng ra khoảng 150m chia đôi hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông.
- Thác Dray Nur mang vẻ đẹp thơ mộng và đầy bí ẩn, là một địa điểm lý tưởng cho những ai muốn khám phá thiên nhiên hoang sơ của vùng đất Cao nguyên đầy nắng và gió.
Thác Trinh Nữ:
- Theo những bậc đá dẫn xuống dưới khoảng 100m, trước mắt bạn sẽ hiện ra một quang cảnh tuyệt đẹp, nguyên sơ, kỳ ảo của một dải đá ngổn ngang, trải dài hàng trăm mét, chồng chất dọc hai bên bờ suối.
- Đến với thác Trinh Nữ, du khách sẽ được nghe sự tích về tên thác và có thể nghỉ lại đêm trong những căn nhà nhỏ theo kiểu nhà truyền thống ở Tây Nguyên.
Thác Dambri:
- Thác nằm cách trung tâm thị xã Bảo Lộc khoảng 18km. Từ thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng qua những đồi chè, cà phê, cây ăn trái xanh ngát, du khách sẽ đến với khu du lịch sinh thái Dambri để được thưởng thức cảnh đẹp hùng vĩ cùng khí hậu trong mát của rừng nguyên sinh nam Tây Nguyên.
- Dambri là một thác nước đẹp, cao nhất vùng Lâm Đồng. Nguồn nước của dòng thác từ trên cao hơn 90m đổ xuống, tạo nên một khung cảnh rất ngoạn mục.
- Đến thác nước này bạn cũng sẽ được nghe câu chuyện tình gắn liền với tên gọi của thác.
Thác Ba Tầng:
- Người ta gọi là Ba Tầng bởi vì khi nước suối chảy đến đây phải qua ba tầng thác mới đến lòng suối nằm ở phía dưới.
Thác Prenn:
- Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 10km, cạnh quốc lộ 20 – dưới chân đèo Prenn, ngay cửa ngõ vào thành phố hoa.
- Đây là một trong những thác nước đẹp và quyến rũ bậc nhất Nam Tây Nguyên. Thác mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu.
Những hồ, dòng sông huyền thoại của du lịch Tây Nguyên:
Sông Đăkbla:
- Điểm đặc biệt của thành phố Kon Tum này là có dòng sông ĐăkBla như một dải lụa mềm mại chảy vắt ngang qua thành phố.
- Sông ĐăkBla không chỉ đem lại nguồn nước và nguồn phù sa trù phú cho sản xuất nông nghiệp mà còn là một điểm thu hút manh mẽ du khách gần xa khi đến với Kon Tum.
Sông Sêrêpôk:
- Sông rất dài, được hợp bởi nhiều con sông và suối nhỏ, có lưu lượng nước lớn.
- Hệ sinh thái của sông cũng rất phong phú và đa dạng, tạo nên một nguồn lợi to lớn về thủy sản và thủy điện.
Sông Krông Nô:
- Krông Nô hiện đang là con sông nằm giữa ranh giới của ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông
- Khi bạn muốn thăm dò dòng sông này bạn có thể đi dọc bờ sông để khám phá nét độc đáo trong sinh hoạt của các buôn làng người dân tộc bản địa với nhiều truyền thuyết về tên của dòng sông.
Huyền thoại hồ Lắk – Buôn Jun:
- Nhìn từ xa lại, cảnh hồ như một dải lụa mềm uốn mình trong cánh rừng già.
- Vào mùa mưa, mực nước trong hồ dâng cao, xung quanh hồ là những vạt hoa sen, hoa súng đua nhau khoe sắc càng làm cho bức tranh thiên nhiên nơi đây trở nên rực rỡ.
Tham quan các khu du lịch sinh thái:
Khu du lịch sinh thái Măng Đen:
- Nằm trong KDL này có nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu quanh năm mát mẻ, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh và rừng thông cổ thụ rộng lớn, có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan đẹp.
- Khu du lịch sinh thái Măng Đen được mệnh danh là “Đà Lạt của Kon Tum” đã và đang là điểm dừng chân của nhiều du khách gần xa.
Vườn quốc gia Chư Yang Sin:
- Chúng nằm trên ranh giới giữa hai huyện Lăk và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Đây là nơi ẩn chứa bao điều kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch, bởi sự độc đáo và phong phú của tài nguyên thiên nhiên nơi đây.
- Vườn quốc gia này có đỉnh núi Chư Yang Sin cao nhất Đắk Lắk. Diện tích tự nhiên của khu bảo tồn là 59.667ha, có nhiều loại rừng khác nhau với nhiều động thực vật quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam như: bói cá lớn, hồng hoàng, niệc đầu trắng, quạ khách đuôi cờ,…
- Nếu bạn là người thích mạo hiểm hãy một lần đến với Vườn Quốc gia Chư Yang Sin để có dịp leo lên đỉnh Chư Yang Sin khám phá những điều kỳ thú và hấp dẫn của thiên nhiên nơi đây.
Vườn quốc gia Chưmomray:
- Đây là nơi bảo tồn đa dạng sinh học các loài động, thực vật quý hiếm, các thảm thực vật rừng nguyên sinh, các sinh cảnh quan trọng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng:
- Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (Đắk Nông) là nơi sở hữu và bảo tồn được hệ sinh thái vô cùng đa dạng và quý hiếm.
- Nơi đây còn được ghi nhận là nơi sinh sống của một số loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tiệt trủng, cần được bảo vệ. Bên cạnh đó, nơi đây còn là điểm đến thăm quan du lịch hấp dẫn rất đông du khách khi tới Đắk Nông.
Tham quan những khu di tích lịch sử:
– Bên cạnh việc chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh của núi rừng Tây Nguyên, bạn cũng nên ghé tới tìm hiểu những di tích lịch sử như: ngục Đăk Glei, di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô, di tích lịch sử Ngục Kon Tum (Kon Tum), nhà tù Pleiku, di tích lịch sử văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo, làng kháng chiến Stơr (Gia Lai),…
Cột mốc biên giới Campuchia – Lào – Việt Nam:
- Địa điểm đặt cột mốc này trong thời chiến tranh là nơi hoang vu bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đến năm 2007, được sự nhất trí của ba nước công trình được khởi công xây dựng đến 2008 thì hoàn thành.
- Cột mốc được xây dựng toàn bộ bằng đá hoa cương sáng bóng. Công trình này còn được xem là minh chứng cho sự hòa bình, hữu nghị của ba nước Đông Dương.
Nhà đày Buôn Ma Thuột:
- Nơi đây được xem như một chứng tích lịch sử thể hiện sự tàn ác của thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam.
- Khi tới đây bạn sẽ được tham quan những dãy nhà trước đây là nơi giam giữ tù chính trị. Và đây cũng là những minh chứng hào hùng của một thời chiến đấu oanh liệt của cha ông ta.
Khám phá các lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên:
Ngoài các danh lam thắng cảnh mê hoặc lòng người, khi đến nơi đây trải nghiệm ta còn có thể tham gia vào các lễ hội lớn nhỏ khác nhau của người dân để thấy được nét đẹp bình dị, văn hóa nơi này.
Lễ hội Cồng Chiêng:
– Thời gian: Hiện vẫn chưa có thời gian diễn ra cụ thể và mỗi năm lễ hội này được tổ chức vào một thời điểm khác nhau. Đây là lễ hội nổi tiếng và đặc sắc nhất được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, thông qua lễ hội bạn có thể thấy được đậm chất nhất nét đẹp và văn hóa của người dân Tây Nguyên rất chân chất, mộc mạc, thật thà,…
– Địa điểm: 5 tỉnh Tây Nguyên sẽ luân phiên tổ chức đó là Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kontum, Đăk Nông và Gia Lai.
Lễ hội đua voi:
– Thời gian: Được diễn ra vào thời điểm mà người dân nơi đây khởi đầu trước khi vào rừng phát rẫy làm nương, tức là vào khoảng tháng 3 âm lịch và thường kéo dài khoảng 3 ngày. Đây là lễ hội đua voi Bản Đôn, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những chú voi to, khỏe mạnh cùng nhau đọ sức trong cuộc thi để giành được chiến thắng.
– Địa điểm: Tổ chức tại Bản Đôn, xã Krông na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
Lễ ăn cơm mới:
– Thời gian: Lễ hội thường được diễn ra vào khoảng tháng 11 đến tháng 1 (vào khoảng cuối năm nếu tính theo âm lịch). Đây là nghi lễ nổi tiếng của người dân Ê Đê để tổng kết lại những thành quả và vất vả nhất của người đồng bào sau mùa màng bội thu và cầu cho một năm mới thuận lợi đến với những vụ mùa tiếp theo.
– Địa điểm: Lễ hội được diễn ra ở khắp các bản làng của Tây Nguyên
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột:
– Thời gian: Được tổ chức vào tuần đầu tiên trong tháng 3, nhằm gợi nhớ cho du khách và người dân địa phương ngày Giải phóng Buôn Ma Thuột (10-03-1975). Ngoài thể hiện được sự ấm no, mùa bội thu đây còn là lễ hội mang tính chất để quảng bá hình ảnh Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk tới du khách mọi miền.
– Địa điểm: Lễ hội gồm một chuỗi các sự kiện được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Lễ tạ ơn cha mẹ:
– Thời gian: Sau ngày lễ mừng cơm mới sẽ diễn ra lễ tạ ơn cha mẹ. Đây là một lễ hội thể hiện sự hiếu thảo của những người con sau khi đã có gia đình. Lễ hội được diễn ra ở cả nhà ba mẹ bên chồng lẫn bố mẹ bên vợ gồm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội. Trong đó phần lễ là quan trọng thể hiện sự báo hiệu, tỏ lòng thành kính biết ơn đối với đấng sinh thành.
– Địa điểm: Tại cộng đồng người Bahnar và Jrai ở Kon Tum.
Lễ cúng bến nước:
– Thời gian: Thường được tổ chức vào tháng 3 dương lịch hàng năm, sau mùa thu hoạch. Đây là lễ hội của người đồng bào Ê Đê diễn ra nhằm mục đích cầu cho một năm mưa thuận gió hòa mong cho một năm mùa màng bội thu.
– Địa điểm: Các buôn làng của người đồng bào Ê đê
Các món ăn đặc sản Tây Nguyên nhất định phải thử khi đến đây:
Với sự khác biệt nhiều về văn hóa, ẩm thực, thế nên du lịch Tây Nguyên sẽ là cơ hội quý giá để bạn khám phá được nhiều điều thú vị ở vùng đất này. Ăn gì ở Tây Nguyên? Dưới đây là một số món ăn ngon bạn không thể bỏ qua:
Gà nướng Bản Đôn:
- Món đặc sản này phảng phất mùi vị tuyệt vời của núi rừng, thiên nhiên và thể hiện tâm hồn, cuộc sống mỗi ngày của người dân Tây Nguyên.
- Đều là gà thả rông nên ăn rất chắc thịt và ngon, ăn ngon nhất khi chấm với muối ớt và uống cùng rượu cần.
Cá lăng:
- Cá lăng, một đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người Tây Nguyên, là loài cá nước ngọt, thuộc bộ cá da trơn, có nhiều trên sông Sêrêpốk.
- Cá có vị ngọt, béo, thơm ngon nên đã có mặt trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và được nhiều thực khách ưa chuộng.
Gỏi lá:
- Người dân địa phương thường nói rằng đến với Kon Tum, chưa thưởng thức gỏi lá thì cũng chẳng khác gì là chưa đến nơi đây.
- Món ăn mang đậm chất núi rừng khi trong mâm Gỏi lá, như tên gọi của nó, toàn lá là lá. Gỏi lá như đưa thực khách đến gần hơn với văn hóa ẩm thực của người nơi nàyvì khi ăn từ việc chọn lá, lấy thức ăn kèm và cuốn gỏi phải dùng tay mới đúng điệu.
Măng nướng xào vếch bò:
- Có nguồn gôc xuất xử ở xã Ea Sol, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk. Đây là một món ăn lạ, đặc trưng của người dân ở xã Ea Sol.
- Vếch bò chính là lòng phèo của bò, nếu ai ăn quen thì đảm bảo sẽ thấy nghiện, và món ăn này ngon nhất khi được xào với măng và ăn cùng cơm trắng.
Rượu cần:
- Được người dân coi là đồ uống thường xuyên, phổ biến và bất biến của các cư dân bản địa Tây Nguyên. Uống rượu cần trở thành phong tục, có nguồn gốc khá lâu đời, thành nét văn hóa đặc trưng trong đời sống.
- Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách.
Phở khô Gia Lai:
- Nếu ghé qua Gia Lai thì hãy thử món này. Một tô là có phở trộn với hành phi, thịt băm, cà rốt, ớt xay, tô còn lại là nước dùng với thịt bò, bò viên và hành lá, ngoài ra còn được ăn cùng với nước tương đen rất hấp dẫn.
Heo rẫy nướng:
- Chính vì heo ăn những thực phẩm ngoài tự nhiên nên thịt của heo vô cùng thơm và chắc, khác với thịt những loại heo được nuôi theo hướng công nghiệp.
- Heo rẫy thường được chế biến thành những món đặc biệt như món heo rẫy nướng muối ớt và heo rẫy nướng cao nguyên. Heo được nướng có màu sắc vàng óng rất đẹp bởi heo được nướng theo một bí quyết đặc biệt.
Cơm lam:
- Nhắc đến người dân tộc thì chắc hẳn không thể thiếu món cơm lam rồi. Khi ăn chỉ cần bỏ lớp nứa bên ngoài, chấm với muối vừng là hết ý, hoặc mua về làm quà cũng rất tiện.
- Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa,…. và nướng chín trên lửa.
- Cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên
Bò một nắng:
- Bò một nắng đậm đà hương vị núi rừng là món đặc sản của huyện Krông Pa (Gia Lai), đã có thương hiệu từ rất lâu và là một trong những niềm tự hào của người dân địa phương.
- Được chế biến từ thịt bò tươi, thái mỏng, tẩm ướp với nhiều loại gia vị khác nhau, sau đó được đem phơi dưới ánh nắng mặt trời nguyên một ngày rồi đem cất trữ.
Các loại khách sạn phù hợp với từng giá thành khác nhau:
Du lịch Tây Nguyên tự túc có lẽ không thực sự phù hợp với những du khách ở xa, nhưng với các địa phương lân cận thì đây lại là điểm đến hấp dẫn và chỉ cần một sự chuẩn bị vừa đủ là chúng ta có thể lên đường, tới nơi, tìm một khách sạn nào đó để nghỉ ngơi và bắt đầu hành trình khám phá của mình.
Elephants Hotel:
Elephants Hotel nằm cách trung tâm thương mại Vincom Plaza Buôn Ma Thuột 1 km. Sân bay gần nhất là sân bay Buôn Ma Thuột, nằm trong bán kính 8 km từ khách sạn.
5 lý do để chọn Elephants Hotel:
- Giá không thể tốt hơn!
- Đặt phòng an toàn
- Quản lý đặt phòng trực tuyến
- Nhân viên nói tiếng Việt
- Tiện nghi và vị trí tuyệt vời dành cho cặp đôi
Khách sạn Konklor – 155 Bắc Kạn:
Bên cạnh đó những đồ vật đặc trưng của vùng đất Kontum như vải dệt thổ cẩm, lồ ô, đồ mây tre đan,… tạo điểm nhấn văn hóa- nghệ thuật cho căn phòng thêm bắt mắt. Không chỉ đẹp ở thiết kế khách sạn còn có những công trình tiện ích như quán cà phê, nhà hàng, khu vui chơi cho trẻ em,..
Hnam Chang Ngeh Hospitality Training Center:
Bước vào căn phòng nghỉ của khách sạn sự mệt mỏi một ngày dài của bạn sẽ được rũ bỏ hết. Ở đây bạn được phép bỏ lại bên ngoài những bộn bề cuộc sống, tận hưởng những giây phút thư giãn thoải mái cùng với các tiện ích hiện đại đã được trang bị đầy đủ. Trong suốt thời gian ở tại khách sạn những nhân viên đã trải qua đào tạo nghiêm ngặt sẽ chăm lo cho du khách từ bữa ăn đến giấc ngủ.
Sài Gòn Ban Mê Hotel:
Với lợi thể là một khách sạn ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, bạn sẽ được hòa mình vào cuộc sống sôi động của người Tây Nguyên dù buổi tối hay buổi sáng. Quanh khách sạn Sài Gòn Ban Mê Hotel có khá nhiều quán ăn ngon hấp dẫn giúp bạn thưởng thức được đặc sản địa phương rất dễ dàng.
Resort Coffee Tour:
Khách sạn ở Buôn Ma Thuột giá rẻ, view đẹp này cách trung tâm thành phố không xa, xung quanh cũng có nhiều quán ăn nhậu bình dân nên bạn sẽ không cần phải lo lắng về khoản ăn uống. Tuy nhiên, điểm còn hạn chế của Resort Coffee Tour là đồ ăn sáng hơi ít món và không có bể bơi.
Khách sạn Đắk Nông Lodge Resort:
Với quy mô diện tích lên đến 2ha, khách sạn Đắk Nông Lodge có đến 50 phòng nghỉ được thiết kế theo phong cách bình dị, gần gũi với thiên nhiên tạo không gian nghỉ dưỡng thật sự thoải mái cho du khách. Lựa chọn Đắk Nông Lodge Resort, chúng ta sẽ có cơ hội được tận hưởng không gian nghỉ dưỡng hiện đại, tiện nghi với 3 loại phòng là phòng Deluxe, phòng Standard và phòng Superior cùng nhiều dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu giải trí.
Những điều lưu ý khi đi du lịch nơi núi rừng xinh đẹp này:
– Trước khi vào nhà của người dân tộc nên hỏi qua những tục lệ của gia chủ, không nên đường đột lên nhà gỗ vì có những tục lệ riêng biệt cấm kỵ của người địa phương.
– Người dân tộc rất mến khách, và mỗi một dân tộc sẽ có những văn hóa riêng. Do vậy bạn nên tìm hiểu một số nét đặc trưng của từng văn hóa để có kiến thức nhất định, tránh những lỗi sai trong giao tiếp, cư xử.
Ví dụ:
- Khi vào nhà của người Ê Đê, bạn lưu ý bước vào từ cầu thang Cái cho khách và phụ nữ. Tuyệt đối không bước bằng cầu thang Đực của đàn ông.
- Khi tham dự và tiệc rượu cần của người Xơ Đăng, bạn sẽ được mời rượu đầu tiên nhưng lưu ý là nhớ phải mời rượu già làng rồi đợi chủ nhà uống trước mới được uống.
Quả thực, du lịch Tây Nguyên có quá nhiều điều thú vị và hấp dẫn. Trên đây chỉ là một gợi ý mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn trước khi các bạn đặt chân đến vùng đất của núi rừng.
Với những chia sẻ kinh nghiệm du lịch tự túc, an toàn, đầy đủ và thú vị trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn cập nhật được những thông tin hữu ích, cần thiết cho chuyến đi sắp tới của mình. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và hãy thường xuyên ghé tham gicungco để được khám phá nhiều danh lam, thắng cảnh du lịch tuyệt vời hơn nhé.
Tổng hợp từ các nguồn tin trên web.