Cây tía tô – Thảo dược từ thiên nhiên điều trị nhiều bệnh khác nhau

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.

Lá của cây tía tô không chỉ là một loại rau xanh thêm vào bữa ăn hằng ngày mà còn là một loại thảo mộc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ngoài công dụng chính là nấu ăn thì loài cây này còn được biết đến là một loại thảo dược chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng tuyệt vời của loại lá cây này nhé.

Mô tả về cây tía tô thảo dược thiên nhiên:

  • Cây thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.
  • Hoa nhỏ mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối.
  • Quả bé, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.
  • Loài tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn.
  • Ngoài ra lá tía tô của Triều Tiên hay Nhật Bản có hai mặt đều xanh, có giá trị cao để xuất, nhập khẩu. Loại này được gọi là perilla frutescens.

Cây tía tô có tác dụng gì đối với sức khỏe?

– Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Trong đó có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic. Không những vậytía tô còn chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…

– Cây tía tô có lá màu xanh đậm và gân màu đỏ tía. Nhiều bằng chứng đã cho thấy cây tía tô dường như có khả năng chữa bệnh trong điều trị ngộ độc thực phẩm, cúm và virus đường hô hấp, hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim. các đặc tính bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh và chống trầm cảm.

– Ngoài ra, nó có thể phá các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm hoặc chống trầm cảm. Chất này không hề gây dị ứng và có thể chống lại các khối u. Mọi bộ phận trên cây tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá cây có vị cay ấm nên thường sử dụng để chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi. Thậm chí cành cây còn có tác dụng an thai.

Hiệu ứng trên hệ hô hấp và đối với coronavirus:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Đã được sàng lọc về hoạt tính kháng vi-rút tiềm năng chống lại SARS-CoV-2, loại vi-rút gây ra COVID-19

Trong một nghiên cứu gần đây, một nhóm chiết xuất thảo mộc đơn lẻ thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính, bao gồm cả lá tía tô, đã được sàng lọc về hoạt tính kháng vi-rút tiềm năng chống lại SARS-CoV-2, loại vi-rút gây ra COVID-19.

Kết quả:

  • Từ nghiên cứu trong ống nghiệm này chứng minh khả năng của dịch chiết từ lá tía tô trong việc ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 theo nhiều cách khác nhau.

Tác dụng chống dị ứng:

  • Chiết xuất từ trà lá tía tô và etanol có các hợp chất làm giảm các phản ứng dị ứng.
  • Theo đó, lá tía tô chứa glycoprotein có thể ức chế hoạt động của hyaluronidase và sự phân hủy tế bào mast. Đồng thời, chiết xuất ethanol của lá tía tô cũng có khả năng làm giảm viêm đường thở và tăng tiết liên quan đến bệnh hen suyễn.

Tác dụng hỗ trợ thần kinh:

  • Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung cho tình trạng mất trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng giải quyết vấn đề và các khả năng nhận thức khác gây cản trở cuộc sống hàng ngày.
  • Trong đó, bệnh mất trí nhớ nổi bật nhất là bệnh Alzheimer, được đặc trưng bởi sự hình thành các mảng beta-amyloid trong mô não. Axit béo Omega-3 có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm đáng kể và là nguồn năng lượng cho não bộ, tăng cường chức năng nhận thức có thể được cung cấp từ chiết xuất lá tía tô và hạt của loài thực vật này.

Giảm phiền muộn:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng
  • Trong các loại thảo mộc tự nhiên được sử dụng để điều trị trầm cảm, cây tía tô cũng là một trong những thành phần quan trọng. Thật vậy, việc hít tinh dầu tía tô có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng và còn mang lại lợi ích chống trầm cảm.

Hiệu ứng trên hệ tim mạch:

  • Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch tăng cao khi có rối loạn lipid máu. Theo đó, một chế độ ăn uống có nhiều axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-3, có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lâu dài trong đời sống về sau.
  • Và tác dụng này có thể thu nhận khi tiêu thụ một lượng lá tía tô nhất định trong từng ngày.

Hiệu ứng trên hệ tiêu hóa:

  • Khoảng 20% dân số từng gặp phải các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa, như đau thượng vị hay cảm giác khó chịu ở ổ bụng nói chung, đầy hơi và chậm tiêu.
  • Lúc này, một nghiên cứu thí điểm trên 50 người tham gia khỏe mạnh đang gặp khó chịu ở đường tiêu hóa và táo bón nhẹ đã được sử dụng chiết xuất lá tía tô cho thấy kết quả cải thiện triệu chứng đáng kể so với giả dược.

Ngoài ra, những người bị hội chứng ruột kích thích và bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể thấy giảm bớt khi tiêu thụ chiết xuất lá tía tô hàng ngày.

Chống ung thư:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Những chất này đã được nghiên cứu là có bằng chứng chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể
  • Lá tía tô có chứa một lượng lớn luteolin. Thành phần này có bản chất tương tự như một chất chống oxy hóa flavonoid.
  • Ngoài ra, các hợp chất triterpene và axit rosmarinic cũng có nhiều trong tía tô. Những chất này đã được nghiên cứu là có bằng chứng chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.

Ổn định các bệnh lý tự miễn dịch:

Dầu hạt tía tô trong số các loại dầu thực vật khác bao gồm đậu tương, hạt bí ngô và hạt ví là có chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic, rất hữu ích để kiểm soát các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus và hen suyễn.

Theo một nghiên cứu:

  • Bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn có thể đáp ứng tốt với việc điều trị bằng dầu hạt tía tô nhờ vào tía tô có tác dụng ức chế sự co thắt đường thở để phản ứng với chất kích thích hít phải.
  • Đồng thời, dầu hạt tía tô cũng ức chế sự di chuyển của các tế bào bạch cầu vào phổi và giúp ngăn ngừa sốc phản vệ – một tình trạng đáp ứng miễn dịch bất thường có mức độ nghiêm trọng và có nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được cứu chữa tức thời.

Hỗ trợ chữa bệnh gút:

Người mắc bệnh gút chỉ cần thêm tía tô sống rửa sạch vào bữa ăn hằng ngày là được. Có hai cách để tận dụng loại lá cây này:

– Mỗi khi thấy khớp xương có dấu hiệu sưng tấy lên thì hay lấy lá cây tía tô nhai và nuốt để ngăn chặn cơn đau

– Lấy khoảng 6-12g lá cây cho vào nồi đun sôi rồi chắt lấy nước uống. Không nên đun quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong lá.

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Lá tía tô hỗ trợ chữa bệnh gút

Trị viêm khớp dạng thấp:

Nếu cảm thấy nước tía tô xay khó uống thì hãy thử chuyên sang phương pháp đắp thuốc. Chỉ cần giã nát lá tía tô rồi đắp lên vùng bị viêm khớp là các cơn đau cũng giảm đi đáng kể.

Giải cảm:

Một trong những công dụng phổ biến nhất của cây thuốc dân gian này là giải cảm. Mỗi khi thời tiết thay đổi là sức đề kháng lại suy giảm khiến cho nhiều người mắc bệnh cảm mạo. Người bệnh nên dùng lá tía tô để xông và nấu cháo để sớm khỏi bệnh.

  • Xông: Chuẩn bị sẵn lá tía tô, sả, hương nhủ rồi đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Cho tất cả nguyên liệu và nồi đun nhỏ lửa đến khi sôi thì tắt bếp. Khi xông thì chùm kín chăn, từ từ mở vung để hơi nước thoát ra, chỉ nên để hơi nóng thoát ra ở mức có thể chịu được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.
  • Nấu cháo: Cháo giải cảm phải có thịt nạc xay, lá tía tô và gạo. Nấu cháo như bình thường, khi ăn thì trộn thêm lá thái chỉ.

Rất nhiều người sử dụng lá tía tô để làm đẹp da. Bạn đã biết tới phương pháp này chưa? Tham khảo 8 cách xông mặt bằng lá tía tô sau để bổ sung vào mẹo làm đẹp của mình nhé.

Công dụng của việc xông mặt bằng cây tía tô:

Xông mặt bằng lá tía tô có tác dụng gì? Biết được lợi ích của lá tía tô đối với da mặt sẽ giúp bạn sử dụng nguyên liệu này đúng mục đích. Vậy, có nên xông mặt bằng lá tía tô?

Từ lâu, dân gian đã sử dụng lá này như một vị thuốc. Đối với làn da, tía tô có một số lợi ích như sau:

1. Trị mụn

– Lá tía tô có chứa một số thành phần chống viêm như luteolin, axit tortique và đặc tính kháng khuẩn. Vì thế sử dụng để đắp hoặc xông hơi có thể chữa lành mụn hiệu quả.

Lưu ý khi dùng tía tô chữa mụn:

  • Mặc dù lá tía tô tương đối lành tính và an toàn, nhưng bạn không nên lạm dụng nhiều, dễ khiến làn da bị tấy đỏ.
  • Với những tình trạng mụn viêm nặng, dùng lá tía tô sẽ không thể chữa hoàn toàn. Thay vào đó, các bạn nên kết hợp sử dụng các loại mỹ phẩm sạch hoặc ghé thăm các phòng khám da liễu để được điều trị chuyên sâu.
  • Nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì tía tô rất nhạy cảm với các tia UV, có thể khiến làn da bạn sạm đen.
  • Để hạn chế xảy ra kích ứng da, bạn nên thoa một lượng nhỏ lên da trước khi thoa lên toàn bộ vùng mặt.
Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Lá tía tô có chứa một số thành phần chống viêm như luteolin, axit tortique và đặc tính kháng khuẩn

2. Se khít lỗ chân lông

– Trong lá tía tô có rất nhiều tinh dầu có thể thẩm thấu sâu vào da, tẩy da chết và lấy đi chất bẩn tích tụ. Tía tô cũng giúp thải độc da. Từ đây các lỗ chân lông sạch sẽ được se khít dần theo thời gian.

Những lưu ý cần biết khi xông hơi da mặt:

  • Không nên xông mặt quá lâu. Thời gian xông da mặt tốt nhất là từ 5 – 10 phút. Xông mặt quá lâu có thể khiến da của bạn bị khô.
  • Không lạm dụng xông mặt quá thường xuyên. Chỉ nên thực hiện từ 1 – 2 lần/tuần.
  • Cần kiểm tra nhiệt độ nước trước khi xông mặt để tránh bị bỏng. Khi xông nên cách tô/chậu nước khoảng 2 gang tay (từ 20 – 30cm).
  • Nên làm sạch da (rửa mặt, tẩy trang, tẩy tế bào chết trên da) trước khi xông hơi da mặt để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, dầu nhờn trên da.
  • Không sử dụng các sản phẩm dưỡng da trước khi xông mặt.

3. Dưỡng ẩm và làm sáng da

– Xông mặt bằng lá tía tô có tốt không? Đây là một cách cung cấp nước cho da, làm da mềm mại. Bên cạnh đó, chiết xuất lá tía tô đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự tổng hợp tyrosinase và melanin trong tế bào hắc tố da, vì vậy có thể làm đều màu và sáng da.

Tắm trắng bằng cây tía tô có bắt nắng hay không?

  • Rất nhiều người khi làm trắng da bằng lá tía tô luôn thắc mắc rằng “tắm trắng bằng lá Tía tô có bắt nắng không?”. Trên thực tế, việc sử dụng lá Tía tô để làm trắng da cũng như các phương pháp làm trắng da tự nhiên khác, mang lại hiệu quả trắng sáng cho làn da nếu kiên trì sử dụng.
  • Tuy nhiên, phương pháp làm trắng da tự nhiên này không có hiệu quả chống nắng. Chính vì vậy, để giúp làn da khỏe mạnh, mang lại hiệu quả trắng sáng tốt nhất thì bạn cần thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài.
Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Có khả năng ức chế sự tổng hợp tyrosinase và melanin trong tế bào hắc tố da, vì vậy có thể làm đều màu và sáng da

4. Đặc tính chống lão hóa

– Tía tô chứa nhiều chất chống oxy hóa, flavone, axit béo omega-3 nên chống lại gốc tự do làm hư hại tế bào, ngăn ngừa lão hóa sớm.

– Ngoài ra, sử dụng lá tía tô để xông mặt còn rất tốt cho sức khỏe như giải cảm, thư giãn tinh thần. Những điều này cũng có lợi cho sắc đẹp và làn da từ bên trong.

Các cách xông mặt bằng cây tía tô, bạn nên tham khảo:

Có rất nhiều cách dùng lá tía tô xông mặt. Bạn có thể dùng mỗi lá tía tô nấu với nước để xông hoặc kết hợp cùng nguyên liệu khác. Sau đây là một số cách xông cụ thể:

Xông mặt bằng cây tía tô không:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Xông mặt bằng cây tía tô tươi

Lá tía tô có nhiều công dụng cho làn da. Chỉ cần một nắm lá tía tô là bạn đã áp dụng được bí quyết làm đẹp da đơn giản này.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô tươi
  • Dụng cụ để xông như thau sạch, khăn tắm hoặc tấm vải to

Cách xông mặt:

  • Tía tô nhặt bỏ lá hỏng, rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi. Khi nước sôi, bạn đun với lửa nhỏ trong 5 phút nữa để tía tô tiết ra tinh dầu.
  • Trong khi chờ nước bớt nóng, bạn vệ sinh da mặt thật sạch. Trùm khăn kín đầu và xông hơi với nước lá tía tô 15 phút, cuối cùng bạn rửa lại cho sạch.

Xông mặt bằng lá tía tô và sả chanh:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Xông mặt bằng lá tía tô chanh sả được nhiều người áp dụng vì những nguyên liệu này đều làm đẹp da và mang lại mùi hương dễ chịu.

Xông mặt bằng lá tía tô có trị nám không? Xông mặt bằng lá tía tô trị nám hiệu quả khi bạn kết hợp với chanh. Vì chanh chứa nhiều vitamin C có tác dụng làm sáng da.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô tươi
  • 3 nhánh sả
  • 1 thìa muối biển
  • 1/2 quả chanh
  • Dụng cụ để xông như tô, khăn tắm loại to

Cách xông mặt:

  • Bạn thực hiện tương tự như với cách xông mặt với lá tía tô và sả. Sau khi đã đun xong nước xông, chờ cho nguội bớt thì bạn vắt chanh vào để xông. Hoặc bạn cắt vài lát chanh bỏ vào nồi nước cùng tía tô và sả đun lên.
  • Thời gian xông mặt bằng lá tía tô và chanh chỉ áp dụng trong 10 – 15 phút để đạt hiệu quả dưỡng da. Sau khi xông xong, bạn rửa sạch bằng nước mát rồi chăm sóc da như thông thường.

Xông mặt bằng lá tía tô và ngải cứu:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Ngải cứu cũng cực kỳ phù hợp cho làn da dầu

Các tinh dầu trong tía tô như perilla aldehyde và limonene có khả năng thải độc da. Ngải cứu cũng cực kỳ phù hợp cho làn da dầu.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm nhỏ lá tía tô (mỗi lá khoảng 100g)
  • 1 nắm nhỏ ngải cứu
  • 1 thìa muối biển
  • 1 thìa nước cốt chanh
  • Dụng cụ để xông hơi

Cách xông mặt:

  • Tía tô và ngải cứu bạn nhặt bỏ phần hư hỏng, rửa sạch. Cho 2 loại lá này vào nồi cùng với khoảng 500ml, đun sôi. Khi nước sôi, cho muối vào rồi đun thêm 5 phút nữa
  • Đổ nước xông ra bát tô to. Trong khi chờ cho nước bớt nóng, bạn vệ sinh mặt thật sạch. Xông mặt bằng nước lá này trong 10 – 15 phút để dưỡng da. Trong quá trình xông, bạn dùng khăn bông mềm lau nhẹ mặt để tẩy da chết. Xông xong rửa mặt và dưỡng da.

Xông mặt bằng lá tía tô và muối:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Cách xông hơi làm đẹp da này phù hợp với da dầu hoặc nhiều mụn.

Muối chứa nhiều chất kháng viêm, không chỉ hạn chế dầu thừa mà còn tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô tươi
  • 1 thìa muối biển
  • 1/2 quả chanh
  • Dụng cụ để xông như tô, khăn tắm loại to

Cách xông mặt:

  • Tía tô nhặt bỏ phần lá hỏng, rửa sạch. Chanh cắt thành lát mỏng. Cho tía tô và các lát chanh vào nồi đun sôi lên. Tiếp đến cho muối biển vào đun thêm 5 phút. Tắt bếp, đổ nước xông ra bát chờ cho nguội bớt để xông hơi.
  • Rửa mặt sạch và tẩy tế bào da chết. Trùm khăn tắm to kín đầu rồi cúi mặt vào bát nước xông cách khoảng 30cm. Xông mặt trong 15 phút. Cuối cùng rửa sạch và thoa toner như thông thường.

Xông mặt bằng lá tía tô và diếp cá:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Tía tô, diếp cá đều là những vị thuốc dân gian lành tính.

Cả hai nguyên liệu đều có tinh dầu giúp giải độc, dưỡng da trắng sáng và điều trị các vấn đề như da mụn, sạm nám.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô tươi
  • 1 nắm diếp cá tươi
  • 1/2 quả chanh
  • Dụng cụ để xông như tô, khăn tắm loại to

Cách xông mặt:

  • Tía tô và diếp cá bạn rửa sạch. Cho vào máy xay sinh tố cùng một ít nước để xay nhuyễn. Cho cả phần nước và cái vào nồi dùng 500ml nước đun sôi trong 3 – 5 phút.
  • Đổ hỗn hợp này vào thau sạch để mang đi xông hơi. Trong khi xông, bạn nhớ lấy bã tía tô, diếp cá đắp lên mặt để tẩy da chết. Xông hơi trong 7 – 10 phút và đắp mặt thêm 5 phút là được.

Cách xông mặt bằng cây tía tô đúng cách:

Việc xông hơi đúng cách không chỉ mang lại hiệu quả điều trị và làm đẹp da mà còn tránh được một số tác hại nhất định. Dưới đây là một số thắc mắc trong cách xông mặt với lá tía tô:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Cách xông mặt bằng cây tía tô đúng cách?

1. Xông mặt bằng lá tía tô mấy lần 1 tuần?

– Xông mặt bằng lá tía tô trị mụn, nám và làm đẹp da nếu mới thực hiện bạn áp dụng 1 lần/tuần để thử phản ứng da. Nếu da bạn không dị ứng thì tăng lên 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả cao. Sau 2 – 4 tuần, bạn sẽ thấy làn da sạch mụn và trắng sáng hơn.

2. Xông mặt bằng lá tía tô bao nhiêu phút?

– Với các phương pháp xông hơi da mặt bằng nguyên liệu thiên nhiên, bạn chỉ thực hiện 10 – 15 phút (hoặc 7 – 10 phút với da nhạy cảm). Xông lâu có nguy cơ làm cho da bị tổn thương, mẩn đỏ.

3. Xông mặt bằng lá tía tô có bắt nắng không?

– Sử dụng phương pháp làm đẹp này sẽ không tránh khỏi được tình trạng da bị bắt nắng. Do đó bạn nhớ bôi kem chống nắng hàng ngày và che mặt cẩn thận khi đi ra ngoài.

4. Xông mặt bằng tía tô có dị ứng không?

– Dù tía tô là nguyên liệu thiên nhiên dịu nhẹ, lành tính, nhưng cũng có thể gây dị ứng. Bạn hãy test với vùng da ở mặt trong cánh tay trước khi sử dụng cho da mặt để tránh tình trạng dị ứng với tinh dầu tía tô.

Cách nấu nước tía tô uống đẹp da, tốt cho sức khỏe đơn giản dễ làm:

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon:

Cách chọn mua cây tía tô tươi ngon:

  • Bạn nên chọn mua những lá tía tô có bề mặt trơn láng, lá vẫn còn tươi mới.
  • Phần lá gần với cuống lá có màu tím càng đậm thì khi nấu nước sẽ càng thơm và ngọt.
  • Không mua những lá tía tô có đã bị héo, lá ngả màu vàng, bị dập hoặc bị hư thối.

Cách chọn mua chanh tươi ngon:

  • Khi mua chanh bạn nên dùng tay ấn nhẹ vào lớp vỏ chanh bên ngoài, nếu thấy tinh dầu bắn ra thì đây là chanh tươi, không bị ngâm hóa chất.
  • Chọn mua những quả chanh có kích thước vừa phải, vỏ ngoài căng, có màu xanh tươi sáng, cầm cảm thấy nặng tay.
  • Nên chọn chanh có da mỏng, trên da không có nấm, không bị vón cục.
  • Không mua chanh có vỏ ngoài xỉn màu hoặc xuất hiện những đốm vàng nhợt.

1. Cách chế biến Nước lá tía tô:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Cách chế biến Nước lá tía tô

Nguyên liệu làm Nước tía tô:

Lá tía tô 200 gr

Chanh 1 trái

Muối 1/2 muỗng cà phê

Sơ chế và nấu nước tía tô:

– Lá tía tô sau khi mua về bạn rửa sạch cả lá lẫn cây, sau đó dùng kéo hoặc dao cắt thành từng khúc dài khoảng 1 lóng tay cho vào nồi.

– Cho tiếp khoảng 2 lít nước sôi, đậy nắp lại và đun khoảng 20 phút. Để lá tía tô ra hết tinh chất sau 20 phút nấu bạn tắt bếp và ủ thêm 20 phút nữa.

Hoàn thành:

  • Khi nước lá tía tô đã ủ xong bạn cho vào 1/2 muỗng cà phê muối và vắt vào đó nước cốt 1 trái chanh, bạn lưu ý bỏ luôn vỏ quả chanh vào nồi nước sau khi vắt nhé. Khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện cùng với nhau là đã có thể thưởng thức.

Thành phẩm:

  • Như vậy là đã có ngay món nước lá tía tô thanh mát cho cả nhà dùng rồi. Nước có màu hồng đẹp mắt, hương thơm của lá tía tô và vị chua thanh của chanh, rất dễ uống. Ngon hơn nếu bạn dùng lạnh nhé.

2. Cách nấu nước lá tía tô đường phèn

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Cách nấu nước lá tía tô đường phèn

Chuẩn bị nguyên liệu

Lá tía tô: 400g

Nước lọc: 2 lít

Citric axit: 20g

Đường phèn: 500g

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế lá tía tô

  • Lá tía tô cắt lấy lá bỏ thân, ngâm nước muối khoảng 5 phút.
  • Rửa sạch lại 2-3 lần với nước.

Bước 2: Nấu lá tía tô

  • Cho lá tía tô vào nồi cùng nước sôi, đun trong 5 phút rồi tắt bếp.
  • Vớt lá ra.
  • Cho vào nồi nước 500g đường phèn và 20g citric axit và đun thêm 5 phút.
  • Sau khi đun sôi, lọc cặn, lấy nước là hoàn thành.

Bước 3: Thành phẩm

  • Thành phẩm nước lá tía tô đường phèn thơm ngon. Ngọt thanh của đường phèn rất dễ uống.
  • Mỗi ngày 2 ly nước lá tía tô đường phèn để làn da của bạn được cải thiện và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

3. Cách nấu nước lá tía tô mật ong

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Cách nấu nước lá tía tô mật ong

Chuẩn bị nguyên liệu

Lá tía tô: 100g

Mật ong: 2 muỗng canh

Nước lọc: 2 lít

Chanh: nửa trái

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế lá tía tô

  • Lá tía tô bỏ thân lấy lá, ngâm nước muối khoảng 5 phút.
  • Rửa sạch lại 2-3 lần, để ráo.

Bước 2: Nấu lá tía tô

  • Cho lá tía tô đun cùng nước sôi khoảng 5 phút.
  • Vớt lá ra lấy nước.

Bước 3: Cho mật ong vào

  • Sau khi vớt lá ra, tranh thủ lúc còn nóng cho 2 muỗng canh mật ong và nước cốt chanh (nửa trái) vào khuấy đều.
  • Cho nước lá tía tô vào bình bỏ ngăn mát tủ lạnh khi nào uống thì rót ra ly.

Bước 4: Thành phẩm

  • Thành phẩm nước lá tía tô mật ong thơm ngon, ngọt thanh vị mật ong thơm hương lá tía tô.
  • Mỗi ngày 3 ly tía tô trước bữa ăn chính khoảng 20 phút giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng, đẹp da, trắng sáng.

4. Cách nấu nước lá tía tô với gừng:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Cách nấu nước lá tía tô với gừng

Chuẩn bị nguyên liệu

Lá tía tô: 200g

Gừng: Nửa củ

Nước lọc: 1 lít

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Rửa sạch lá tía tô với nước muối, ngắt bỏ lá héo, đập dập phần còn lại.
  • Gừng để nguyên vỏ, rửa sạch, đập dập.

Bước 2: Nấu lá tía tô

  • Đun sôi lá tía tô và gừng khoảng 20 phút.
  • Lược bỏ bả lấy phần nước là đã có thể thưởng thức.

Bước 3: Thành phẩm

  • Thành phẩm nước là tía tô nấu với gừng thơm ngon mùi gừng.
  • Mỗi ngày hãy uống ít nhất một ly tía tô để cuộc sống bạn được cải thiện từng ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng lá tía tô cho bệnh nhân có vấn đề về huyết áp

  1. Lá tía tô có tác dụng kiểm soát và điều hòa huyết áp, do đó nhiều bệnh nhân cao huyết áp hoặc huyết áp thấp sử dụng loại cây này như một bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng lá tía tô cho bệnh nhân có vấn đề về huyết áp cần chú ý một số điểm sau:
  2. Tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước để tránh gây ảnh hưởng đến tác dụng của loại thuốc đang được kê cũng như để nhận được chỉ dẫn về liều dùng, cách dùng phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.
  3. Ngoài bệnh nhân huyết áp cao hoặc thấp, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và trẻ em cũng cần cẩn trọng khi ăn các món ăn có lá tía tô hoặc uống nước nấu từ loại cây này. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo sử dụng đúng cách và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
  4. Hoạt chất trong lá tía tô có thể xung đột với một số loại thảo dược, thực phẩm khác nên tuyệt đối không sử dụng chúng cùng nhau. Hãy tìm hiểu kỹ hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia để sử dụng loại lá này đúng cách.
  5. Theo Đông y, không nên sử dụng lá tía tô cho người đang bị cảm nóng, ra nhiều mồ hôi hoặc người đang bị tiêu chảy,…

Ngoài đun nước uống, dùng theo 3 cách này sẽ giúp F0 nhanh khỏi bệnh:

Chuyên gia Đông y cũng phải gật gù trước công dụng của lá tía tô. Nhất là khi áp dụng điều trị F0 tại nhà trong tình hình hiện tại.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Lương y ghi nhận, lá tía tô là rau thơm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng, để trừ cảm mạo, chữa ho có đờm. Hạt làm trà uống và dùng làm thuốc…

Y học hiện đại cũng công nhận, tía tô có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe và P. Chúng không chỉ giúp món ăn của bạn thêm màu sắc, mùi vị, giúp bạn ngon miệng hơn mà còn có tính năng hỗ trợ trị bệnh cực tốt. Trong đó có công dụng trị ho.

Ăn cháo trứng trộn hành, tía tô:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Cháo trứng bổ dưỡng, thêm hành hoa, tía tô có công dụng giải cảm, giảm đau nhức mỏi toàn thân.

– Từ lâu, dân gian ta đã áp dụng cách ăn cháo trứng trộn hành hoa, tía tô để giải cảm, giúp người hết đau mỏi. Nhiều F0 điều trị tại nhà cũng luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, khó ăn cơm có thể ăn cháo trứng trộn hành hoa, tía tô sẽ giúp dễ chịu hơn.

– F0 bị nhạt mồm nhạt miệng cũng sẽ được kích thích đáng kể nhờ những loại gia vị như hành hoa, tía tô.

Dùng lá tía tô đun nước xông:

F0 điều trị tại nhà có thể gặp phải các triệu chứng nghẹt mũi, đau nhức đầu… rất khó chịu. Lúc này, dùng lá tía tô đun nước xông sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những điều này.

– Theo lương y Bùi Hồng Minh, để tăng thêm công dụng, bạn có thể cho lá tía tô đun với kinh giới hoặc tía tô và sả, chanh. Tất cả những thứ bạn cần là chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, đem đun sôi trong nồi nước rồi xông. Khi xông chú ý dùng khăn bông trùm kín đầu, chỉ xông phần mũi, không xông toàn bộ cơ thể, không xông khi đang sốt cao…

– Giải thích thêm về công dụng của những nguyên liệu đi kèm nồi xông tía tô, lương y cho biết, trong Đông y, kinh giới cũng được sử dụng để giải cảm, sốt, cúm, nhức đầu, viêm họng. Ngoài ra, sả có công dụng sát khuẩn, chống viêm, tiêu đờm.

Lưu ý dùng cây tía tô điều trị F0 tại nhà:

Cây tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Lưu ý dùng cây tía tô điều trị F0 tại nhà

– Trẻ em và phụ nữ mang thai muốn dùng nước lá tía tô nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

– Mua lá tía tô cần mua loại có nguồn gốc rõ ràng, đem về phải rửa sạch, ngâm nước khoảng 10 phút rồi mới đem ra sử dụng.

– Khi đun sôi nước lá tía tô, không nên đun quá 15 phút vì dễ khiến tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Điều này làm giảm hiệu quả đối với người dùng.

– Không nên để lâu trong tủ lạnh vì càng để lâu, các chất dinh dưỡng sẽ không còn như ban đầu.

– Không uống nước lá tía tô trong thời gian dài vì có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng huyết áp.

– Đối với chị em đang khỏe mạnh muốn dưỡng nhan cũng không nên lạm dụng uống nước lá tía tô quá nhiều. Mỗi lần trước khi ăn chỉ uống một cốc tầm 300ml ở dạng ấm là tốt nhất. Sau 7 ngày cần dừng lại 1 tuần rồi mới dùng tiếp.

Trên đây là các công dụng về cây tía tô đối với sức khỏe con người. Ngoài công dụng điều trị bệnh, chúng còn chăm sóc sắc đẹp – dưỡng da – giảm cân,… Nhưng không vì thế mà chúng ta lạm dụng quá, hãy cân nhắc trước khi sử dụng để đảm bảo được sức khỏe cho mọi người. Chúc các bạn thành công!

Tổng hợp từ các nguồn tin.