Tâm lý của trẻ ở hiện tại nó đang được diễn ra rất phức tạp vì vốn trẻ nhỏ khó khăn khi giao tiếp với người lớn, ngôn ngữ chưa nhiều để có thể diễn tả hết lời muốn nói. Cho nên, khi chúng ta phát hiện bệnh đôi lúc nó hơi chuyển nặng. Và có các vấn đề liên quan đến tâm lý dẫn đến các rối loạn trong sinh hoạt, học tập, thậm chí còn có thể gây ra những cơn đau thể chất. Yếu tố gia đình, học đường, bạn bè, có thể là nguyên nhân đưa đến các khó khăn trong tâm lý ở trẻ trong bất kỳ lứa tuổi nào.
Những vấn đề tâm lý của trẻ nếu được phát hiện sớm có thể giúp hạn chế những trở ngại sau này, tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu một cách chính xác khi nào cần phải đưa trẻ đi khám tâm lý.
Trên thực tế, khi đối diện với các vấn đề tâm lý của trẻ em, nhiều cha mẹ thường cho rằng ở con trẻ sẽ không có gì để lo lắng hay buồn bã… mọi chuyện đơn giản rồi sẽ qua thôi. Nhưng bên cạnh các bệnh về thể lý, thì sức khỏe tinh thần cũng là một yếu tố cần được quan tâm.
Để hiểu rõ hơn về các vấn đề tâm lý của trẻ hãy thử tham khảo qua bài viết dưới đây để biết cách nhận ra bệnh và cách xử lý sao cho nhanh chóng và phù hợp nhé!
Những vấn đề tâm lý của trẻ mà thường mắc phải:
Có hai vấn đề chính trong tâm lý của trẻ mà thường gặp bao gồm:
– Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ: Một trẻ phát triển bình thường phải đạt được các mốc như vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ, nhận thức, khả năng tự lập…tương ứng với độ tuổi sinh học của trẻ.
– Một vấn đề khác ít được quan tâm nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ là những tương tác, giao tiếp với những người xung quanh, tương tác xã hội…
Nếu trẻ có những vấn đề bất thường ở 2 vấn đề trên thì có thể trẻ đã gặp phải một vấn đề về tâm lý nào đó.
Một số vấn đề về tâm lý của trẻ trong giai đoạn phát triển ta có:
Chậm nói:
- Đối với những trường hợp trẻ khi 12 tháng không bập bẹ nói, 16 tháng không thể nói được từ đơn, không nói được từ đôi lúc 24 tháng tuổi….
- Đối với trẻ chậm nói có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như trẻ không nhận đủ kích thích từ môi trường bên ngoài, trẻ có vấn đề về khả năng nghe, chậm phát triển trí tuệ toàn diện hay trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Cách xử lý khi thấy trẻ bị các biểu hiện trên:
- Tuỳ theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ cha mẹ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.
- Đối với trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ có vấn đề về thính lực. Các bác sĩ phải điều trị về thính lực cho trẻ.
- Đối với trẻ bị điếc nhẹ và điếc trung bình thì việc điều trị trước 5 tuổi rất có hiệu quả.
Nói lắp:
- Là tình trạng ảnh hưởng tới nhịp điệu và sự liền mạch của câu nói. Mặc dù trẻ biết mình muốn nói gì nhưng lại không thể nói trôi chảy được.
Khi có giọng nói ngọng, tâm lý của trẻ như thế nào?
- Trẻ phát âm sai một từ khi nói, ví dụ như nói từ hoa thành ha, ảnh thành ẳn… là hiện tượng ngôn ngữ bị rối loạn. Ngôn ngữ của trẻ hình thành dựa trên cơ sở các phản xạ có điều kiện.
- Ngôn ngữ được hình thành từ những tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài kích thích vào thính giác. Nói ngọng gặp phổ biến ở trẻ nhỏ, nhiều người lớn cũng bị mắc chứng này.
Có thể chữa nói ngọng cho trẻ ở nhà, phụ huynh cần kiên trì. Cần lưu ý khi chữa nói ngọng cho trẻ:
- Giữ cho bé một tinh thần thoải mái, không gây căng thẳng, gây áp lực cho bé.
- Từ từ hướng dẫn bé cách đặt lưỡi, cách lấy hơi, làm mẫu cho bé để bé có thể học theo.
- Chú ý cách phát âm của bản thân cũng như các thành viên khác trong gia đình, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người nói ngọng.
- Tạo cho trẻ môi trường rộng như ở công viên nơi có đông người, cho bé tham gia các hoạt động giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp với mọi người.
- Khi nói chuyện hay hát cho bé nghe phải dùng từ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ bắt chước được theo những gì bạn nói, hát.
Tâm lý của trẻ khi bị chứng tự kỷ:
- Trẻ xuất hiện dấu hiệu chậm nói hay đã nói được nhưng không nói lại, phát âm những từ vô nghĩa;
- Giảm tương tác xã hội khi nhận thấy trẻ không biết chỉ tay khi được 12 tháng, ít giao tiếp bằng mắt, ít những cử chỉ giao tiếp, chỉ thích làm theo ý mình, chơi một mình không biết chia sẻ;
- Bất thường về hành vi như đi kiễng gót, quay tròn, ngắm nhìn tay…Những thói quen hành vi này luôn lặp lại rập khuôn, trẻ luôn luôn làm mọi việc theo một trình tự…
Rối loạn lo âu – trầm cảm:
- Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trẻ có những biểu hiện của rối loạn lo âu hay trầm cảm, vấn đề này hay gặp ở những trẻ trên 5 tuổi. Trẻ có thể biểu hiện ít nói chuyện, rối loạn giấc ngủ, trẻ luôn cảm giác lo âu sợ hãi, kém tập trung, dễ cáu, dễ bị kích thích…
- Đối với những trường hợp này nặng hơn của trẻ là có hành vi muốn tự tử, là trường hợp trẻ bị trầm cảm nặng. Khi ba mẹ quan sát thấy trẻ như thế, nên quan tâm và đưa trẻ đi khám bác sĩ để ngăn ngừa trường hợp đáng tiếc và xấu nhất sẽ xảy ra.
Tâm lý của trẻ khi bị tăng động giảm chú ý (ADHD):
Tuy là trẻ tăng vận động, nhưng không có khả năng tập trung chú ý đối với những kích thích từ bên ngoài như:
- Ví dụ như trẻ tăng động thường xuyên chạy nhảy, không ngồi yên trong lớp học hoặc rời khỏi vị trí khi chưa được đồng ý…Trẻ giảm chú ý như khó khăn trong việc duy trì vị trí của mình trong các hoạt động, dễ bị xao nhãng bởi những kích thích bên ngoài, quên những hoạt động hàng ngày…
- Tỷ lệ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý khoảng 4-6%, trẻ nam mắc cao hơn gấp 3 lần trẻ gái.
- Các rối loạn đi kèm thường gặp: Rối loạn chống đối, rối loạn ứng xử, rối loạn tic, rối loạn lo âu, trầm cảm, các khuyết tật học tập.
Các yếu tố hình thành nên bệnh lý này do:
Yếu tố sinh học: di truyền, bệnh lý của mẹ khi mang thai, tổn thương não khi sinh, bệnh lý sau sinh, sinh non, sử dụng một số thuốc.
Yếu tố môi trường:
- Môi trường sống không ổn định: chật chội, đông đúc, ồn ào.
- Căng thẳng tâm lý trong gia đình.
- Xem tivi, chơi điện tử, dùng Internet quá nhiều.
- Một số yếu tố độc hại do ô nhiễm môi trường.
Ta có vài cách để chữa chứng rối tăng động giảm chú ý:
Sử dụng thuốc:
– Là các nhóm thuốc giúp giảm sự tăng hoạt động và tăng độ tập trung chú ý cho trẻ. Các thuốc này phải được sử dụng theo chỉ định của bác sỹ. Khi gặp tác dụng không mong muốn (rối loạn ăn, ngủ, đau đầu…), cha mẹ cần liên lạc với bác sỹ và tuân theo hướng dẫn.
Hướng dẫn chung cho cha mẹ:
– Hãy giao việc cho trẻ, điều này giúp trẻ có cảm giác về trách nhiệm và nâng cao lòng tự trọng của trẻ.
– Thói quen là điều đặc biệt quan trọng với trẻ. Hãy đặt ra thời gian biểu nhất định về giờ ăn, giờ làm bài tập, giờ xem TV, giờ đi ngủ và giờ thức dậy. Hãy luôn tuân thủ theo thời gian biểu.
– Tìm điểm mạnh của trẻ (vẽ, toán, kỹ năng vi tính…) để khuyến khích trẻ.
– Nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh đòi hỏi tư duy, tránh chơi game điện tử, trò chơi bạo lực.
– Cho trẻ tham gia thể dục, thể thao vừa sức.
– Luôn nhắc trẻ luật lệ, nội quy trước khi đến nơi công cộng.
– Nếu trẻ mắc lỗi cần kiên trì nhắc nhở, giải thích, kiểm soát hành vi. Nếu không sửa lỗi có thể phạt bằng hình thức phù hợp như mất quyền lợi, thời gian tách biệt… Tránh đánh mắng trẻ
Giúp trẻ trong học tập:
– Thiết lập thói quen, thời gian biểu cho việc làm bài tập ở nhà (giờ học, nơi học).
– Hạn chế những kích thích gây xao nhãng trong giờ học (tiếng ồn, TV, điện thoại, những thứ vụn vặt trong tầm với…).
– Giúp trẻ bắt đầu một nhiệm vụ (VD: cùng đọc đề bài, cùng làm những mục đầu tiên). Quan sát khi trẻ làm tiếp những mục sau và đưa ra những phản hồi. Giảm dần sự giúp đỡ.
– Thường xuyên giữ liên lạc với giáo viên. Trao đổi những khó khăn và những điểm tích cực của trẻ.
– Khuyến khích tham gia các sinh hoạt nhóm, đoàn thể.
Các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ 0 đến 16 tuổi:
Mỗi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên đều trải qua những biến đổi tâm sinh lý khác nhau. Dân gian có câu ” Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, ta không thể áp đặt được cái suy nghĩ của bản thân lên con cái và bắt chúng làm theo ý mình.
Vì vậy, không ít cha mẹ gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu để giáo dục trẻ như thế nào cho phù hợp. Để giúp cho cha mẹ hiểu hơn về đặc điểm tâm sinh lý trẻ từ 0 đến 16 tuổi, hãy lắng nghe những chia sẻ dưới đây nhé?
Giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi:
– Ngay khi trẻ được sinh ra có sự thay đổi từ môi trường ổn định trong bào thai sang một môi trường mới với nhiều biến đổi như ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh…
– Trong những năm đầu của cuộc đời trẻ cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng, vì vậy năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động đến sự phát triển của trẻ.
– Giai đoạn này trẻ chưa biết nói nên mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ tiền ngôn ngữ, là mối quan hệ ruột thịt thông qua tiếp xúc giữa cơ thể mẹ và cơ thể trẻ để thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý của đứa trẻ.
- Về ngôn ngữ trẻ 7-8 tháng biết phát ra âm đơn giản, biết lạ quen.
- Vào 12 tháng tuổi biết nói một số từ đơn giản.
Yếu tố tâm lý của trẻ:
Trong giai đoạn này trẻ cần được quan tâm, yêu thương của người chăm sóc đặc biệt là vai trò của người mẹ:
- Nếu giai doạn này người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, dồn tất cả nỗi thất vọng, lo lắng của mình lên đưa trẻ;
- Nếu trẻ sống trong môi trường thay đổi liên tục hoặc những nhu cầu vật chất không được đáp ứng có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho đứa trẻ.
Tuy vậy, trong xã hội không phải nhu cầu nào cũng được đáp ứng mà dần dần trẻ phải học theo quy luật, quy tắc như trẻ đói phải biết chờ đợi thức ăn đang nóng. Nhưng điều quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của các thành viên trong gia đình.
Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi:
– Giai đoạn này trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh vì trẻ đã biết đi. Nếu như trước đây người lớn mang đồ vật đến cho trẻ còn bây giờ trẻ tự đến tiếp xúc với đồ vật bằng cảm giác và vận động. Sự phát triển ngôn ngữ, trẻ chủ động tiếp xúc với người lớn vừa nói vừa làm, trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói.
- Ví dụ: Mẹ bảo yêu em, trẻ sẽ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ của người mẹ. Ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này, bé nói từ đơn rồi nói cụm từ và thành câu.
Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi:
– Bé khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng, hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh, biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện. Trẻ thích thú trong các hoạt động trò chơi, học nói, học ăn hay đặt câu hỏi tại sao và bắt đầu đưa ra ý kiến.
– Giai đoạn này, cái tôi của trẻ được hình thành, bắt đầu nhận thức được giới tính hay đặt câu hỏi “tại sao?” Trong quan hệ tình cảm bé tiến tới nhận ra vị trí của mình giữa mọi người, thoát khỏi đòi hỏi tuyệt đối về mình.
Giai đoạn từ 6 trên 11 tuổi:
– Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập, bước vào các hoạt động trí nhớ, tư duy để trẻ bước vào trường học, đây là bước ngoặt quan trọng. Nội dung học tập được mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ vượt ra phạm vi những từ ngữ sinh hoạt cụ thể mà đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học trừu tượng.
– Đến cuối độ tuổi này nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống, không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè.
Giai đoạn từ 11 đến 16 tuổi:
– Bước sang giai đoạn này cơ thể trẻ lớn lên rất nhanh, có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy đây còn gọi là độ tuổi đậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm.
Nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân:
- Với bước biến chuyển này giúp thiếu niên nhận thức, đánh giá được bản thân.
- Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên sẽ xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội.
- Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Do đó đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác quá chú ý cũng dể tạo cho các em tự cao , đánh giá cao bản thân của mình. Trái lại những thất bại nhỏ nếu bị dè biểu cũng có thể gây cho các em rụt rè, tự ti. Sự ổn định hình thành nhân cách trước đây sẽ bị phá vỡ, tạo nên sự thay đổi cấu trúc nhân cách, từ trẻ em sang người lớn trưởng thành.
Đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên rất phức tạp, vì vậy trẻ cần có sự quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn của người lớn, giúp các em từng bước tự chủ trong mọi hoạt động. Một chỗ dựa tình cảm vững chắc sẽ giúp trẻ thoải mái và có những suy nghĩ tích cực hơn trong giai đoạn này.
Khám tâm lý của trẻ phụ huynh cần lưu ý điều gì?
– Việc thăm khám và đánh giá tâm lý luôn cần có cha mẹ hợp tác cùng tham dự để lắng nghe, thấu hiểu vấn đề của trẻ. Cha mẹ hoặc người chăm sóc chính sẽ đóng vai trò quan trọng để cung cấp thông tin về trẻ cho các nhà tâm lý.
– Cha mẹ nên giải thích rõ ràng cho trẻ về việc đến phòng khám tâm lý trò chuyện; không hù dọa trẻ theo kiểu bác sĩ sẽ tiêm, bắt… để trẻ có tâm trạng thoải mái, hợp tác khi đến khám.
Theo các nguồn tin tổng hợp.