Bệnh suy thận có thể gây tử vong cao và điều trị khó dứt điểm

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao. Bên cạnh đó, căn bệnh này thường khó phát hiện ở những giai đoạn đầu, nhất là khi tình trạng mới khởi phát. Cho nên các nguyên nhân, dấu hiệu hay cách phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả là biện pháp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.

Theo thống kê năm 2019, số người bị suy thận ở nước ta vào khoảng 5 triệu. Số ca bệnh mắc mới cũng đang có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ người chuyển sang giai đoạn cuối chiếm đến 0,1% dân số. Bệnh suy thận không chỉ là gánh nặng cho sức khỏe, tinh thần mà còn khiến cho kinh tế nhiều gia đình kiệt quệ.

Việc nhận biết sớm triệu chứng suy thận giai đoạn đầu qua các dấu hiệu điển hình là yếu tố then chốt giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc phát hiện và nhận biết sớm các biểu hiện bệnh lý là điều rất cần thiết. Dưới đây là 7+ các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu được các bác sĩ chuyên khoa tổng hợp cho các bạn tham khảo để đề phòng cho bệnh cho người thân mình!

Bệnh suy thận là gì?

Thận là cơ quan nằm về phía lưng dưới của cơ thể người, phân bố ở hai bên cột sống. Tác dụng là ổn định lượng dịch, bài tiết các chất dư thừa từ sự chuyển hóa của cơ thể và một số chức năng khác như bảo tồn hay đào thải các chất khác ra khỏi cơ thể thông qua tiểu tiện.

Các dấu hiệu của suy giảm chức năng ở thận khi mới hình thành thường không mang tính chất đặc trưng và phát triển theo thời gian. Nguyên nhân là do thận bao gồm hai quả thận có khả năng hỗ trợ cho nhau rất hiệu quả. Do đó, nhiều trường hợp người mắc bệnh suy thận không được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ dẫn đến việc điều trị bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Điều này dẫn đến những thải trong máu không thể lọc ra ngoài và tích tụ lại trong cơ thể. Suy thận là giai đoạn cuối của bệnh lý thận mạn tính.

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Suy thận là bệnh lý mà tình trạng thận bị mất chức năng và không còn khả năng lọc các chất thải từ máu.

Suy thận được phân làm 3 loại, đó là:

Suy thận mạn tính:

  • Bệnh lý đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng của thận sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài và khó có thể điều trị dứt điểm được. Vì vậy, việc phát hiện dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu giúp kịp thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Nguyên nhân cơ bản phải được xác định và điều trị để ngăn chặn tiến trình, và lọc máu có thể cần thiết để thu hẹp khoảng cách thời gian cần thiết để điều trị các nguyên nhân cơ bản này.

Suy thận cấp tính:

  • Là tình trạng mà chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng khá nhanh, chỉ trong vòng vài ngày. Việc điều trị cần được tiến hành ngay với các phương pháp tùy theo từng tình trạng bệnh của từng người, trong đó có chạy thận nhân tạo.
  • Có thể là hậu quả lâu dài của bệnh cấp tính không hồi phục hoặc một phần của sự tiến triển của bệnh.

Suy thận cấp tính-mãn tính:

  • Tổn thương thận cấp tính có thể xuất hiện cùng với bệnh thận mãn tính, một tình trạng được gọi là suy thận cấp tính mãn tính (AoCRF). Phần cấp tính của AoCRF có thể hồi phục được và mục tiêu điều trị, cũng như với AKI, là đưa người bệnh trở lại chức năng thận ban đầu, thường được đo bằng creatinine huyết thanh.
  • Giống như AKI, AoCRF có thể khó phân biệt với bệnh thận mãn tính nếu người đó không được bác sĩ theo dõi và không có kết quả xét nghiệm máu cơ bản (tức là trong quá khứ) để so sánh.

Các giai đoạn của bệnh suy thận:

Suy thận được phân thành 5 giai đoạn, từ rất nhẹ (giai đoạn 1) đến tình trạng chức năng ở thận bị suy giảm hoàn toàn (giai đoạn 5). Triệu chứng và biến chứng bệnh tăng lên khi các giai đoạn tiến triển. Cụ thể:

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Giai đoạn của bệnh thường trải qua 5 giai đoạn từ nhẹ đến nặng.

Giai đoạn 1:

– Giai đoạn này rất nhẹ. Người bệnh có thể không có triệu chứng và không có biến chứng rõ ràng. Ở giai đoạn 1, việc duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.

Giai đoạn 2:

– Thận suy yếu ở giai đoạn 2 vẫn coi là một dạng nhẹ, nhưng các vấn đề có thể phát hiện qua mức lọc cầu thận giảm nhẹ, xuất hiện protein trong nước tiểu hoặc tổn thương thực thể ở thận có thể rõ ràng hơn.

– Các phương pháp ở duy trì lối sống tích cực vẫn được sử dụng ở giai đoạn 2, nhưng người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ khác có thể làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn.

Giai đoạn 3:

– Bệnh ở giai đoạn này được coi là trung bình, đôi khi được chia thành 3A và 3B. Thận của người bệnh không hoạt động tốt như bình thường. Các triệu chứng có thể trở nên rõ ràng hơn như bị sưng bàn tay, bàn chân, đau lưng và đi tiểu thường xuyên.

Giai đoạn 4:

– Bệnh thận giai đoạn 4 được coi là mức độ trung bình – nặng. Thận hoạt động không tốt, nhưng chức năng thận của người bệnh vẫn chưa suy giảm hoàn toàn. Các triệu chứng có thể bao gồm các biến chứng như thiếu máu, huyết áp cao và bệnh xương khớp.

– Giữ lối sống lành mạnh vẫn là yếu tố sống còn để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp để làm chậm tổn thương thận.

Giai đoạn 5:

– Ở giai đoạn 5, thận của người bệnh bị suy hoàn toàn. Các triệu chứng của sự suy giảm chức năng thận trở nên rõ rệt, bao gồm nôn và buồn nôn, khó thở, ngứa da…

Các nguyên nhân, dấu hiệu hay biến chứng về bệnh suy thận giai đoạn đầu:

Nguyên nhân gây ra suy thận và các đối tượng dễ mắc phải như:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra suy thận, tuy nhiên để thuận tiện cho việc điều trị các nhà khoa học đã phân chia thành các nhóm sau.

Thường xuyên nhịn tiểu:

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Việc nhịn tiểu thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn nguy hiểm này này.

∝ Bởi khi đó lượng nước tiểu chưa được đào thải ra ngoài sẽ gia tăng áp lực lên thành bàng quang, làm suy giảm chức năng tiểu tiện. Lâu ngày có thể dẫn đến trào ngược bàng quang niệu quản, ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Lười uống nước:

∝ Lượng nước tối thiểu để duy trì hoạt động hàng ngày cho người bệnh là từ 2- 2,5 lít. Việc bổ sung không đủ lượng nước mỗi ngày sẽ khiến quá trình thanh lọc và bài tiết của thận bị ảnh hưởng. Lượng độc tố và các chất cặn bã chưa được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ và tăng cao trong cơ thể. Lâu ngày hình thành lên các khối sỏi, cản trở khả năng lọc máu của thận.

Do các bệnh về thận:

∝ Một số các bệnh về thận như nhiễm trùng thận, viêm cầu thận, sỏi thận, thận hư… nếu không được điều trị và khắc phục kịp thời có thể gây tổn thương và suy thận kéo dài.

Ăn mặn:

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng tới thận – cơ quan quan trọng quyết định tới sinh lý phái mạnh.

∝ Thói quen ăn mặn không những gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, huyết áp và làn da. Mà còn khiến hệ tiết niệu đặc biệt là thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân là bởi, ăn mặn sẽ khiến lượng nước trong cơ thể khó được bài tiết ra ngoài, làm tăng gánh nặng cho bàng quang và thận.

Lạm dụng tình dục:

∝ Việc lạm dụng tình dục thường xuyên với cường độ dày đặc có thể khiến thận bị “vắt kiệt sức”. Lâu ngày sẽ không còn khả năng thực hiện việc đào thải độc tố và cân bằng điện giải nuôi dưỡng cơ thể.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, suy thận còn có thể xảy ra ở những đối tượng dưới đây:

  • Người bị bệnh tiểu đường.
  • Suy tim.
  • Mắc các bệnh về gan.
  • Người bị cao huyết áp hoặc tắc nghẽn mạch máu ở chân và tay.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau kéo dài.
  • Người già, người lớn tuổi, chức năng thận bị suy giảm.

Dưới đây là những dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu thường gặp:

Việc phát hiện biểu hiện suy thận giai đoạn đầu có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều trị cũng như hồi phục. Các triệu chứng của bệnh thận giai đoạn đầu có thể khó xác định được. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng, nếu xuất hiện các dấu hiệu ban đầu như: tiểu ít, sưng phù tay chân, khó thở,… Khi bắt đầu điều trị bệnh, các triệu chứng này sẽ được cải thiện và người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều.

Ngủ ngáy to và kéo dài:

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Đối với người đang bị suy thận mạn tính sẽ rất hay gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ.

∝ Đây là hội chứng của tình trạng rối loạn giấc ngủ gây ra hiện tượng tạm ngưng thở một hoặc nhiều lần trong một đêm. Tuy thời gian hơi thở bị dừng chỉ kéo dài trong khoảng vài giây cho đến 1 phút, nhưng sau đó, sẽ ngáy rất to và kéo dài.

Suy nhược cơ thể:

∝ Đây là biểu hiện của suy thận giai đoạn đầu mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân là do tình trạng suy thận mạn tính đi kèm với tình trạng thiếu máu. Điều này dẫn đến chức năng hoạt động của thận bị suy giảm chỉ còn từ 20% đến 50% hiệu suất so với những người bình thường.

Da bị nổi ban và ngứa ngáy:

∝ Khi thận gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lọc các chất thải ở trong máu. Điều này khiến cho da thường xuất hiện phát ban và ngứa ngáy. Chính vì vậy, những triệu chứng bất thường ở da có thể là biểu hiện suy thận giai đoạn đầu cần lưu ý.

Đau lưng:

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Hầu hết các bệnh lý tại thận như thận yếu, thận hư, sỏi thận đều gây ra triệu chứng đau lưng.

∝ Khi xuất hiện những cơn đau lưng liên tục và lan dần ra phía trước vùng hông hoặc chậu, đây có thể là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu mà bạn cần chú ý.

Khó thở:

∝ Suy thận khiến cho cơ thể không thể lọc được chất thải trong máu ra ngoài và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Điều này là nguyên nhân dẫn đến cơ thể bị ứ dịch và gây suy giảm chức năng của phổi. Đồng thời, lượng hồng cầu giảm dẫn đến quá trình vận chuyển oxy sẽ gặp những khó khăn. Do vậy, khó thở là dấu hiệu của suy thận giai đoạn đầu mà nhiều người gặp phải.

Hơi thở có mùi hôi:

∝ Khi chất thải không thể đào thải ra khỏi cơ thể và tích trữ lại quá nhiều ở trong máu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, người mắc bệnh suy thận còn cảm thấy trong miệng như có vị của kim loại. Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh răng miệng khác.

Phù nề các chi:

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Người bị thận có thể bị phù ở mắt và chân.

∝ Chất thải không thể đào thải ra được khỏi cơ thể sẽ khiến cho người mắc bệnh suy thận gặp phải tình trạng cơ thể tích trữ nước, gây phù nề những vùng trên cơ thể như chân, tay và mặt. Do vậy, đây là biểu hiện của suy thận giai đoạn đầu thường gặp.

Trạng thái tiểu tiện bất thường:

∝ Chức năng của thận bị suy giảm sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tiểu tiện. Dấu hiệu của suy thận giai đoạn đầu cần phải lưu ý khi gặp phải các vấn đề như đi tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, nước tiểu có màu hoặc lẫn máu và có mùi bất thường.

Và các biến chứng nguy hiểm do bệnh suy thận gây ra:

Dù lọc máu có thể giúp giảm bớt áp lực cho thận, giúp thận khỏe hơn, nhưng việc này cũng không thể thay thế hoàn toàn chức năng của thận. Vì thế, người bị bệnh vẫn có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Một số biến chứng phổ biến nhất của tình trạng suy thận bao gồm:

Thiếu máu:

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Bất kỳ ai cũng có thể bị thiếu máu, nhưng tình trạng này thường phổ biến ở những người bị bệnh thận mạn tính.

∇ Người bệnh có thể bắt đầu bị thiếu máu trong giai đoạn đầu, nhưng trầm trọng hơn ở giai đoạn 3-5. Nguyên nhân của tình trạng này là do thận giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi thận không hoạt động bình thường, cơ thể sẽ thiếu hụt hồng cầu, gây ra thiếu máu.

Bệnh về xương và tăng phốt phát trong máu:

∇ Mỗi người cần canxi, vitamin D, phốt pho để có một bộ xương chắc khỏe. Khi thận khỏe sẽ giữ cho hàm lượng các chất này ổn định và bảo vệ sức khỏe của xương. Nếu bị suy giảm chức năng, thận có thể không thực hiện được vai trò cân bằng này. Đặc biệt, khi thận yếu, phốt pho không được đào thải ra ngoài mà tích tụ trong máu gọi là tăng phốt phát trong máu dẫn đến nguy hiểm.

Bệnh tim:

∇ Bệnh tim mạch và thận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đồng thời, bệnh tim chính là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở người đang lọc máu. Điều này được giải thích là bệnh tim sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Máu bị ùn ứ ở tim gây ra áp lực tích tụ trong tĩnh mạch chính nối với thận, có thể dẫn đến tắc nghẽn và giảm cung cấp máu chứa oxy cho thận. Điều này có thể gây ra bệnh thận.

∇ Và như một vòng tuần hoàn, khi thận hoạt động không tốt, hệ thống hormone điều hòa huyết áp của người bệnh phải làm việc nhiều hơn để tăng lượng máu cung cấp cho thận. Khi đó, tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến bệnh tim.

Tăng kali máu:

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Người bị bệnh thận nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng kali cần bổ sung thích hợp, từ đó điều chỉnh lại chế độ ăn uống.

∇ Kali chủ yếu tồn tại trong thực phẩm và có vai trò giúp các cơ hoạt động, bao gồm cả các cơ kiểm soát nhịp tim và hơi thở. Nếu thận khỏe mạnh sẽ đào thải lượng kali dư thừa ra ngoài để cân bằng nồng độ của chất này trong máu.

∇ Với người bị suy thận, thận không thể hoặc không đào thải hết kali dư thừa khiến cho thành phần này tồn tại quá nhiều trong máu gọi là tăng kali máu. Tình trạng này có thể gây đau tim hoặc dẫn đến tử vong.

Tích tụ nước trong cơ thể:

∇ Thận khỏe mạnh sẽ loại bỏ chất lỏng dư thừa trong máu, tránh nguy cơ tích tụ gây ra các vấn đề ở tim và phổi, huyết áp cao… Biểu hiện của tình trạng này là tim đập nhanh hơn, bàn chân bị sưng tấy. Khi bị tích tụ nước trong cơ thể, người bệnh thường được khuyên hạn chế uống nước, thực hiện chế độ ăn ít muối…

Sức khỏe tinh thần:

Suy thận không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động đến yếu tố tinh thần. Bệnh càng nặng, sức khỏe tinh thần của người bệnh càng bị ảnh hưởng. Một số yếu tố gây căng thẳng có thể bao gồm:

  • Áp lực tài chính khi chạy thận.
  • Phải tuân thủ lịch lọc máu nghiêm ngặt.
  • Cảm thấy trở thành gánh nặng cho người khác.
  • Đau đớn, mệt mỏi, ngủ kém, ăn uống kiêng khem.
  • Công việc bị ảnh hưởng.

Các cách điều trị hiệu quả hiện nay:

Tùy vào giai đoạn và mức độ suy thận mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp điều trị suy thận được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.

Tây Y trị bệnh suy thận:

Ở giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc để giảm nhanh các triệu chứng và kiểm soát tiến triển của bệnh. Cụ thể các loại thuốc điều trị suy thận gồm:

Thuốc chống tăng huyết áp:

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Nhóm DHP (Amlodipine, Nifedipine ) và non DHP (Verapamil, Diltiazem) hiệu quả trong hạ áp và giảm nguy cơ tim mạch.

– Nhóm thuốc này có khả năng ức chế thụ thể và men chuyển hóa, giúp hạ huyết áp và tăng cường chức năng thận hiệu quả. Một số loại thuốc tăng huyết áp thường được chỉ định cho người suy thận là: Captopril, Enalapril, Azilsartan….

Thuốc chống thiếu máu:

– Đối với những bệnh nhân suy thận mãn tính, tình trạng thiếu máu trong các xét nghiệm cận lâm sàng là điều không thể tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc chống thiếu máu như: Darbepoetin alfa – Aranesp, Mircera,…

Thuốc kiểm soát Cholesterol:

– Suy thận có thể gây ra nhiều bệnh lý trên hệ tim mạch. Vì vậy, trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm cho bệnh nhân các loại thuốc bổ sung nhằm loại bỏ các tác nhân xấu đến tim mạch. Một số loại thuốc kiểm soát Cholesterol như: Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Pitavastatin, Rosuvastatin,….

Ở giai đoạn bệnh nặng, ngoài việc dùng thuốc các bệnh nhân sẽ phải thực hiện một số biện pháp hỗ trợ để duy trì sự sống. Cụ thể:

Cấy ghép thận:

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Ghép thận được coi là lựa chọn điều trị tốt nhất cho những người bị suy thận.

– Khi thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép một quả thận khỏe mạnh vào cơ thể của người mắc bệnh. Mục đích là để tăng cơ hội sống và giúp người bệnh khỏe hơn. Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này, người bệnh phải tìm được nguồn hiến tặng thận phù hợp khả năng đáp ứng của cơ thể.

Chạy thận nhân tạo:

– Chạy thận nhân tạo là cách điều trị suy thận phổ biến hiện nay. Ở biện pháp này, máu của của người bệnh sẽ được rút từ mạch máu chuyển qua quả lọc (thận) nhân tạo để loại bỏ tạp chất và cặn bã dư thừa. Sau khi máu được làm sạch, chúng sẽ đi qua ống lọc và trở lại cơ thể.

Chữa suy thận bằng Đông y:

Ngoài Tây y thì suy thận bệnh học có thể điều trị bằng các bài thuốc Đông y. Bởi sự an toàn, lành tính, mang lại hiệu quả tận gốc nhờ các thành phần chủ yếu trong tự nhiên. Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị suy thận như:

Bài thuốc 1:

– Chuẩn bị địa hoàng thán, đỗ trọng, đương quy, quế quảng, phụ tử chế, đậu ký sinh, kỷ tử, lộc giác giao. Nguyên liệu sau khi rửa sạch thì đem sắc thành thuốc cùng 6 bát nước. Mỗi ngày uống 1 tháng, kiên trì dùng liên tục trong 12 tuần để bệnh đỡ.

Bài thuốc 2:

– Phục linh, hạn liên thảo, trạch tả, cúc hoa, hoài sơn, đan bì, rễ cỏ xước, nữ trinh tử, kỷ tử, thục địa sắc trong vòng 30 -45 phút. Chia nước thuốc làm 3 phần bằng nhau rồi uống hết trong ngày.

Bài thuốc 3:

– Bạch truật, phụ tử, sao du nhục, sơn dược, ba kích, tiên mao, phục linh bì, quế chi, bách bản, đẳng sâm sắc với 1 lít nước. Sau khi thuốc được thì chắt nước uống sau bữa ăn để đạt kết quả tốt nhất.

– Việc điều trị suy thận bằng các bài thuốc Đông y đòi hỏi người bệnh cần áp dụng đều đặn và liên tục. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh vẫn nên đi khám để được chẩn đoán và bốc thuốc đúng bệnh.

– Đồng thời trong quá trình sử dụng cần kết hợp thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và kịp thời có biện pháp xử lý khi cần.

Mẹo dân gian trị bệnh:

Điều trị suy thận bằng các mẹo vặt dân gian cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng. Bởi cách làm đơn giản, dễ thực hiện lại khá an toàn, lành tính. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ thích hợp với những ca bệnh nhẹ, mới khởi phát.

Trong trường hợp suy thận giai đoạn 2, 3,4.. người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị chuyên khoa đúng cách. Một số mẹo vặt dân gian hỗ trợ điều trị suy thận như:

Đỗ đen:

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, đậu đen còn giúp điều trị bệnh thận yếu hiệu quả.

Đậu đen chứa rất nhiều chất xơ và các dưỡng chất tốt cho chức năng của thận. Loại hạt này không những giúp lọc máu, giảm áp lực hoạt động mà còn tăng cường chức năng cho thận.

Cách dùng đậu đen chữa bệnh suy thận như sau:

  • Chọn những hạt đậu to đều và loại bỏ những hạt đậu bị sâu, lép, hỏng.
  • Đem đậu đi rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho lên bếp rang.
  • Đợi cho đậu nguội bớt thì cho vào hộp kín để dùng dần.
  • Mỗi lần uống thì lấy một nắm đậu đen cho vào ấm nước. Sau đó đun sôi khoảng 10 phút rồi chắt nước uống.

Râu ngô:

Râu ngô là vị thuốc lợi tiểu, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Chính vì thế, thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị chứng thận hư, thận yếu.

  • Người bệnh cần chuẩn bị 30g râu ngô 10g hạt tía tô, 50g bạch mao căn.
  • Các nguyên liệu trên sau khi làm sạch thì đun sôi với nước, uống như trà trong ngày.

Cây nhọ nồi:

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Theo Đông y, cây nhọ nồi thuộc nhóm các dược liệu có tính mát, vị chua ngọt, quy kinh chủ yếu tập trung ở gan và thận.

Nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực có tác dụng bổ thận, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng loại cây này để tăng cường chức năng cho thận và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

  • Cỏ mực sau khi rửa sạch, đem thái nhỏ, phơi khô sau đó sao vàng.
  • Mỗi ngày lấy khoảng 30g cỏ mực đun cùng 40g đỗ đen rồi chắt nước uống thành nhiều lần.

Ăn gì và kiêng gì khi bị suy thận?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp y tế, người bị thận còn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cách làm này sẽ giúp quá trình điều trị sớm đạt được kết quả như mong muốn, đồng thời giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Nên ăn gì khi bị suy thận?

Theo các chuyên gia, người bị suy thận nên tăng cường bổ sung những thực phẩm dưới đây để giúp thận phục hồi nhanh hơn.

Chất bột đường: Suy thận nên ăn gì, đáp án đầu tiên của câu hỏi này là các loại thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng, bột sắn, miến,…

Chất béo: Các chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu mè, đậu nành, oliu,…

Rau xanh: Hàm lượng chất chống oxy hóa trong nhóm thực phẩm này sẽ giúp bảo vệ thận khỏi các gốc tự do gây hại.

Hoa quả ngọt: Các loại quả ngọt như nho, táo, na, chuối sẽ giúp bổ sung khoáng chất và các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng cường chức năng cho thận.

Uống nhiều nước: Ưu tiên bổ sung 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh nhiệt, giải độc, cải thiện chứng tiểu rắt cho cơ thể.

Bệnh suy thận được biết đến là một bệnh lý rất nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý trong đó thận hoạt động ở mức thấp hơn 15% mức bình thường và có thể dẫn đến tử vong cao.
Ăn gì và kiêng gì khi bị suy thận?

Nên kiêng gì khi bị suy thận?

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung người suy thận cũng cần kiêng khem một số loại thức ăn dưới đây:

Muối: Ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể tăng nguy cơ bị cao huyết áp, phù thũng.

Chất đạm: Việc bổ sung quá nhiều đạm sẽ khiến gia tăng độc tố trong máu.

Thực phẩm giàu photpho: Các loại thực phẩm giàu photpho như nấm đông cô, hạt sen khô, cua, đường thốt nốt có thể khiến chức năng của thận bị suy giảm, hệ thống xương khớp trở nên mềm yếu, dễ vỡ.

Thực phẩm giàu kali: Những thực phẩm giàu kali nếu bổ sung quá nhiều trong giai đoạn suy thận cuối có thể làm tăng độc tố trong máu.

Thực phẩm giàu vitamin C: Các nghiên cứu khoa học cho thấy, việc bổ sung vitamin C trong chanh, khế, dứa,.. mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận và các bệnh liên quan.

Suy thận là bệnh khá nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong tuy nhiên nếu phát hiện sớm và có phác đồ điều trị đúng thì hoàn toàn có thể chữa khỏi được bệnh. Bệnh suy thận khi ở giai đoạn muộn thường không thể chữa khỏi nhưng vẫn có thể có phác đồ chữa trị để người bệnh có thể sinh hoạt được cuộc sống bình thường như mọi người.

Tham khảo và tổng hợp các thông tin từ các web khác nhau.

Thông tin liên hệ:

Trang chủ: https://gicungco.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/gicungcophaikhong

Twitter: https://twitter.com/GCungco

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/gi-cungco-48839723b/

Instagram: https://www.instagram.com/gicungco9981/

Pinterest: https://www.pinterest.com/gicungco318/

Instapaper: https://www.instapaper.com/p/GCungco