Rạn da (các đường vân) là một dạng sẹo, hình thành khi da bị co giãn nhanh, làm đứt gãy collagen và elastin- các cấu trúc nâng đỡ da. Chúng chỉ những vệt lõm vào thường xuất hiện trên bụng, ngực, hông, mông hoặc những vị trí khác trên cơ thể. Thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối.
Thường thì chúng không gây đau đớn hay có hại, nhưng một số người không thích cách chúng tạo ra vẻ ngoài cho làn da của họ. Không cần điều trị vì sẽ thường mờ dần theo thời gian nhưng sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn.
”Rạn da không chỉ là vấn đề của riêng các chị em phụ nữ trước và sau khi mang thai quan tâm. Mà tình trạng này còn gặp phải rất nhiều ở thanh thiếu niên cả nam và nữ trong quá trình phát triển về vóc dáng (dậy thì)”. Việc tìm hiểu về rạn da, nguyên nhân hình thành sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích trong việc phòng tránh và điều trị sao cho hiệu quả nhất.
Làn da không còn được mịn màng mà chằng chịt những vết rạn, khiến chị em không còn đủ tự tin để diện những bộ trang phục mà trước đây mình đã từng rất yêu thích. Một số cách trị rạn da có thể giúp bạn làm mờ và hạn chế sự phát triển vết rạn. Vậy rạn da có chữa được không? Có những cách trị rạn da thế nào hiệu quả? Đừng bỏ qua bài viết này để bỏ túi các cách trị rạn da thông qua bài viết dưới đây nhé!
Rạn da là gì?
Chúng là những vết nứt trên da, xuất hiện do tình trạng đứt gãy collagen và elastin khiến cho tổ chức da bị phá vỡ, mất đi độ đàn hồi vốn có và kết quả là hình thành nên các vết rạn trên da.
Tùy từng cơ địa và mức độ rạn của mỗi người mà vùng da bị rạn có thể có màu hồng nhạt, tím thẫm hay trắng hơn so với da bình thường gây mất thẩm mỹ và sự tự ti lớn đối với những người bị rạn da đặc biệt là chị em phụ nữ.
Và đối tượng nào có thể bị rạn da?
– Thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là do giai đoạn mang thai. Khi bụng tăng kích thước để tạo chỗ cho thai nhi, da bụng của thai phụ sẽ căng ra. Hormone tăng đột biến khi mang thai cũng có thể làm suy yếu cấu trúc da và gây rạn. Bất kỳ bộ phận cơ thể nào phát triển lớn hơn khi mang thai đều có thể bị rạn.
– Cả phụ nữ và đàn ông béo phì đều có thể bị rạn da. Ngay cả những người tập thể hình có ít mỡ cũng sẽ hình thành vết rạn khi cơ bắp phát triển nhanh. Trẻ em có khả năng bị rạn da nếu tăng chiều cao nhanh hoặc tăng cân nhanh ở tuổi dậy thì.
– Ngoài ra, thoa hoặc uống corticosteroid trong thời gian dài, tình trạng tăng cortisol cũng là nguyên nhân gây rạn da. Người mắc bệnh Cushing, hội chứng Marfan hoặc hội chứng Ehler-Danlos (EDS) cũng dễ hình thành các vết rạn da.
Những triệu chứng thường gặp như:
Các vết rạn da không giống nhau. Chúng khác nhau tùy thuộc vào thời gian bạn mắc phải, nguyên nhân gây ra chúng, vị trí của chúng trên cơ thể bạn và loại da bạn có. Các biến thể phổ biến bao gồm:
- Các vệt hoặc đường lồi lõm trên bụng, ngực, hông, mông hoặc các vị trí khác trên cơ thể.
- Vệt màu hồng, đỏ, đen, xanh lam hoặc tím.
- Các vệt sáng mờ dần thành màu nhạt hơn.
- Vệt bao phủ các khu vực lớn của cơ thể.
Và các nguyên nhân hình thành do đâu?
Rạn da là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường xuất hiện nhiều ở một số vị trí trên cơ thể, nhất là vùng hông và vùng đùi. Những vết rạn da thường không nguy hiểm nhưng lại khiến nhiều người mất tự tin về sự thiếu thẩm mỹ mà chúng gây ra.
Béo phì hay tăng cân quá nhanh:
∇ Bạn càng tăng cân trong một thời gian ngắn thì tình trạng rạn da sẽ xuất hiện càng nhiều. Đặc biệt vùng đùi và hông là những khu vực tập trung nhiều mỡ. Bởi khi trọng lượng cơ thể tăng nhanh khiến cho sự đàn hồi của da không đáp ứng kịp. Lúc này da phải giãn ra quá mức chịu đựng khiến cho lớp hạ bì bị rách và hình thành các vết rạn.
Tăng trưởng tuổi dậy thì:
∇ Mặc dù bạn không thừa cân hay bị béo phì nhưng tình trạng rạn da ở vùng hông và đùi vẫn xuất hiện. Bởi ở độ tuổi dậy thì, sự đàn hồi của da sẽ khó lòng bắt kịp với mức tăng trưởng và phát triển quá nhanh của cơ thể.
∇ Tình trạng này thường rất khó tránh khỏi, tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần bạn luôn kiểm soát trọng lượng cơ thể mình ở mức cho phép là được.
Tập thể hình:
∇ Đặc biệt khi luyện tập với một chế độ không phù hợp khiến cho cơ tăng quá nhanh, cấu trúc lớp hạ bì dưới da cũng sẽ bị phá vỡ và hình thành các vết rạn. Các vết rạn ở hông và đùi xuất hiện nghiêm trọng hơn khi bạn tập nhiều động tác phát triển cơ ở vị trí này. Nhất là thực hiện tần suất quá nhiều các bài tập squat.
Mất cân bằng Hormone:
∇ Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng rạn ở hông và đùi đó chính là sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Mất cân bằng hormone sẽ làm cho collagen và chất xơ elastin bị rách trên vùng da bị kéo căng dẫn đến hình thành các vết rạn da.
Mang thai:
Thời kỳ mang thai chính là lúc mà nỗi lo lắng mang tên rạn da xuất hiện ở phụ nữ. Vấn đề rạn da không chỉ xuất hiện ở vùng bụng mà khu vực hông và đùi cũng không thoát khỏi tình trạng này. Các vết rạn sẽ có màu tím, đỏ, hay trắng tùy vào cơ địa của từng người. Chúng sẽ chuyển thành màu xám, đen hoặc đỏ sau khi sinh.
Do sử dụng thuốc và hóa chất:
∇ Các vết rạn có thể xuất hiện khi quá trình sản xuất collagen bị gián đoạn do cơ thể hấp thụ một số loại thuốc hoặc hóa chất (như thuốc lá hoặc lạm dụng các loại kem bôi ngoài da).
Các cách chữa rạn da hiện nay:
Giống như các loại sẹo khác, vết rạn trên da sẽ tồn tại vĩnh viễn. Việc điều trị có thể làm mờ vết rạn và giúp giảm ngứa. Nếu muốn điều trị rạn khi mang thai hoặc cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị vì một số hoạt chất điều trị, chẳng hạn như retinol, có thể gây hại cho em bé.
Bạn cần biết rằng không có cách chữa rạn trên da nào đảm bảo hiệu quả với tất cả mọi người và cần phải điều trị nhiều lần trong thời gian dài. Thậm chí nhiều sản phẩm chữa rạn có thể không tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào.
Sử dụng kem, lotion dưỡng và gel bôi da:
Đã có nhiều nghiên cứu để tạo ra các loại kem, lotion và gel điều trị rạn trên da chúng ta, tuy nhiên chưa có một sản phẩm nào đạt hiệu quả cao.
Nếu bạn muốn thử dùng một trong những loại kem bôi rạn thì cần lưu ý:
– Sử dụng sản phẩm cho các vết rạn mới hình thành. Sản phẩm thoa tại chỗ thường không hiệu quả với các vết rạn cũ;
– Dành thời gian massage nhẹ nhàng tinh chất điều trị vào vết rạn trên da để tăng hiệu quả;
– Kiên trì bôi sản phẩm mỗi ngày trong nhiều tuần mới bắt đầu nhận thấy thay đổi.
– Bị rạn khi mang thai
– Thai kỳ là một trong các nguyên nhân gây rạn trên da ở phụ nữ.
Biện pháp khắc phục tại nhà:
Các nghiên cứu cho thấy những cách chữa rạn trên da tại nhà hay được chia sẻ thường không hiệu quả. Vết rạn dường như không hề mờ đi khi được xoa dầu hạnh nhân, bơ ca cao, dầu ô liu hoặc vitamin E. Việc phơi nắng cũng không thể làm mờ các vết rạn trên da mà ngược lại, còn làm chúng trở nên nổi bật hơn vì vết rạn không bắt nắng như vùng da xung quanh.
Trong khi đó, sử dụng một số sản phẩm nhuộm nâu da sẽ giúp che mờ bớt các vết rạn – cả vết rạn mới xuất hiện lẫn lâu ngày, nhưng không thể loại bỏ vết rạn cũ. Ngoài ra, trang điểm cũng được xem là cách giúp che giấu phần nào vết rạn trên da.
Sử dụng cà phê và bột quế:
Cà phê sẽ giúp bạn làm mờ các vết rạn ở hông và đùi chỉ sau khoảng vài tuần sử dụng.
- Bạn cần có nửa muỗng dầu dừa, nửa muỗng cà phê, nửa muỗng đường và 1,5 muỗng quế.
- Trộn tất cả nguyên liệu lại và chà nhẹ lên vùng da bị rạn vào mỗi buổi sáng khoảng 8 phút.
Dùng đường và nước cốt chanh:
Sử dụng đường là một cách hữu hiệu để loại bỏ các vết rạn da ở đùi và hông. Trong đường có chứa acid glycolic có khả năng kích thích sự trẻ hóa làn da để làm mờ các vết rạn. Những hạt đường còn hoạt động giống như chất tẩy tế bào chết để làn da của bạn trở nên tươi mới hơn.
- Bạn cần chuẩn bị 1 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng canh đường và một chút dầu hạnh nhân.
- Trộn đều các nguyên liệu và chà xát nhẹ lên vùng da bị rạn trong 10 phút rồi rửa sạch.
Sử dụng trứng gà:
Lòng trắng trứng gà với hàm lượng lớn vitamin A và collagen có thể mang đến cho bạn một làn da săn chắc nhờ kích thích tái tạo tế bào da liên tục.
Khắc phục vết rạn ở hông và đùi:
- Bạn có thể sử dụng trứng gà để khắc phục tình trạng rạn da ở hông và đùi
- Bạn chỉ cần dùng lòng trắng trứng khuấy đều rồi thoa lên vùng da bị rạn và để nó trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch với nước.
Dùng dầu ô liu:
Dầu ô liu có chứa nhiều chất oxy hóa giúp cho làn da giữ được độ ẩm cần thiết. Bạn có thể dùng nguyên liệu này để khắc phục và làm mờ những vết rạn ở hông và đùi.
- Bạn có thể thoa một lớp dầu ô liu mỏng lên vùng da bị rạn rồi massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút
- Sau đó, bạn rửa sạch với nước là xong.
- Bạn nên thực hiện 2-3 lần/tuần để đạt được hiệu quả đáng mong đợi nhé.
Sử dụng nha đam:
Nha đam có chứa một loại gel trong suốt có khả năng phục hồi độ đàn hồi và duy trì sự trẻ hóa của da, làm mờ các vết rạn. Bạn cần lột bỏ lớp vỏ của nhánh nha đam rồi lấy lớp gel đắp lên vùng da bị rạn, để nguyên trong vài giờ rồi rửa sạch với nước.
Dùng thuốc kê toa riêng biệt:
Hai thành phần kê đơn có thể mang đến hiệu quả trong điều trị rạn là:
Axit hyaluronic: Hai nghiên cứu lớn cho thấy: thoa axit hyaluronic lên các vết rạn trên da mới xuất hiện có thể làm chúng mờ hơn;
Tretinoin: Đây là một retinoid có tác dụng giúp vết rạn mờ hơn nếu sử dụng sớm. Trong một nghiên cứu, những người dùng loại tretinoin thoa mỗi tối trong 24 tuần sẽ có vết rạn mờ hơn so với người không dùng.
Một loại retinoid khác là retinol cũng có tác dụng làm tăng sản xuất collagen và làm mờ các vết rạn khi được sử dụng sớm.
Phòng ngừa sự xuất hiện của các vết rạn trên da ta nên biết:
Để hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn ở hông và đùi thì việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cần thiết.
Hạn chế dùng Corticosteroid:
– Một số loại kem bôi ngoài da hay các thuốc có chứa Corticosteroid sẽ khiến cho khả năng căng của da bị giảm đi. Chính điều này là nguyên nhân khiến cho các vết rạn có cơ hội xuất hiện. Khi bạn hạn chế dùng Corticosteroid sẽ có thể ngăn ngừa được phần nào tình trạng rạn ở hông và đùi.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh:
– Một trong những cách hiệu quả để phòng ngừa tình trạng rạn đó là thiết lập một chế độ ăn uống khoa học. Chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất sẽ rất tốt cho làn da của bạn. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3, vitamin A, C, E, kẽm… vào trong khẩu phần ăn mỗi ngày để giúp tăng độ đàn hồi cho da.
Bổ sung đủ nước:
– Đây cũng là một trong những lý do khiến cho những vết rạn ở đùi và hông dễ dàng xuất hiện. Để phòng tránh rạn ở hông và đùi, tốt nhất bạn nên bổ sung đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp da giữ được độ ẩm mà còn tăng cường khả năng đàn hồi.
– Mặc dù tình trạng rạn ở hông và đùi đang khiến không ít người lo lắng nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và khắc phục nếu biết cách. Nên tìm gặp bác sĩ nếu như áp dụng các phương pháp được đề cập trong bài viết không mang lại kết quả.
Tránh tăng hoặc giảm cân quá đột ngột:
– Hạn chế việc thay đổi cân nặng trong thời gian ngắn, rèn luyện thể hình nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai cũng rất hữu ích ngăn ngừa tình trạng rạn sau này.
Hay cách trị rạn trên da lâu năm bằng công nghệ cao:
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật thì các cách trị rạn lâu năm bằng công nghệ cao đã không còn quá xa lạ trong thị trường thẩm mỹ, làm đẹp tại Việt Nam và trên thế giới. Sau đây là một số công nghệ điều trị sẹo mà bạn có thể tham khảo.
Điều trị rạn da bằng laser:
⇔ Những ai gặp phải tình trạng rạn da là đủ để công nghệ này luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong thị trường. Sau khi điều trị, lớp da bị rạn sẽ dần được thay thế bằng một lớp da mới, mịn màng hơn, tươi trẻ hơn. Với công nghệ này thì những ai đang thắc mắc rạn da lâu năm có trị được không? thì hoàn toàn có thể chữa trị được bằng giải pháp này.
Phẫu thuật da để chữa rạn:
⇔ Phẫu thuật tạo hình cho da là một trong những phương pháp điều trị rạn có xâm lấn đem lại hiệu quả gần như 100% cho những ai gặp phải tình trạng này. Ở phương pháp này, toàn bộ phần da bị nhăn, lỏng lẻo, chảy xệ cũng sẽ được loại bỏ hoàn toàn, đem lại cho bạn một cơ thể tươi trẻ, mịn màng.
⇔ Mặc dù đây cũng được xem là một phương pháp trẻ hóa, giúp xóa mờ nếp nhăn, loại bỏ chùng nhão nhưng trên thực tế lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về sức khỏe vì có sự can thiệp của “dao kéo”. Thế nên, trước khi quyết định thực hiện cách trị rạn da lâu năm này, bạn nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ da liễu.
Peels da:
⇔ Không chỉ điều trị rạn dứt điểm mà peels da còn có khả năng cải thiện nếp nhăn, làm mờ đồi mồi, tàn nhang hiệu quả chỉ sau một đến một vài liệu trình. Hơn nũa, peel làm hồng nhũ hoa cũng có hiệu quả rất tốt nữa đấy.
⇔ Một số loại axit thường dùng trong phương pháp này có thể kể đến như Alpha-hydroxy acid (có tác dụng “đốt cháy” lớp da trên cùng), Glycolic acid (có tác dụng loại bỏ lớp da rạn ở giữa) và cuối cùng là Phenol, có tác dụng tẩy da mạnh nhất nên chỉ sử dụng 1 lần là đủ.
⇔ Bởi vi quá trình lột, tẩy da khiến da bị mỏng đi, cơ thể sẽ chịu tác động trực tiếp của tia UV, làm tăng nguy cơ gây ung thư da và một số vấn đề về da khác.
Điều trị siêu mài mòn da:
⇔ Bằng phương pháp siêu mài mòn hay còn gọi là Microdermabrasion được xem là một trong những phát hiện y khoa mới, đem lại cơ hội cải thiện làn da cho hàng triệu người trên khắp thế giới và cả Việt Nam.
⇔ Phương pháp này khắc phục được những nhược điểm của phẫu thuật da và peels da đó là không xâm lấn và không áp dụng bất kỳ hóa chất để lột, tẩy da nào. Công nghệ Microdermabrasion còn được trang bị thêm một thiết bị chuyên dụng để hút sạch những tế bào da chế được loại bỏ từ quá trình siêu mài mòn, từ đó giảm thiểu được các vết rạn.
⇔ Ngoài việc điều trị rạn, công nghệ này còn thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp cải thiện sắc tố, làm mờ thâm mụn và các đốm đồi mồi trên da.
Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu:
⇔ Huyết tương sẽ được chiết xuất bằng phương pháp quay ly tâm từ máu của người điều trị trong một loại thiết bị đặc biệt, sau đó tiêm vào vị trí da bị rạn.
⇔ Khi huyết tương được đưa vào, cơ thể sẽ tự động kích hoạt cơ chế sản sinh collagen, elastin và thúc đẩy hình thành tế bào mới, loại bỏ hoàn toàn vết rạn và trở nên mịn màng, trắng sáng hơn.
Lăn kim:
⇔ Đây là phương pháp được ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị các vấn đề về da như mụn, sẹo lồi, sẹo lõm và đặc biệt là rạn. Các đầu kim có kích thước siêu nhỏ sẽ tác động trên bề mặt trung và hạ bì của da, nhằm tạo điều kiện cho các dưỡng chất từ bên ngoài có thể thẩm thấu tốt hơn. Đồng thời cũng kích hoạt cơ chế tự làm lành của cơ thể, từ đó thúc đẩy sản sinh tế bào mới, loại bỏ hoàn toàn lớp da rạn đã cũ đi.
Nếu các vết rạn quá nghiêm trọng, ảnh hướng tới sức khỏe tinh thần, bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị rạn phù hợp, an toàn và hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm về các cách trị rạn da tại nhà hay dùng thuốc hoặc gặp bác sĩ điều trij, giúp bạn hạn chế được các vết rạn nứt da như mong muốn.
Chúc các bạn thành công!
Tham khảo và tổng hợp các thông tin từ các web khác nhau.
Thông tin liên hệ:
Trang chủ: https://gicungco.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/gicungcophaikhong
Twitter: https://twitter.com/GCungco
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/gi-cungco-48839723b/
Instagram: https://www.instagram.com/gicungco9981/
Pinterest: https://www.pinterest.com/gicungco318/
Instapaper: https://www.instapaper.com/p/GCungco