Du lịch An Giang gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách bởi vẻ đẹp bình dị của vùng sông nước miền Tây sông nước, nơi có sự pha trộn với các truyền thống văn hóa đặc trưng của một thành phố chợ nổi trên sông, thành phố biên giới, nổi tiếng với danh thắng núi Sam và tâm linh không kém.
An Giang là tỉnh miền Tây Nam Bộ giáp biên giới với Campuchia, đây là tỉnh đầu tiên của Đồng Bằng Sông Cửu Long có 2 thành phố thuộc tỉnh là Long Xuyên và Châu Đốc. Là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa đặc sắc của cộng đồng. Nổi bật với 3 dân tộc là người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa chiếm đại đa số khoảng 75%.
Và bên cạnh đó, An Giang còn níu chân nhều du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, nên thơ bởi cánh đồng lúa xanh ngắt, hàng thốt nốt vút tận trời cao. Với địa hình vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, có dãy Thất Sơn huyền bí, nhiều di tích lịch sử, văn hóa và nhiều điểm check-in ấn tượng, An Giang đang là tọa độ thu hút đông đảo du khách hiện nay.
Nào, hãy cùng Gicungco cùng tìm hiểu những địa điểm du lịch An Giang siêu đẹp nhất định phải đến nhé!
Vài nét về An Giang bạn cần biết:
– An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân số.
– Sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm, có đồng ruộng bát ngát, các khu di tích lịch sử, tâm linh nổi tiếng,….
Vị trí địa lý:
Tỉnh An Giang nằm về phía Tây Nam đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,628 km
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía Nam giáp thành phố Cần Thơ dài 44,734 km
- Phía Bắc giáp tỉnh Kandal và tỉnh Takéo, Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km.
Phương tiện để đến được An Giang:
– Từ TP.HCM để đến với Long Xuyên hay Châu Đốc, bạn có thể mua vé ở bến xe Miền Tây hay các hãng xe tư nhân trên đường Lê Hồng Phong. Hoặc bạn có thể tự mình chạy xe máy đến nơi này để có thể tự trải nghiệm những cung đường mới lạ, cảnh đẹp thiên nhiên khác trước khi đến An Giang.
- Đến nơi để tham quan các địa điểm gần bạn có thể đi xe ôm, xe lôi máy hay taxi và muốn ở lại nhiều ngày hay tham quan các điểm xa hơn thì thuê xe máy là lựa chọn tối ưu nhất với giá cả vừa phải.
– Nếu khởi hành từ Hà Nội hay Đà Nẵng bạn đáp chuyến bay trực tiếp từ hai thành phố này đến thành phố Cần Thơ, sau đó đi xe khách xuống Long Xuyên hoặc Châu Đốc để đến được với An Giang nhé!
Du lịch An Giang thì ta nên chọn mùa nào?
– Nếu đi để cầu phúc lộc bình an cho bản thân và gia đình thì nên đi sau dịp Tết Nguyên Đến đến tháng 4 âm lịch vì cuối tháng 4 là mùa lễ hội viếng Bà Chúa Xứ.
- Còn chọn tham quan du ngoạn, khám phá các cảnh quan của vùng sông nước, các địa điểm tâm linh,… thì khuyên bạn nên đi từ tháng 9 đến tháng 11, mùa này nước lũ tràn về cảnh sắc rất thanh bình và yên ả, đặc biệt là khung cảnh rất nên thơ và hữu tình trong rừng tràm Trà Sư.
- Nên hạn chế đến đi du lịch An Giang vào giai đoạn tháng 4, 5 nhé vì thời điểm này nắng nóng khá gay gắt khoảng 35 – 36ºC.
Top 20+ địa điểm du lịch An Giang vùng đất “địa linh nhân kiệt” với một sức hấp dẫn kỳ lạ:
Địa điểm du lịch An Giang – các di tích, địa điểm tâm linh nổi tiếng hút khách
Nhà mồ Ba Chúc – nơi tái hiện cuộc thảm sát tàn khốc của bọn Pôn Pốt:
– Khi tìm hiểu về các địa điểm du lịch An Giang nhất định bạn không thể bỏ qua nhà mồ Ba Chúc, nơi gắn liền với những cuộc thảm sát kinh hoàng một thời. Giờ đây, nhà mồ Ba Chúc vẫn níu chân du khách bởi những câu chuyện bi thương, nơi vẫn giữ hàng ngàn bộ hài cốt của tầng lớp người dân bị sát hại.
– Ba Chúc là một xã của huyện Bảy Núi, là 1 trong 14 xã biên giới của tỉnh An Giang bị bọn Pôn Pốt ập vào tấn công, tàn sát dã man người dân vô tội của ta. Kết cuộc của cuộc thảm sát không còn gì để diễn tả ngoài đau thương, đó là sự hy sinh của 3.157 người dân. Chỉ trong vỏn vẹn 12 ngày, từ ngày 18.4 – 30.4 năm 1977, toàn xã Ba Chúc chìm trong máu, những tiếng gào thét kinh hoàng, chúng đi đến đâu giết người, đốt nhà, cướp tài sản đến đó, không kể nam hay nữ, già hay rẻ.
– Giờ đây, tại xã Ba Chúc người ta đã cho xây dựng khu di tích, nơi trung bày những chứng tích, hình ảnh để du khách có thể hiểu rõ hơn về toàn bộ diễn biến cuộc thảm sát trong chiến trường biên giới Tây Nam cũng như biết được những tội ác man rợ của bọn Pôn Pốt dưới chế độ Khmer Đỏ.
Làng văn hóa người Chăm với những nét văn hóa độc đáo
– Hiện nay, tỉnh An Giang được biết đến là vùng đất có nhiều người Chăm lưu trú nhất tại tại Việt Nam, với hơn 17.000 người, tập trung chủ yếu ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu.
– Làng người Chăm ở An Giang tập trung sinh sống tại một khu vực nhất định, từ đó hình thành làng văn hóa người Chăm rất rõ nét. Họ chủ yếu sống ở dọc hai bên bờ sông Hậu, trong những ngôi nhà sàn bằng gỗ đặc trưng.
– Họ thường sinh hoạt lễ giáo vào mỗi thứ 6 hàng tuần, trong những ngôi thánh đường, nổi bật với lối kiến trúc mái vòng, bốn góc là 4 tháp rất dễ liên tưởng đến các thánh đường ở các nước Hồi giáo Trung Đông.
Miếu bà chùa Xứ ở Núi Sam, Châu Đốc – nổi tiếng là linh thiêng cầu gì được nấy
– Khi nói đến các địa điểm du lịch An Giang nổi tiếng, không thể bỏ qua Miếu bà chúa Xứ, đây được biết đến là một điểm du lịch văn hóa tâm linh. Nơi đây gắn liền với rất nhiều câu chuyện huyền bí về sự ra đời của ngôi miếu, và mỗi khi nhắc lại người ta lại thấy rõ sự linh thiêng của miếu bà chúa Xứ.
– Điểm nổi tiếng nhất bên trong miến bà chúa Xứ chính là Tượng Bà, được đặt ở vị trí thiên liêng nhất. Bức tượng này theo lời kể của người dân được tạc vào thứ kỷ thứ 6, cũng là một trong những hiện vật cổ ít ỏi còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo.
Khu di chỉ Óc Eo – kinh đô của vương quốc Phù Nam
– Khu di chỉ Óc Eo được biết đến khi người dân địa phương cùng những nhà khảo cổ người Pháp đã phát hiện ra di tích của một nền văn hóa cổ, gọi tên là Văn hóa Óc Eo. Địa điểm đầu tiên mà người ta tìm thấy chính là ở chân núi Ba Thê, thị trấn Óc Eo. Từ đây, các nhà khảo cổ của Việt Nam và các nước Pháp, Hoa Kỳ, Nga đã tiếp tục khai quật và phát hiện ra nhiều di tích nữa.
– Hiện tại, nền văn hóa Óc Eo vẫn còn lưu giữ ở một số vùng như Ba Thê ở An Giang, Nền Chùa ở Kiên Giang và Gò Tháp ở Đồng Tháp trong đó nổi bật nhất vẫn là vùng Ba Thê
Căn cứ quân sự Ô Tà Sóc – chứng nhân hào hùng của lịch sử
– Thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, khu căn cứ O Tà Sóc được biết đến như là một bảo chứng về cuộc chiến tranh khốc liệt và đầy sinh động của người dân Tri Tôn.
– Trong khoảng thời gian chống Mỹ từ giai đoạn 1962-1967, tại Ô Tà Sóc đã diễn ra nhiều sự kiến dấu mốc lịch sử quan trọng. Với địa thế thuận lợi, địa hình hiểm trở, quân và dân vùng Bảy Núi đã cho thiết lập nhiều chiến lược thông minh, tạo nên nhiều chiến công vang dội.
Chùa Giồng Thành – Khối kiến trúc hài hòa theo phong cách Á – Âu
– Chùa Giồng Thành, hay còn gọi là Long Hưng Tự, cũng là nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo, tín người cho người dân đến tham gia. Chùa Giồng Thành cũng đã được ông Nguyễn Sinh Sắc (cha của Bác Hồ ) chọn nơi nơi để lánh nạn.
– Trong 2 năm đó, ông cũng đã cho tổ chức dạy học cho người dân nơi đây. Chùa Giồng Thành được xếp hạng di tích Quốc Gia vào năm 1986. Chùa gây ấn tượng bởi vẻ ngoài mang dáng dấp của kiến trúc Ấn Độ với nhiều họa tiết trang nhã nhưng nếu nét về đại thể, chùa Giồng Thành sở hữu sự giao thoa giữa hai phong cách Á – Âu.
– Mỗi năm, cứ đến rằm tháng Giêng, tháng Bảy hoặc là tháng Mười, du khách gần xa đổ xô về viếng chùa rất đông. Với khung cảnh yên tĩnh, là nơi lý tưởng để tham quan, vãn cảnh và chiêm nghiệm tâm hồn thì bạn không nên bỏ lỡ nơi này.
Chùa Huỳnh Đạo – chùa rồng trên mặt nước rất độc đáo ở An Giang
– Nằm cách không xa Miếu bà chúa Xứ là chùa Huỳnh Đạo, một ngôi chùa dưới chân núi Sam, nổi tiếng là ngôi chùa rồng nằm trên mặt nước. Đó cũng là điểm cuốn hút của nơi này khi cứ vào dịp lễ, Tết lại có rất đông du khách ghé thăm.
– Điểm nhấn chính của chùa Huỳnh Đạo, đó chính là khuôn viên chùa có một hồ sen rất rộng, trên mặt hồ có nhà thủy tạ. Đặc biệt hơn là bạn sẽ thấy giữa lòng hồ nổi bật với 9 con rồng lớn, là biểu tượng cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Phước Lâm Tự (Chùa Lầu) – ngôi chùa mang kiến trúc ấn tượng
– Linh thiêng và nổi tiếng không kém cạnh Miếu bà chùa Xứ ở Châu Đốc đó là chùa Lầu, hay còn gọi là Phước Lâm Tự. Ngôi chùa này thực sự gây ấn tượng ngay từ lần đầu bởi nổi trội về kiến trúc, không giống với bất kỳ ngôi chùa nào khác. Vì chùa được thiết kế dạng lầu, nên người ta vẫn hay gọi là chùa Lầu.
– Sở dĩ ngôi chùa trở thành địa điểm du lịch An Giang được check in nhiều nhất là bởi chùa có vẻ đẹp rất độc đáo. Đặc biệt, khi lên hình rất đẹp mắt, tựa như đang ở xứ sở Phù Tang vậy.
– Hiện, Chùa Lầu cũng được biết đến là 1 trong 6 ngồi chùa có lối kiến trúc mang hơi hướng của đất nước mặt trời mọc. Điểm nhấn của chùa là ở tone màu đỏ gạch nổi bật, cùng với đó là mái ngói cong vút tựa như những cánh chim.
Thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar ngôi thánh đường đẹp nhất nhì Việt Nam:
– Không chỉ có những ngôi nhà sàn gỗ đặc trưng, bộ phận người Chăm ở An Giang còn dày công tạo dựng nên những thánh đường có lối kiến trúc tuyệt đẹp. Giữa hàng chục những thánh đường ở làng văn hóa người Chăm, Masjid Jamiul Azhar chính là ngôi thánh đường đẹp và ấn tượng nhất từ trước đến đây.
– Ngay khi bước vào cổng của thánh đường, bạn sẽ bất ngờ khi trước mắt là những tấm bia đá có khắc tên của người người đã mất, cũng là một điều kỳ bí nhưng không ít người lại bị cuốn hút bởi điều đó.
– Bao bọc ở bên ngoài chính là những mái vòm, nét đặc trưng của lối kiến trúc Hồi giáo. Những khung cửa sổ cũng được cách điệu bởi những hoa văn.
Chùa Xà Tón – Ngôi chùa Khmer cổ xưa của vùng An Giang
– Mang đặc trưng của lối kiến trúc Khơ Me, chùa Xà Tón cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở An Giang. Nơi đây cho đến giờ vẫn còn chứa đựng rất nhiều giá trị về tín ngưỡng, tâm lĩnh, là nơi để các phật tử đến sinh hoạt, khách du lịch gần xa đến tham quan.
– Chùa Tà Xón cũng là ngôi nhà cho đến nay giữ nhiều sách kinh lá nhất tại Việt Nam.
Địa điểm du lịch An Giang – các điểm vui chơi hấp dẫn
Khu du lịch Núi Sập – điểm du lịch An Giang với khu sinh thái nổi tiếng
– Hơn thế nữa là được hiểu hơn về các giá trị văn hóa – lịch sử của mảnh đất An Giang anh hùng. Khung cảnh đẹp như tranh vẽ nơi núi Sập Từ những hố sâu do bị khai thác đá, người ta đã sáng tạo khi cho dẫn nước vào hồ để biến thành cảnh đẹp.
– Bên cạnh đó, còn cho xây dựng thêm cả hạng mục là hồ Ông Thoại và đền thờ Thoại Ngọc Hầu để phục vụ khách tham quan. Ngoài ra, để thu hút khách du lịch hơn, chính quyền cho đưa vào hoạt động một số các trò chơi hấp dẫn hơn như bơi xuồng, đạp vịt hay luồng qua các đường hầm trong lòng núi.
Núi Cô Tô – Được thiên nhiên ưu ái ban cho vẻ đẹp hoang sơ
– Được biết đến là một trong những ngọn núi cao nhất ở xứ An Giang, nằm trong dãy Thất Sơn, núi Cô Tô còn có cái tên khá mỹ miều là Phụng Hoàng Sơn. Từ đỉnh Cô Tô, bạn có thể ngắm trọn vẹn khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, trù phú của mảnh đất hữu tình này. Núi Cô Tô lý tưởng cho những cuộc dạo chơi cuối tuần
– Vui chơi ở núi Cô Tô thực sự rất thú vị, đơn giản chỉ cần chạy xe lên đỉnh để ngắm cảnh, hay là tổ chức dựng lều cắm trại qua đêm cũng là một ý tưởng rất hay. Dù không có những cung đường hỏng hóc như núi Bà Đen, Tây Ninh nhưng hãy chắc chắn tái xế là một tay lái cứng, bởi dẫn lên đến đỉnh Cô Tô chính là những cung đường ngoằn ngoèo, khi rộng, khi hẹp, khá gồ ghề.
Khu du lịch núi Sam Châu Đốc – Khác biệt với tầm nhìn rộng đến những vùng đồng bằng ven biển
– Khu du lịch núi Sam gây ấn tượng bởi nơi đây hội tụ hàng loạt các địa danh như Miếu bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang. Đặc biệt, khi di chuyển bằng cáp treo, bạn có thể ngắm một quần thể các đền, miếu độc đáo như đền Một Cột, đền Phật Quan Âm, đền Dược Sư hay đưa bạn đến với tượng Phật Ngọc, Phật Vàng nằm trên núi.
Thất Sơn Bảy Núi – vùng “địa linh nhân kiệt” nức tiếng An Giang
– Khi tìm hiểu về các địa điểm du lịch An Giang, nhiều người đã phải ấn tượng với cái tên Thất Sơn, bởi không chỉ muốn chiêm ngưỡng vùng Thất Sơn hùng vĩ mà còn tò mò muốn tìm hiểu về những câu chuyện li kỳ ở đây.
– Thất Sơn cũng được biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt” nổi tiếng ở An Giang, bởi nơi nay toát lên một vẻ đẹp huyền bí ít nơi nào sánh được. Thất Sơn là địa danh nổi tiếng khắp vùng An Giang Thất Sơn cũng chính là tên gọi của một vùng gồm 7 ngọn núi gồm Núi Cấm, núi Ông Két, núi Cô Tô, núi Tượng, Núi Dài, Núi Dài 5 giếng, núi Nước, nơi này cũng được ví như như kỳ quan của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ Tịnh Biên – nơi mua sắm đặc sản giá rẻ
– Chợ Tịnh Biên cũng là chợ đầu mối khá lớn ở miền Tây, nên đồ ở đây khá rẻ, nhiều người đến đây để lấy sỉ về bán.
– Những món đặc sản bán rất nhiều ở chợ Bạn có biết chợ Tịnh Biên nổi tiếng về cái gì nhất không, đó chính là bộ sưu tập côn trùng như rắc kè, bò cạp, nhền nhện, rắn mối,…và nó đã được chế biến sẵn, bạn có thể mua và ăn ngay tại chỗ. Ngoài ra, cũng không thể thiếu đặc sản thốt nốt, các loại mắm miền Tây,… được bày bán rất nhiều.
Cù Lao Ông Chưởng – nổi tiếng với nghề mộc và vẽ trang kiếng
“Bao phen quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”
– Cù lao Ông Chưởng, hay còn gọi là rạch Ông Chưởng, là một cái tên để gọi phận lớn diện tích của huyện chợ Mới, tỉnh An Giang. Từ xa xưa, nơi này đã gắn với với nghề mộc và vẽ tranh kiếng nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh.
– Nếu như làng mộc ở Cù lao nổi tiếng với tuổi đời lên đến 200 năm thì nghề vẽ tranh kiếng lại làm du khách phương xa ấn tượng bởi những bức vẽ trên kính vô cùng đặc sắc, chủ đề là núi non, đức Phật, rồng phụng,… Du lịch An Giang nhớ ghé về Cù Lao Ông Chưởng
Địa điểm chụp hình đẹp ở An Giang đậm chất thiên nhiên
Rừng tràm Trà Sư – Cảnh đẹp mê người và màu xanh mướt mát bạt ngàn
– Nằm ở địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh biên, rừng tràm Trà Sư có lẽ chính là địa điểm du lịch An Giang nổi tiếng nhất. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ thường đổ về Trà Sư mỗi khi mùa nước nổi đến. Rừng tràm cũng là một trong những địa điểm tiêu biểu cho mùa nước nổi ở An Giang.
– Càng vào sâu bên trong, bức tranh thiên nhiên càng trở nên sinh động, là những mảng xanh của bèo tây phủ kín mặt nước, là những bông hoa điên điển vào mùa hay thế giới của những loài chim.
– Địa điểm mong đợi nhất ở rừng tràm Trà Sư có lẽ chính là Vọng gác quan sát, là nơi mà bạn có thể tự do thâu tóm hết khung cảnh rừng tràm rộng lớn bằng kính viễn vọng. Xa xa đó là những ngôi làng của người Chăm sinh sống.
Chợ nổi Long Xuyên – 1 trong những chợ nổi đẹp nhất miền Tây
– Chẳng biết có từ bao giờ, chợ nổi Long Xuyên cho đến nay là nơi vẫn giữ trọn vẹn các hình thức sinh hoạt của người dân gắn bó với cuộc sống lênh lênh sông nước.
– Cái thú vị nhất khi ghé thăm chợ nổi Long Xuyên đó là được ngồi trên những chiếc xuồng máy, len lỏi qua từng ngõ ngác, cảm nhận một cuộc sống sinh động của “’chợ nổi” – một nét văn hóa rất dễ thương của người miền Tây. Thời điểm lý tưởng nhất đó chính là từ 5-6 giờ sáng ta có thể trải nghiệm được cuộc sống nơi đây.
– Cũng từ những chiếc xuồng máy, người ta bán đủ các loại hàng hóa, chủ yếu là các nông sản, trái cây. Hay đừng quen thử một lần gọi một tô bún riêu, bún cá hay ly cà phê sữa, vừa thưởng thức vừa lênh lênh trên sông nước, sẽ thấy cuộc sống còn lắm điều thú vị.
Búng Bình Thiên – “Hồ nước trời” một phần châu thổ của dòng Mekong huyền thoại
– Theo như kinh nghiệm du lịch An Giang của thổ địa, các bạn nên đến đây vào mùa nước nổi, từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch là đẹp nhất.
– Trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến búng Bình Thiên chính là cảm nhận khung cảnh đẹp nên thơ của lòng hồ, khám phá nhà bè, lồng nuôi cá hay là thử tài bắt cá, ếch và hái bông điên điển nấu lẩu. Đây cũng là địa điểm du lịch An Giang gần với làng văn hóa người Chăm, với lịch sử hơn 100 năm.
Hồ Tà Pạ – “Tuyệt tình cốc” của miền Tây
– Nếu đã lỡ yêu thích tuyệt tình cốc ở Ninh Bình hay Hải Phòng, bạn cũng sẽ mê mẩn vẻ đẹp của hồ Tà Pạ, được ví như Tuyệt tình cốc của xứ An Giang. Hồ Tà Pạ nằm giữa lòng Núi Tô, một trong 7 ngọn núi tạo nên địa danh Thất Sơn nổi tiếng.
– Không chỉ là nơi để ngắm cảnh đẹp, bạn còn có thể đến hồ Tà Pạ để lưu lại những bức hình sống ảo đẹp một cách mê hoặc. Hồ Tà Pạ được biết đến là hồ đẹp nhất ở An Giang
Làng nổi Cá Bè – Kiến trúc của những “ngôi nhà trên nước”
– Đến làng nổi cá bè, đập vào mắt bạn sẽ là những ngôi nhà nhỏ xinh, gần như giống hệt nhau, nổi lên trên mặt nước tạo nên một ngôi làng nổi. Bởi đây chính là làng bé, chuyên nuôi cá nước ngọt theo phương pháp tự nhiên như cá tra, cá ba sa.
– Để cảm nhận hết sức hút của nơi này, bạn có thể thuê một chiếc thuyền để đi dạo quanh làng nổi, trải nghiệm cho cá ăn, tìm hiểu thêm về đời sống của người bản địa. Sau đó là thưởng thức cho bõ bèn những đặc sản địa phương như mắm cá lóc, mắm thái hay lẩu cá.
Cánh đồng hoa dừa cạn – Là thuốc Đông y nhưng vô tình tạo nên những cánh đồng đẹp rực rỡ
– Nhiều năm qua, cánh đồng dừa cạn ở Phú Tân, An Giang đã trở thành địa điểm check in của nhiều bạn trẻ ở tứ phương nhờ cảnh sắc rực rỡ của loài hoa này. Được biết, trước đây người dân ở đây trồng dừa chủ với mục đích là làm thuốc nam chữa bệnh, nhưng vô tình tạo ra cảnh đẹp hiếm thấy.
– Cứ tầm sau Tết Nguyên Đán, rất nhiều bạn trẻ đổ về đây để tham quan, chụp hình. Một cánh đồng hoa dừa cạn trải dài trước mắt, với sắc tím xen lẫn màu trắng tinh khôi đầy rực rỡ, không thua kém bất cứ một vườn hoa nào ở Đà Lạt.
Hồ Ô Thum – Với cảnh quan sơn thủy hữu tình và sự yên tĩnh của núi rừng.
– Nằm trong vùng Bảy Núi, hồ Ô Thum, cùng với những hồ nước khác như Soài Đo, Soài Chek, Tà Pạ đều là những hồ nước tuyệt đẹp ở vùng Tri Tôn. Đây là hồ được tạo nên với mục đích là để ngăn nước cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng với vị thế tuyệt đẹp, dừa vào triền núi với màu nước xanh ngắt, đã thu hút không ít bạn trẻ đến đây tham quan, check in.
– Gà đốt ở đây có hương vị tuyệt vời, không chỉ sự hòa quyện giữa các gia vị như muối, ớt, sả, tỏi mà còn có lá chúc. Món này ngon nhất là xé ăn kèm với muối ớt chanh hoặc nước mắm từ lá chúc, lại không thiếu tỏi nướng cho dậy mùi thơm hơn.
Những địa điểm du lịch An Giang mới được biết đến
Hồ Latini – điểm du lịch cuối tuần lý tưởng
– Hồ Latini được biết đến là 1 trong những địa điểm du lịch An Giang được săn lùng nhiều nhất trong hai năm trở lại đây. Là một hồ nước nhỏ, nằm ở dưới chân núi Cấm, người ta vẫn gọi là hồ Đá bởi nơi này toàn đá là đá.
– Hồ không chỉ là nơi để xả bao mệt mỏi, căng thẳng mà còn lý tưởng để sống ảo. Chỉ cần tìm một backgroud ưng ý, set một dáng độc lạ cùng một thợ chụp có tâm là đã có ngay bức hình sống ảo đẹp mê ly rồi.
Hồ Soài So – Đây là hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh An Giang hiện nay
– Vì đây là một địa điểm du lịch An Giang mới vừa được khai thác, nên cảnh quan ở đây khá tươi đẹp, khí hậu lại trong lành. Những ai có sở thích khám phá, ghi dấu tại các miền đất lạ thì hồ Soài Đo là một gợi ý.
– Con đường dẫn ra hồ ngắm cảnh tuyệt đẹp Tuy là hồ nước nhân tạo nhưng hồ Soài Đo vẫn rất đẹp một vẻ đẹp nên thơ, hữu tình. Để ghi lại những bức hình đẹp, bạn có thể trèo lên tảng đả to ở phía trên đồi, hoặc check in chiếc cầu dẫn ra ngoài hồ đảm bảo có ảnh bao đẹp.
Cánh cửa hình chữ O độc đáo
– Được ví như cánh cửa thiên đường độc đáo ở ngay đỉnh núi Cô Tô, cánh cửa hình chữ O trở thành điểm sống ảo hấp dẫn với những bạn trẻ. Có thể bạn bất ngờ, nhưng chữ O đó chính là chữ O trong dòng chữ Tri Tôn với kích thước cực lớn.
– Chỉ cần đứng từ chữ O đặc biệt này, bạn có thể bao trùm cả khung cảnh tươi đẹp của vùng quê Tri Tôn.
Cổng trời Khmer Koh Kas – Nơi đây được ví như ”cổng trời” thứ 2
– Nằm ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, có một ngôi chùa mang tên Khmer Koh Kas gây sốt bởi chiếc cổng nằm lẻ lỏi giữa cánh đồng, phải đi một đoạn nửa cây số nữa mới tới chùa. Không chỉ vậy, chiếc cổng này còn được đặt cho cái tên là “cổng trời” bởi sự độc đáo trong thiết kế.
– Ai mê sống ảo nhất định phải ghé về đây Chính sự ấn tượng trong kiến trúc, cổng trời trong vài năm trở lại đây đã trở thành địa điểm du lịch An Giang được check in rất nhiều.
Khi du lịch An Giang, bạn sẽ trải nghiệm được các lễ hội văn hóa nào?
1. Lễ hội miếu bà chúa xứ
Thời gian: 23/4 – 27/4 âm lịch
– Lễ hội Bà Chúa Xứ là lễ hội lớn nhất trong năm. Hằng năm, cứ đến ngày là Vía Bà Chúa lại trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn cả bởi người đến cũng chỉ để cầu tài, mong bình an.
– Bên cạnh những nghi thức lễ nghi truyền thống, lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn để phục vụ người dân và du khách tham gia lễ hội.
2. Hội đua bò Bảy Núi và tết Dolta
Thời gian: 29/8 – 1/9 âm lịch
– Khung cảnh sôi nổi, đầy tiếng la hét, cổ vũ của người dân cùng với sự xuất hiện của hàng trăm chú bò trắng lực lưỡng cũng là điều thôi thúc các khách đến với miền Tây nhất định phải ghé qua An Giang.
– Lễ Đôlta là lễ cúng ông bà của người Khmer ở An Giang (giống lễ Vu Lan của người Kinh). Lễ Đôlta thường diễn ra vào tháng 9. Lúc này, bà con đồng bào Khmer vào chùa cúng chư tăng, cúng ông bà, cha mẹ. Nghi thức đặc sắc nhất trong lễ Đôlta của người Khmer là tục “xin nước mưa”, “rước nước” và “đưa nước”.
3. Hội đền Ông Bảo Sanh
Thời gian: 15/1 âm lịch hằng năm
– Dân làng ở đây rất tin tưởng ông Bảo Sanh, trẻ con trong vùng khi sinh ra được “ký gởi” cho Ông để được hộ mệnh, dễ nuôi, vì thế mà đều được lót chữ “Bảo” trong tên của mình. Lễ hội được diễn ra rất náo nhiệt, người ta tổ chức diễu hành có kèn, trống rất đông trên đường và ban phát nước thánh, cầu may mắn và tài lộc cho người dân.
4. Lễ Hội Chol ChNam Thmay:
Thời gian diễn ra: kéo dài 3 ngày trong tháng Chétt (lịch Khmer), đó là: 14, 15, 16 tháng 4 Dương lịch.
– Chôl nghĩa là Vào và Chnăm Thmay là Năm Mới. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka.
– Họ ăn mặc những bộ quần áo dân tộc Khmer truyền thống đủ màu sắc, tắm nước thơm để rửa sạch những thứ không may trong năm cũ. Các cháu nhỏ cũng được mặc những bộ quần áo mới, mang giày mới. Đặc biệt, nhà nào cũng lo chuẩn bị nồi, chà gạo, làm bánh, gánh nước đổ đầy chum, lau dọn nhà cửa và bàn thờ thật sạch… để chuẩn bị đón ngày lễ trọng đại nhất trong năm.
Sau chuyến đi thì nên thưởng thức đặc sản gì và nghỉ ngơi ở đâu?
Các món ăn đặc sản đậm chất An Giang bạn nên thử qua:
Ngoài những địa điểm vui chơi hấp dẫn, thì ẩm thực An Giang cũng rất nổi tiếng không kém. Đặc sản là điều thể hiện rõ ràng nhất phong tục tập quán của một nơi. Nếu thực khách đến du lịch An Giang mà bỏ qua đặc sản nơi đây là một điều vô cùng nuối tiếc. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số đặc sản nổi tiếng ở An Giang mà nhất định phải thử:
- Gỏi sầu đâu,
- Cháo bò tri tôn,
- Bún nước kén Châu Đốc,
- Bánh bò thốt nót,
- Cơm Nị và Cà Púa của người Chăm,
- Tung Lò Mò,
- Lẩu mắm, ….
Sau khi đi du lịch An Giang, bạn cũng sẽ có những món đặc sản có thể dùng làm quà như: mắm Châu Đốc, Tung lò mò, các loại khô bò, cà na đập, quả mây gai,..…
Khách sạn và homestay khi du lịch An giang:
1. Victoria Núi Sam Lodge
Nằm trên sườn Núi Sam ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, Khách sạn Victoria có tầm nhìn tuyệt vời ra những cánh đồng lúa bên dưới trải dài đến tận biên giới Campuchia
Địa chỉ: Vĩnh Đông 1, Núi Sam, Châu Đốc
Giá tham khảo: 1.700.000 đồng/ đêm.
2. Khách sạn Đông Xuyên
Tọa lạc tại thành phố Long Xuyên, cách trung tâm thương mại Asia Plaza Long Xuyên 400 m, Cụm Khách sạn Đông Xuyên – Long Xuyên – Cửu Long có quầy bar, sảnh khách chung và tầm nhìn ra sông.
Địa chỉ: 9A Lương Văn Cù, Long Xuyên
Giá tham khảo: 300.000 – 800.000 đồng/ đêm
3. Nhà Của Mây – Homestay Núi Cấm
Địa chỉ: Núi Cấm, Ấp Thiên Tuế, Xã An Hảo, Huyện Tịnh Biên, An Giang
Khi nhìn vào những bức ảnh từ Nhà Của Mây – Homestay Núi Cấm, bạn sẽ ngỡ ngàng khi không ngờ rằng lại có một homestay đẹp tựa “Đà Lạt” ngay tại An Giang. Nhà Của Mây được xây dựng ngay lưng chừng của núi Cấm, hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn, là nóc nhà của miền Tây với độ cao hơn 700m.
4. Helen Ngọc Giang Hotel
Từ khách sạn Helen Ngọc Giang quý khách chỉ mất vài phút đi bộ dọc theo đường Nguyễn Thái Học ra hồ Nguyễn Du, một hồ nước lớn nằm cạnh sông Hậu hiền hòa, cạnh hồ có công viên rợp bóng mát, tại đây quý khách có thể đi bộ hóng gió mát vào buổi chiều hoặc chạy bộ tập thể dục sáng sớm
Địa chỉ: 173 Nguyễn Thái Học, P. Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, An Giang
Giá tham khảo: 272.000 đồng/đêm
5. Homestay Phước Nguyên
Địa chỉ: Tổ 18, Ấp Mỹ An 2, Xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên
Giá tham khảo: 158.000 – 190.000 đồng/đêm
6. Murray Guest House
Địa chỉ: 11-15 Trương Định, Châu Đốc, An Giang
Giá tham khảo: 400.000 – 700.000 đồng/đêm
7. Little SaiGon Homestay
Địa chỉ: 190 Hoàng Diệu, Phường Châu Phú B, TP. Châu Đốc, An Giang
Điện thoại: 0296 6269 999 & 0989 052 052 & 0941 199 701
Đối vơi các khách sạn hay homstay bên trên, chúng tôi chỉ cho bạn tham khảo địa điểm, giá cả,… bạn có thể tìm kiếm các nơi khác và so sánh thử. Và tìm nơi nghỉ ngơi thích hợp nhé.
Những điều lưu ý khi bạn du lịch An Giang:
– Đến An Giang vào mùa lễ hội viếng Bà Chúa Xứ thì bạn nên cảnh giác với tình trạng ăn xin, chen lấn và chèo kéo để không xảy ra những tình huống không đáng có. T
- Tham quan An Giang vào mùa nắng (tháng 12 đến tháng 5 năm sau, đặc biệt tháng 4, 5) bạn nên đem theo quần áo gọn nhẹ, nón, kem chống nắng để dễ di chuyển.
- Hay đến vào mùa mưa (tháng 9 đến háng 11) thì nên đem theo dù, kem chống mũi, giầy chống trơn trợt và áo ấm nhẹ, đặc biệt tháng 12, 1 có nhiệt độ thấp nhất từ 20 – 21ºC.
Trải nghiệm một chuyến du lịch An Giang với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Ngoài ra còn những món ăn đặc sản nơi đây vô cùng phong phú và hấp dẫn.
Và nếu địa điểm du lịch An Giang chưa làm bạn hài lòng, thì bạn có thể ghé thăm cái địa điểm còn lại của miền Tây. Chúc các có một chuyến đi sẽ là kí ức đẹp sau này va khó phai nhé!
Tổng hợp từ các nguồn tin khác nhau.