Sức khỏe người cao tuổi là việc đáng để chúng ta quan tâm và chăm sóc. Vì họ là có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và gia đình của mỗi người. Họ là người đi trước với kho kiến thức vô tận, kinh nghiệm bao la và vừa là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ noi theo.
Người cao tuổi có xu hướng bị đa rối loạn mãn tính, thường mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy dinh dưỡng và cả những vấn đề về nhận thức, chức năng hoặc xã hội,….. Tất cả những điều này đều làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chăm sóc người cao tuổi là một công việc không đơn giản. Người chăm sóc phải biết cách quan tâm đến nhu cầu tâm lý lẫn sinh lý của một cách phù hợp. Trong khi đó người cao tuổi lại thường hay khó tính, dễ nóng giận, mệt mỏi. Chăm sóc người già đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, tinh ý để có thể giúp họ nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Ngoài yếu tố rất quan trọng là dinh dưỡng hợp lý, người cao tuổi còn cần được chăm sóc nhiều mặt khác để cuộc sống có chất lượng. Dưới đây là một số nguyên nhân lẫn lời khuyên giúp nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi.
Tại sao phải quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi?
– Khi đến tuổi xế chiều, người cao tuổi thường có nhiều thay đổi về mặt tinh thần và thể chất. Cụ thể, các yếu tố sau sẽ làm rõ lý do tại sao phải chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:
- Người cao tuổi thường cảm thấy cô đơn vì ít nhận được sự quan tâm, hỏi han từ phía con cháu. Họ dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý như cô đơn, lo âu, hoài cổ, nóng nảy hay bi quan, … Trầm cảm, lo âu và buồn chán càng khiến người già thấy thiếu nghị lực và mất dần niềm tin để chống chọi lại bệnh tật.
- Cơ thể không còn nhanh nhẹn, lại thêm việc lớn tuổi phải nghỉ hưu, không còn làm việc như trước nữa nên dễ khiến người già trở nên tủi thân, cảm thấy bản thân vô dụng, không được tôn trọng và dễ cáu gắt.
- Việc ăn uống của người già không ngon miệng, hệ tiêu hoá hấp thu kém. Hơn nữa, người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý về tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, thận càng khiến sức khỏe suy yếu, sức đề kháng kém, gầy sụt.
Các nguyên nhân sức khỏe gây ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi:
1. Bệnh hệ thần kinh trung ương
– Người cao tuổi có nhiều thay đổi ở hệ thần kinh trung ương như giảm trọng lượng của não, tỷ trọng của chất trắng và chất xám thay đổi, tổng lượng neuron giảm mạnh và số lượng mảng lão hóa tăng lên. Do đó, người cao tuổi thường chậm chạp, kém minh mẫn, suy giảm trí nhớ.
– Một số bệnh lý thường gặp ở hệ thần kinh trung ương đó là sa sút trí tuệ, parkinson, alzheimer,… Tuy nhiên, sa sút trí tuệ là bệnh lý của hệ nhận thức vì một số người già họ vẫn minh mẫn. Để duy trì trí tuệ minh mẫn, người già được khuyến khích tham gia các hoạt động nhận thức ví dụ như chơi các trò chơi hay một khóa học ngắn hạn,…
2. Bệnh tim mạch
– Quả tim của người cao tuổi thường to hơn và chiếm một thể tích lớn trong lồng ngực. Lúc này hệ thống các nút xoang, phát xung điện điều chỉnh nhịp tim cũng bị ảnh hưởng bởi những biến đổi giải phẫu. Các van tim bị calci hóa và trở nên xơ cứng, dẫn tới ngăn cản khả năng đóng khít và gây ra bệnh lý về van tim.
– Những bệnh về hệ tim mạch thường gặp như bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, các bệnh van tim như hở van hai lá, van ba lá,…Ngoài ra những bệnh này thường thấy ở những người béo phì, nghiện rượu bia,…
– Để ngăn ngừa lão hóa và có một trái tim khỏe mạnh, người cao tuổi cần luyện tập thể dục thường xuyên và thăm khám định kỳ để chẩn đoán sớm những biến đổi bệnh lý.
3. Bệnh hệ hô hấp đối với sức khỏe người cao tuổi nghiệm trọng ra sao?
– Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một trong những bệnh rất hay gặp ở những người cao tuổi, đặc biệt là người có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá,… hay những người sống trong tình trạng thiếu dưỡng khí như khói bếp, ô nhiễm không khí, nhà cửa chật hẹp, thiếu ánh sáng,…
– Ngoài ra còn một số bệnh hệ hô hấp thường gặp như: viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, viêm phổi, giãn phế quản,…
4. Bệnh hệ tiêu hóa
– Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn do viêm lợi, rụng răng và các bệnh quanh răng. Người già phải nhai lâu hơn và ăn chậm do giảm nhu động thực quản và làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn qua ống tiêu hóa. Giảm nhu động ruột và giảm tiết dịch dạ dày dẫn tới giảm hấp thu chất dinh dưỡng.
– Do đó, táo bón là vấn đề thường gặp nhất ở người cao tuổi. Táo bón thường mãn tính và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người già. Nếu tình trạng táo bón kéo dài mà không được điều trị sẽ dẫn tới bệnh trĩ, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Uống đủ nước, duy trì chế độ ăn đủ thành phần và tập thể dục sẽ cải thiện tình trạng táo bón và đem lại hiệu quả nhanh.
5. Bệnh hệ tiết niệu
– Thận là cơ quan đảm nhiệm chức năng cô đặc nước tiểu và loại trừ các sản phẩm chuyển hóa. Ở người cao tuổi, trương lực cơ và khối lượng bàng quang giảm, do đó người già thường mắc chứng són tiểu, tiểu dắt,… đặc biệt là vào ban đêm, gây ra nhiều phiền toái.
6. Bệnh hệ sinh dục
– Người cao tuổi thường không được quan tâm đến những thay đổi trong hệ sinh dục – sinh sản, do quan niệm người già ít hoặc không còn ham muốn tình dục. Hơn nữa, đây là vấn đề tế nhị nên những đánh giá về thay đổi sinh lý thường mắc sai lầm.
- Do đó, rất nhiều những bệnh lý hệ sinh dục mà người cao tuổi hay gặp phải như: ung thư phụ khoa, yếu sinh lý, teo buồng trứng,… Ngoài ra, một số bệnh khác như u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh phổ biến ở nam giới.
7. Bệnh xương khớp
– Thoái hóa khớp đốt sống lưng, khớp gối, đau xương, khớp là những bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Đối với nam giới hay gặp nhất là bệnh gút, khiến cho người bệnh đau đớn, buồn chán và lo lắng, nhất là khi thời tiết thay đổi.
– Bệnh xương khớp ở người cao tuổi thường ảnh hưởng lớn đến chức năng sống, giảm hoạt động, dẫn tới giảm khối lượng xương, cơ và tăng nguy cơ gãy xương. Do đó, người cao tuổi được khuyến khích tham gia luyện tập để giúp chậm lại quá trình lão hóa ví dụ như: khiêu vũ, tập dưỡng sinh,…
8. Đột quỵ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người cao tuổi?
– Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch màu não, là từ gọi chung của những bệnh lý nhồi máu hoặc xuất huyết não, xảy ra từ từ hoặc đột ngột, gây nhiều biến chứng và di chứng nặng nề. Ở người già, do sự suy yếu của hệ thống mạch máu, máu đến nuôi não giảm sút nên dễ bị nhồi máu não, thiếu máu não.
– Tỷ lệ hiện mắc của bệnh này ở người già là 21,9%. Để phòng bệnh đột quỵ, chúng ta nên khuyên ông bà, cha mẹ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn ít mỡ; nên tập thể dục nhẹ vào buổi sáng, tập dưỡng sinh, nếu cần thiết thì uống thuốc dưỡng não, thuốc điều trị tăng huyết áp,…
9. Tăng huyết áp
– Một người bị bệnh tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg. Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể do tăng từ các giai đoạn tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, hoặc do ăn chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, nhưng thường nhất là do thành mạch bị xơ vữa nhiều, dẫn đến hẹp lòng mạch và tăng huyết áp.
– Bệnh tăng huyết áp người cao tuổi không nên xem thường vì nó rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,…Bệnh này chiếm tỷ lệ 7,7 %.
10. Loãng xương
– Loãng xương là một bệnh lý của hệ thống cơ xương khớp, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương và giảm chất lượng xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. Đặc điểm loãng xương ở người già là: tăng quá trình hủy xương và giảm quá trình tạo xương do các tế bào sinh xương bị lão hóa, sự hấp thu canxi ở ruột bị hạn chế và sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục.
– Để phòng ngừa bệnh loãng xương, hạn chế hậu quả gãy xương, người già cần bổ sung canxi vào chế độ ăn từ các nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa, sò huyết, cua, ốc,… hoặc thuốc uống cung cấp canxi (viên canxi sủi, canxi – D,…)
Và bí quyết sau đây sẽ giúp bạn chăm sóc cho người thân gia đình bạn:
Để người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội:
Các bạn cần tạo điều kiện cho người già tham gia vào các hoạt động xã hội để họ cảm thấy thoải mái, thư giãn khi được tiếp xúc với nhiều người. Giúp người già giảm bớt cảm giác chán nản, mệt mỏi thường thấy. Các hoạt động xã hội rất đa dạng như:
- Tập thể dục.
- Tham gia hội, nhóm địa phương.
- Tham gia vào các hoạt động phường, xã.
- Các lớp học dưỡng sinh…
Người già nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày:
Chế độ ăn uống của người cao tuổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu bệnh tật, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cho người già. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề sau khi cho người cao tuổi ăn:
- Người cao tuổi không nên ăn quá no.
- Các bữa ăn nên được chia nhỏ ra thành 5, 6 bữa trong ngày.
- Các món ăn nên được thay đổi cách thức để tạo cảm giác thèm ăn.
- Chế biến món ăn không được quá mặn, quá nóng hoặc quá lạnh, không nhiều dầu mỡ…
- Hạn chế ăn thức ăn nhanh hoặc thức ăn chế biến sẵn mua bên ngoài.
Chế độ dinh dưỡng giàu thực vật:
Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ ăn trong ngày, chúng ta cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong các món ăn. Các bạn nên làm theo những lời khuyên sau:
- Chế độ ăn hàng ngày có nhiều rau, củ, quả và giảm bớt thịt.
- Không nên ăn nhiều nội tạng động vật như tim, gan, lòng, dạ dày…
- Ăn các loại cá, tôm, cua nhiều hơn.
- Giảm bớt chất béo, trong bữa ăn.
- Không ăn quá nhiều chất ngọt.
- Không nên ăn mặn, chua quá.
Thường xuyên thăm hỏi:
– Những người cao tuổi thường hay cảm thấy cô đơn, trống trải khi phải ở nhà một mình. Vì vậy, hãy thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc người cao tuổi vào những ngày nghỉ, thời gian rãnh rỗi là liều thuốc tốt nhất để giúp họ vui vẻ hơn, yêu đời hơn.
– Đáng tiếc rằng điều tưởng như đơn giản này lại đang trở nên rất khó khăn trong các gia đình hiện đại vì thời gian để làm việc và học tập đã chiếm gần hết quỹ thời gian trong ngày.
Việc thăm hỏi có thể diễn ra theo nhiều cách:
- Gọi điện hỏi thăm.
- Cho các cháu lên chơi với ông bà.
- Đưa ông bà đi du lịch với gia đình…
Khám sức khỏe người cao tuổi theo định kỳ:
– Người cao tuổi thường xuyên mắc rất nhiều loại bệnh khác nhau do sự suy giảm của hệ thống đề kháng và hệ thống tiêu hóa do tuổi tác. Người già thường xuyên mắc các bệnh như huyết áp, tim mạch, trí nhớ, xương khớp… Trong đó, đa số những bệnh này đều không thể chữa dứt điểm và tăng nặng theo thời gian.
– Việc khám sức khỏe định kỳ là một hoạt động vô cùng cần thiết khi chăm sóc người cao tuổi nhằm mục tiêu phát hiện sớm các bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời giúp hạn chế hoặc điều trị dứt điểm ngay từ khi bệnh còn mới.
Không hút thuốc lá:
– Trong số các yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa được thì hút thuốc là là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật tử vong ở người cao tuổi do hút thuốc gây hầu hết các vấn đề về hô hấp ở người cao tuổi, gây nhiều loại ung thư.
– Hút thuốc cũng là nguyên nhân quan trọng gây bệnh mạch vành, tạo điều kiện thuận lợi gây loãng xương. Mặc dù biết lợi ích của việc cai thuốc nhưng hầu hết những người hút thuốc rất khó cai do các triệu chứng khi cai thuốc như thèm nicotin, cáu kỉnh, chán ăn, lo âu, bồn chồn, khó tập trung và do thiếu động lực.
Hạn chế uống rượu bia:
– Uống rượu quá mức làm tăng nguy cơ bị các bệnh như bệnh cơ tim, xơ gan, viêm teo dạ dày, viêm tụy mãn, bệnh thần kinh ngoại vi và sa sút tâm thần, ngã, tai nạn, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch và ngộ độc.
Đề phòng tai nạn:
– Hầu hết những tai nạn ở người cao tuổi đều liên quan cách này hay cách khác với những thay đổi do tuổi tác, nhất là ở cá giác quan và hệ cơ xương như: mắt kém, tai kém, giảm cảm giác sờ và nhiệt độ, mất thăng bằng, tư thế bất thường, các cơ yếu, và phối hợp kém.
Sức khỏe người cao tuổi là vấn đề cho mọi thành viên trong gia đình quan tâm và chăm sóc. Hiện nay, cũng có rất nhiều bệnh viện hay phòng khám để khám chữa bệnh cho người cao tuổi. Chúng ta nên thường xuyên khám định kì để biết được tình hình sức khỏe, nếu không may phát hiện ra bệnh cũng có thể kịp thời chữa bệnh nhanh chóng.
LIÊN HỆ
Để các phòng khám hay bệnh viện quảng bá rộng rãi hơn, chúng ta cần các trang web để giới thiệu các dịch vụ đến với mọi người. Sắp xếp các lịch hẹn, khám chữa bệnh nào, chi phí ra sao, đội ngũ bác sĩ gồm ai? Vậy, để có website như thế có khó không và chi phí bao nhiêu?
Chúng tôi chuyên thiết kế website với các mức giá hợp lý cho bạn lựa chọn, tư vấn và hỗ trợ để cho bạn tìm ra được hướng đi đúng và phù hợp với ngành bạn đang kinh doanh.