Trẻ ho về đêm thường xuyên và xảy ra trong giấc ngủ là một trong những biểu hiện liên quan đến sức khỏe khiến bố mẹ lo lắng và “đứng ngồi không yên”. Nguyên nhân của tình trạng này là những căn bệnh liên quan tới đường hô hấp và thực quản mà các phụ huynh cần chú ý.
Ho không phải bệnh mà là triệu chứng của các căn bệnh ᴠề đường hô hấp hoặc do phản ứng của cơ thể ᴠới các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Phản xạ ho giúp thông đường hô hấp, tống đờm dãi hoặc thức ăn mắc lại trong cổ họng ra ngoài, không cho nước mũi chảy ngược vào cổ họng.
Khi đường hô hấp bị viêm nhiễm, bề mặt đường thở bị ám đầy bởi vi trùng, phản ứng viêm tiết ra dịch nhầy, trong dịch nhầy có nhiều thành phần: vi trùng, bạch cầu, xác của chúng, mủ, các chất gây viêm…Vì vậy cơ thể phải sinh ra phản ứng tự vệ là ho để bắn đàm nhớt cũng như tống cổ vi trùng ra ngoài, làm sạch đường thở giúp bệnh mau khỏi.
Trẻ ho suốt đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến con yêu không thể yên giấc. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ mệt mỏi và thiếu năng lượng học tập và vui chơi trong ngày hôm sau. Bé ho đêm phải làm sao? Dưới đây là các nguyên nhân, biện pháp để điều trị ho vào ban đêm cho trẻ, giúp giải quyết nhanh chóng vấn đề của bé. Các mẹ hãy tham khảo nhé!
Trẻ ho về đêm có sao không?
Khi trẻ bị ho là một trong những hiện tượng bệnh lý thường xuyên xảy ra vào 3 năm đầu đời của trẻ khi sức đề kháng của con còn non nớt. Thực tế, ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của các căn bệnh về đường hô hấp, hoặc là phản ứng của cơ thể với các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
Bé chảy nước mũi, ra nhiều đờm đọng lại trong họng khiến bé dễ ho nhiều. Tuy nhiên, vào ban ngày, khi con hoạt động nhiều, các chất nhầy dễ thoát ra ngoài dễ dàng. Lúc này, mẹ có thể thấy rằng bé ít ho hoặc hầu như không ho mấy. Chỉ đêm khuya, khi ngủ, các dịch nhầy này đọng lại trong họng bé nhiều khiến cho con ho với tần suất thường xuyên hơn. Đây là lý do thường gặp của hiện tượng trẻ ho về đêm.
Nhưng nếu trẻ ho nhiều về đêm một cách bất thường như ho dai dẳng, kèm theo tiếng rít hoặc tiếng bất thường khi thở, điều đó có thể báo hiệu cách bệnh lý trẻ đang mắc phải.
Nguyên nhân khiến trẻ hay ho về đêm:
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, hệ miễn dịch còn hoạt động chưa tốt nên rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Trẻ bị ho về đêm là triệu chứng phổ biến mà rất nhiều bé gặp phải. Trẻ ho nhiều có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, bao gồm tác nhân kích hoạt cơn ho bên ngoài lẫn bên trong cơ thể.
Hoạt động của hệ thần kinh thực vật:
– Ở người, hệ thần kinh thực vật chia làm hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Hệ giao cảm trội hơn thì ít ho, hệ phó giao cảm trội hơn thì sẽ gây ho nhiều. Vào ban đêm, hệ giao cảm nghỉ ngơi, ít hoạt động để nhường cho hệ phó giao cảm nên cơ chế thần kinh này đã kích thích trẻ ho về đêm nhiều hơn;
Nhiệt độ xuống thấp:
– Vào ban đêm, nhiệt độ không khí thường xuống thấp kết hợp với không khí khô khiến cổ họng của trẻ dễ bị khô và kích ứng. Đây là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ho về đêm khi ngủ.
– Tình trạng này có xu hướng diễn ra phổ biến hơn vào các giai đoạn chuyển mùa, nhất là mùa đông khi trời trở lạnh. Ngoài ra, nếu cho trẻ nằm ngủ trong phòng điều hòa với nhiệt độ thấp thì trẻ cũng dễ bị ho nhiều về đêm. Do đó, mẹ nên chú ý đến cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào những ngày này.
Tư thế ngủ của trẻ sai cách:
– Tư thế ngủ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm khi ngủ. Trẻ không được gối đầu hoặc tư thế đầu nằm thấp sẽ dễ làm cho chất nhầy và dịch mũi chảy xuống phía cổ họng, gây kích ứng ho. Mẹ có thể tham khảo cách giúp trẻ ngủ ngon giấc đơn giản, hiệu quả.
Phòng ngủ không sạch sẽ:
– Phòng ngủ không sạch sẽ, thông thoáng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều. Đặc biệt là những gia đình có thú nuôi trong nhà nhưng không dọn dẹp lông thú thường xuyên hoặc nơi vệ sinh của các con vật không được bố trí đúng. Các vật dụng trẻ hay sờ nắm, chăn gối hoặc thú bông sẽ bị ám bụi bẩn khiến trẻ ho nhiều.
Dị ứng với các thứ xung quanh:
– Phấn hoa, lông thú, hay mạt bụi chính là các tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất. Mẹ hãy quan sát, nếu cho trẻ chơi đùa cùng thú cưng thì triệu chứng ho sẽ dễ khởi phát hơn. Nếu nguyên nhân trẻ ho nhiều là do dị ứng thì còn đi kèm các triệu chứng khác như hắt hơi, nóng rát ở cổ họng, ngứa mũi, ngứa mắt.
Bệnh hen suyễn:
– Tình trạng trẻ bị ho về đêm trong nhiều trường hợp còn liên quan trực tiếp đến bệnh hen suyễn. Dấu hiệu của căn bệnh này là trẻ bị ho từng cơn rất khó chịu khi thời tiết thay đổi hay khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng.
– Bệnh lý này còn khiến cho đường thở của trẻ bị viêm và thu hẹp. Cùng với đó, trẻ còn bị nghẹt mũi và khó thở khi ngủ. Nếu trẻ ho về đêm là do hen suyễn thì mẹ có thể nhận thấy các triệu chứng khác ở trẻ như thở khò khè, đau thắt ngực, mệt mỏi, khó ngủ, mất tập trung,…
Viêm xoang:
– Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang, có thể phát sinh ở bất cứ nhóm đối tượng nào, bao gồm cả trẻ em. Viêm xoang kèm theo tình trạng phù nề sẽ gây tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ bị nghẹt tắc mũi. Đặc biệt, vào ban đêm khi trẻ ngủ thì dịch nhầy có thể chảy xuống cổ họng. Tình trạng này khiến cho niêm mạc họng bị kích ứng và làm cho trẻ ho nhiều về đêm, ho từng cơn dữ dội.
– Nếu thấy trẻ có kèm theo nhiều dấu hiệu khác như đau nhức trán và gò má, chảy dịch mũi màu vàng lục kèm mùi hôi, đau rát họng, khó thở do nghẹt tắc mũi,… thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị nhé.
Viêm họng:
– Đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp có thể khiến trẻ bị ho về đêm khi ngủ. Tình trạng ho xuất hiện do cổ họng của trẻ bị kích ứng bởi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể nhận biết như ngứa rát cổ họng, thân nhiệt cao, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,…
Trào ngược dạ dày thực quản:
– Đa phần khi trẻ ho đêm, ba mẹ sẽ nghĩ ngay đến các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, vấn đề trào ngược ở trẻ em cũng là một nguyên nhân phổ biến. Khi acid dịch vị trào ngược lên thực quản thì nó cũng sẽ tự động gây kích thích đến hệ thần kinh đường khí quản. Điều này khiến cho khí quản bị căng cứng và làm cho trẻ ho khi ngủ.
– Ngoài ra, ho do trào ngược thực quản thường xuất hiện khi trẻ ăn quá nhiều ngay trước khi ngủ. Lúc này, lượng thức ăn nạp vào sẽ không kịp tiêu hóa hết và làm tăng nguy cơ trào ngược, gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp dưới.
Làm gì khi trẻ nhỏ bị ho nhiều về đêm?
Trẻ ho về đêm sẽ khiến bố mẹ lo lắng, xót xa bởi không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của các bé, mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Dưới đây là những việc bố mẹ cần làm khi thấy bé ho nhiều vào ban đêm.
Vệ sinh mũi để làm sạch đường thở cho bé:
Ban ngày, cho bé uống nhiều nước ấm và vệ sinh mũi thường xuyên cho bé.
- Với bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ nên dùng nước muối sinh lý ấm và nhỏ nhẹ nhàng vào mũi.
- Với bé trên 3 tháng tuổi, mẹ có thể dùng nước muối dạng xịt và xịt trực tiếp vào mũi bé.
- Nếu dịch mũi bé nhiều, mẹ có thể thực hiện rửa mũi, hút mũi. Tuy nhiên, phải đảm bảo thực hiện thành thạo, đúng kỹ thuật. Nhìn chung, việc làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp đường thở của bé thông thoáng. Mũi và họng sẽ không bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy. Nhờ đó, bé dễ thở và dễ ngủ hơn vào ban đêm.
Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp và xoa dầu:
- Xoa dầu tràm vào gan bàn chân để giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh. Nếu bé nhỏ, có thể mang tất (vớ) cho bé.
- Để nhiệt độ máy lạnh phù hợp (không dưới 25 độ C), có thể kết hợp với máy phun sương tạo độ ẩm không khí, giúp bé không bị khô họng.
Để ý các vấn đề khác như:
- Vệ sinh phòng ngủ, có thể thay chăn, ga, gối, nệm cho giường của bé. Việc này rất quan trọng với những bé bị viêm xoang, hen suyễn, dễ dị ứng.
- Kê đầu cho bé bằng gối êm, mềm, đảm bảo phần đầu luôn cao hơn phần ngực. Tư thế này sẽ giúp bé dễ thở, đồng thời, hạn chế dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng.
- Với những bé bị trào ngược dạ dày thực quản, không nên cho bé ăn hoặc uống sữa quá gần giờ đi ngủ. Nếu không, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ khiến bé dễ bị ợ hơi, trào ngược axit, gây kích ứng họng và ho.
Ba mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu như:
Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng trẻ ho về đêm vẫn không thuyên giảm, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
- Ho nhiều, ho có đờm đặc, màu vàng lục và mùi hôi.
- Ho nhiều kèm sốt cao và đổ mồ hôi về chiều.
- Ho ra máu kèm co giật.
- Cơn ho kéo dài hơn 1 tuần, 10 ngày.
- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, khó nuốt, khó thở.
- Lúc này, không đơn thuần là do sự thay đổi của thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm) hay các tác nhân gây dị ứng mà còn là biểu hiện của bệnh hô hấp. Trong đó, viêm phế quản và viêm phổi là nguy hiểm, cần điều trị sớm.
Các biện pháp làm giảm ho khan về đêm ở trẻ nhỏ:
Sử nguyên liệu tự nhiên:
◊ Có thể cho trẻ dùng các loại siro trị ho được làm từ các loại liệu tự nhiên như mật ong hấp lá húng chanh, lá hẹ, nước chanh mật ong, nước gừng hoặc siro ho chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên,… Các loại siro này có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt và quan trọng nhất là lành tính và an toàn cho bé.
◊ Nếu bé bị nôn trớ khi ho thì nên chọn sản phẩm có tinh dầu gừng giúp làm ấm họng, tác dụng giảm nôn trớ rất tốt. Ngoài ra trẻ bị ho kèm theo nghẹt mũi, thở hổn hển thì có thể nhỏ 5 – 10 giọt nước muối sinh lý 0.9% để làm sạch lỗ mũi.
Không ăn gần giờ đi ngủ:
◊ Ăn gần giờ ngủ có thể khiến trẻ dễ bị ho về đêm, nguyên nhân là do thức ăn không được tiêu hóa kịp, lượng dịch vị tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng chướng bụng. Khi trẻ ăn nhiều vào ban đêm, các cơ bên trong không đóng cửa trên của dạ dày khiến dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể tràn lên thanh quản và gây ho hoặc nôn. Do đó cho trẻ ăn ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để thức ăn tiêu hóa kịp thời.
Cho trẻ uống nhiều nước:
◊ Việc uống đủ nước mỗi ngày cho cơ thể rất quan trọng. Nước giúp đường thở của trẻ thông thoáng. Nếu trẻ không uống được sữa hoặc ăn nhiều thức ăn có nước, ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Ngoài việc bổ sung nước, các mẹ nên chuẩn bị các loại súp lỏng, nước trái cây để tăng lượng nước và vitamin cho cơ thể bé.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng trẻ:
◊ Tăng độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ sẽ giúp đường thở của trẻ không bị khô đồng thời làm lỏng chất nhầy trong mũi và cổ họng, giúp làm dịu cơn ho và giảm nghẹt mũi. Có thể đặt máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ của trẻ cả đêm hoặc trong phòng chơi của trẻ vào ban ngày.
Rửa mũi cho trẻ:
◊ Nếu bé chảy nhiều nước mũi, mẹ có thể tiến hành hút đờm, dịch mũi ra ngoài nhưng nhớ thực hiện nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật. Nhìn chung, việc vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý giúp thông thoáng đường thở cho bé, cổ họng không còn đọng dịch nhầy nên bé dễ thở và ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm.
◊ Dấu hiệu trẻ ho về đêm có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn hoặc nhiều bệnh lý về hô hấp khác. Do đó, trẻ bị ho về đêm trên 7 ngày kèm theo các triệu chứng như khó thở, đau bụng, ho có đờm đặc xanh hoặc vàng, sốt cao, co giật, chán ăn, khó nuốt,… Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Lưu ý đặc biệt:
Với những trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, không nên cho trẻ ăn hoặc uống sữa quá gần giờ đi ngủ. Nếu không lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ khiến trẻ dễ bị ợ hơi, trào ngược axit, gây kích ứng họng và ho.
Không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nhìn chung, trẻ ho về đêm có thể do thay đổi thời tiết bình thường và hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà. Nhưng nếu trẻ ho nhiều và kèm theo các triệu chứng bất thường khác, ba mẹ nên ghi lại các triệu chứng và tần suất ho, sau đó đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Top 7+ cách điều trị ho về đêm cho trẻ mà phụ huynh cần biết:
Trẻ ho suốt đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến con yêu không thể yên giấc. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ mệt mỏi và thiếu năng lượng học tập và vui chơi trong ngày hôm sau. Bé ho đêm phải làm sao? Dưới đây là các cách trị ho vào ban đêm cho trẻ, giúp giải quyết nhanh chóng vấn đề của bé. Mẹ hãy tham khảo nhé!
Giảm ho cho bé về đêm bằng dầu bạch đàn:
– Dầu bạch đàn hay dầu khuynh diệp là giải pháp trị ho, sổ mũi, nghẹt mũi rất hiệu quả và an toàn cho bé yêu. Loại tinh dầu này không chỉ có tác dụng làm ấm, chống cảm lạnh mà còn giúp giảm tắc nghẽn, chống viêm trị ho cho bé nhanh chóng.
– Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn lên ga trải giường và gối của bé. Ngay lập tức, mùi hương của tinh dầu sẽ lan tỏa khắp phòng và mang lại cho bé cảm giác thư giãn, dễ chịu nhất.
Lưu ý: Rằng nếu con bạn còn quá nhỏ, đừng xoa bóp dầu trên cổ họng của trẻ.
Cách trị ho vào ban đêm cho trẻ bằng sữa nghệ:
– Nghệ có đặc tính kháng khuẩn. Trong một ly sữa ấm, trộn ½ thìa bột nghệ và cho con bạn uống. Trẻ nhỏ có thể không uống được một ly sữa nghệ, vì vậy ban đầu hãy bắt đầu bằng cách chỉ cho trẻ uống một vài thìa hỗn hợp.
– Trong khi mật ong có tác dụng làm dịu họng, phục hồi tổn thương niêm mạc, thì nghệ lại có đặc tính kháng khuẩn. Sự kết hợp giữa 2 dược liệu này sẽ giúp bé giảm ho, đặc biệt là ho khan về đêm hiệu quả. Tất cả mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận các phương pháp điều trị tại nhà như vậy vì chúng là những nguyên liệu cần thiết trong nhà bếp. Mật ong chỉ nên được sử dụng nếu con bạn trên một tuổi.
Bên cạnh đó, ta có thể hít khói của củ nghệ cháy:
– Đốt rễ nghệ và hít khói (còn được gọi là Dhoom Paan ở Ayurveda), là một phương thuốc hay và hiệu quả để chữa ho. Bạn có thể làm như vậy bằng cách cho một vài lát nghệ vào than hoa đang cháy. Sau đó cho bé hít khói tỏa ra từ nó.
Cách trị ho vào ban đêm cho trẻ bằng gừng và mật ong:
– Gừng có đặc tính kháng histamine – nguyên nhân chính gây ra những cơn ho. Vì vậy, sử dụng gừng trong điều ho về đêm cho bé thực sự rất tốt.
– Mẹ có thể rửa sạch gừng, giã nhỏ lấy nước cốt rồi thêm chút mật ong cho bé uống. Lưu ý, với những bài thuốc chứa mật ong, mẹ chỉ nên sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể thay thế bằng đường phèn.
Nâng cao gối giúp giảm ho về đêm:
– Ho về đêm, đặc biệt là những cơn ho đờm sẽ gây ra tình trạng chảy dịch sau mũi. Điều này khiến kích ứng cổ họng, tạo phản xạ ho. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ hãy kê gối cao hơn cho bé khi ngủ, mục đích là để giảm chất nhầy chảy xuống cổ họng.
Trị ho về đêm bằng liệu pháp Massage:
– Massage cũng là một trong những cách trị ho vào ban đêm cho bé an toàn, hiệu quả. Dầu mù tạt và tỏi có đặc tính khnsg khuẩn, chống nhiễm trùng. Ngoài ra, chúng cũng có tác dụng giữ ấm cơ thể rất tốt. Với giải pháp này, mẹ cần chuẩn bị dầu mù tạt và một ít tỏi nghiền nát. Sau đó massage khắp người bé, đặc biệt là những vùng da như lưng, bụng, cổ họng, lòng bàn tay, gan bàn chân.
– Khi massage cho bé, mẹ lưu ý nên nhẹ nhàng xoa bóp, tránh tạo áp lực quá lớn sẽ dễ khiến bé bị đau.
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý:
– Khi trẻ bị ho về đêm, nhất là những cơn ho đờm, trong khoang mũi sẽ chứa đầy chất dịch. Chúng tích tụ ở đây sẽ gây tắc nghẽn, khiến trẻ kho thở, thậm chí gây nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, mẹ cần phải nhỏ mũi bé bằng nước muối sinh lý để làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn, virus.
– Mẹ có thể sử dụng dung dịch muối Nacl 0.9% mua tại các cửa hàng dược phẩm hoặc tự pha muối với nước ấm. Nhỏ 3 – 4 giọt dung dịch muối vào mỗi bên mũi của trẻ. Khi dịch nhầy được làm lỏng và chảy ra ngoài, mẹ hãy dùng khăn mềm vệ sinh sạch cho bé.
Hỗ trợ giảm ho cho trẻ về đêm bằng siro thảo dược:
– Bên cạnh các cách trị ho vào ban đêm cho trẻ nêu trên, mẹ có thể cho bé dùng kết hợp với các loại siro ho thảo dược. Tiện lợi, an toàn và hiệu quả là những lý do vì sao thuốc ho thảo dược ngày càng được các mẹ ưa chuộng. Bé ho nhiều về đêm, thật khó để mẹ có thể “chở tay” trong tình huống khẩn cấp này. Vì vậy, thủ sẵn hộp siro ho trong tủ thuốc gia đình là điều vô cùng cần thiết để mẹ có thể cho bé dùng ngay tức thì.
– Trên đây là tổng hợp các cách trị ho vào ban đêm cho trẻ. Nếu bé xuất hiện những triệu chứng bất thường như khó thở, sốt cao,… mẹ hãy đưa tới bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời nhé! Hy vọng thông tin chia sẻ này sẽ giúp ích cho bé khi bị ho vào ban đêm.
Sử dụng máy tạo độ ẩm giảm ho về đêm:
– Không khí khô, hanh về đêm là nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho. Đó là lý do vì sao máy tạo độ ẩm thường được sử dụng trong phòng ngủ bé để giúp làm: cổ họng khô, tắc nghẽn mũi, kích ứng mũi, đau đầu, dây thanh quản bị kích thích, ho khan,…
– Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng máy tạo độ ẩm. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng mà mẹ hãy chọn cho gia đình mình thiết bị làm sạch không khí phù hợp nhé!
Cách chữa ho cho bé khi ngủ bằng rau tần dày lá:
– Rau tần dày lá (húng chanh, rau thơm lông) là một trong những thảo dược chữa bệnh ho, cảm, sốt, sổ mũi… Rau tần có mùi thơm, vị cay, không độc, tính ấm và lá có tinh dầu nên có tác dụng long đờm và thông mũi. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng rau tần hoặc kết hợp với một số nguyên liệu để trị dứt điểm ho đêm cho bé khi ngủ như sau.
Cách 1:
- Mua rau tần tươi, rửa sạch bụi bẩn đi. Sau đó giã nát khoảng 5-6 lá rồi cho vào một ít nước nóng, khuấy đều để cho nước tần ra hết và gạn bỏ cái. Mẹ cho bé uống 2 lần mỗi ngày để trị dứt điểm ho đêm cho bé.
Cách 2:
Chưng cách thuỷ rau tần, tắc (quất) và đường phèn cũng là cách trị ho về đêm cho trẻ.
- Rửa sạch rồi thái nhỏ 10-15 lá rau tần.
- Vắt lấy nước cốt 4 trái tắc (quất), thái nhỏ vỏ tắc, phải bỏ hột đi nếu không thì hỗn hợp sẽ bị đắng.
- Cho tất cả nguyên liệu rau tần, tắc, đường phèn vào chén rồi trộn đều lên.
- Chưng cách thuỷ trong 20 phút cho tất cả các nguyên liệu ngấm đều.
- Bé có thể ngậm cho tan từ từ trong miệng hoặc pha nước nóng uống ngày 2 lần.
- Ngoài cách chữa ho cho bé khi ngủ bằng rau tần dày lá, mẹ còn có thể sử dụng rau diếp cá để điều trị cho bé nhé.
Trên đây là những cách trị ho về đêm hiệu quả cho bé. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bé khi bị ho. Nếu có triệu chứng bệnh nặng cha mẹ cần lưu ý đưa bé thăm khám bác sĩ kịp thời.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh và mau ăn chóng lớn nhé!
Tham khảo và tổng hợp các thông tin từ các web khác nhau.
Thông tin liên hệ:
Trang chủ: https://gicungco.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/gicungcophaikhong
Twitter: https://twitter.com/GCungco
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/gi-cungco-48839723b/
Instagram: https://www.instagram.com/gicungco9981/
Pinterest: https://www.pinterest.com/gicungco318/
Instapaper: https://www.instapaper.com/p/GCungco