Trẻ bị còi xương ở hiện nay, được phát hiện ra nhiều bởi các nguyên nhân xảy ra khác nhau, trong đó phải kể đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là nguyên nhân chính.
Bệnh còi xương ở trẻ thường gặp ở giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến dưới 3 tuổi ở các nơi như miền núi, nhiều sương mù, ánh nắng ít có. Vì vậy, dẫn đến sự thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng việc hấp thụ và chuyển hóa của Canxi và Photpho, là những nguyên liệu cần thiết tạo nên bộ khung xương.
Đặc biệt, ở trẻ em thành phố cũng có thể bị còi xương do trẻ được bao bọc quá kỹ trong nhà, ba mẹ sợ ô nhiễm thành phố gây ảnh hưởng đến bé,… không được tắm nắng thường xuyên cũng dẫn đến thiếu tổng hợp Vitamin D.
Cho nên, ngay từ những năm tháng đầu đời – đặc biệt là trong 6 tháng đầu, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học, một cách sinh hoạt cho trẻ phù hợp, không nên cho bé nghỉ bú mẹ quá sớm, không quá kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo Canxi – Photpho,… để góp phần phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Qua bài viết dưới của chúng tôi, bạn có thể tìm hiểu các nguyên nhân để nhận biết và có cách phòng tránh hiệu quả cho bé nhà mình nhé!
Trẻ bị còi xương là do nguyên nhân nào?
– Còi xương là tình trạng rối loạn gây giảm khoáng hóa của đĩa sụn tăng trưởng, giảm khoáng hóa xương ở trẻ nhỏ, trẻ em, thanh thiếu niên đang lớn do thiếu vitamin D hoặc khiếm khuyết về chuyển hóa và chức năng của nó, thiếu canxi hoặc phosphat hoặc giảm hoạt động của phosphataza kiềm.
– Có 3 dạng còi xương:
- Còi xương dinh dưỡng;
- Còi xương do rối loạn chuyển hóa vitamin D hoặc giảm hoạt động của vitamin D (còi xương phụ thuộc vitamin D/còi xương kháng vitamin D);
- Còi xương do rối loạn tái hấp thu phospho ở ống thận (Còi xương phosphopenic di truyền).
Ngoài ra, tình trạng trẻ thiếu vitamin D còn do các nguyên nhân khác như:
Sai lầm trong chế độ ăn của trẻ:
– Chế độ ăn không đa dạng, ăn uống kém sẽ không đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Canxi có nhiều trong sữa và ở tỷ lệ hấp thu cao hơn các thực phẩm khác, đặc biệt là sữa mẹ. Những trẻ uống sữa ít hơn số lượng khuyến nghị là một trong những nguy cơ mắc bệnh còi xương.
– Hoặc những trẻ khi ăn dặm được cho ăn quá nhiều chất bột đường (glucid), chất đạm (protein) gây tình trạng rối loạn chuyển hóa, tăng đào thải canxi ra nước tiểu hoặc bữa ăn dặm hàng ngày thiếu hoặc ít dầu mỡ ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D.
Các yếu tố khác:
– Phụ nữ khi mang thai không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt thiếu vitamin D, canxi là yếu tố nguy cơ dẫn đến còi xương ở trẻ em.
– Ngoài ra, nguy cơ còi xương thường gặp ở: trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, suy dinh dưỡng, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài… Những trẻ này thường thiếu các vi chất dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin D và canxi.
Những em bé có nhiều nguy cơ bị còi xương thường thuộc các nhóm sau:
- Bé sinh non hoặc các cặp sinh đôi,
- Cho bú sữa bò thay vì sữa mẹ,
- Nặng cân, quá bụ bẫm,
- Trẻ có da sậm màu,
- Trẻ sinh ở những nơi có điều kiện thời tiết âm u, thiếu ánh nắng,….
Ngoài bệnh còi xương, còn có khái niệm còi cọc dùng để chỉ những trẻ bị suy dinh dưỡng, cân nặng lẫn chiều cao đều kém hơn mức trung bình, có thể kèm theo còi xương hoặc không.
Trong khi đó, có trường hợp bệnh còi xương còn gặp ở cả trẻ rất bụ bẫm vì những đứa bé này có nhu cầu bổ sung canxi – phốt pho cao hơn các bạn có chỉ số cơ thể phát triển bình thường.
Những dấu hiệu nhận biết việc trẻ bị còi xương:
Bệnh còi xương ở trẻ thường biểu hiện qua một số dấu hiệu như sau:
- Trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình, và đổ nhiều mồ hôi lúc ngủ.
- Tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn (còn gọi là dấu hiệu chiếu liếm).
- Có các bất thường ở vùng xương đầu, bao gồm thóp rộng và mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở; xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê.
- Răng mọc chậm, rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón.
- Chậm phát triển vận động như lẫy, lật, bò, đi, đứng.
- Đầu có bướu trán, bướu đỉnh
- Đối với trẻ lớn, có thể thường xuyên bị đau nhức mỏi xương dài vào chiều tối hoặc ban đêm.
- Đối với dấu hiệu còi xương cấp và nặng có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, co giật do hạ canxi máu.
Làm thế nào phòng ngừa bệnh việc trẻ bị còi xương từ sớm?
Các biện pháp phòng ngừa bệnh còi xương cần được thực hiện ở cả trẻ và mẹ, bao gồm chế độ ăn đa dạng hợp lý và tắm nắng/tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cụ thể:
Đối với người mẹ khi mang thai:
– Từ khi có thai, mẹ nên tiếp xúc hàng ngày dưới ánh nắng mặt trời, nhưng chú ý vào thời điểm ánh nắng không gay gắt. Tốt nhất, là khoảng thời gian từ 6-8 giờ sáng và 4-5 giờ chiều.
- Trong quá trình mang thai, mẹ cần được cung cấp đủ nhu cầu vitamin D Khoảng 800 – 1000 IU/ngày.
- Nhưng khi mẹ được chẩn đoán thiếu hụt vitamin D, thì tùy theo mức độ thiếu sẽ được bác sĩ bổ sung liều hàng ngày với 1000 – 2000 IU vitamin D3/ngày.
- Hoặc có thể mẹ sẽ cần bổ sung liều cao 20.000 IU vitamin D3/tuần.
– Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin D liều cao cần được cân nhắc và theo dõi kiểm tra chặt chẽ. Trong chế độ ăn, mẹ cần ăn đa dạng các thực phẩm, chú ý các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D như sữa, phô mai, tôm, cua, cá,…; các thực phẩm được tăng cường/bổ sung vitamin D và canxi.
Và đối với trẻ bị còi xương thì nên cần làm gì?
– Trẻ tắm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, không qua cửa kính, thời điểm tắm nắng vào khoảng từ 9h sáng đến 4h chiều (16h) và phụ thuộc vào mùa.
- Trong thời tiết mùa hè, thời điểm tắm nắng thích hợp khoảng 8 – 9h sáng hoặc khoảng 4h chiều (16h), chọn ngày có ánh nắng không quá gắt.
- Trong thời tiết mùa đông, thời điểm tắm nắng phù hợp khoảng 9h sáng đến 3h chiều, chọn ngày trời ấm, không gió, cần giữ ấm cho trẻ.
– Khi tắm nắng cho trẻ lưu ý đeo kính chống nắng hoặc không để mắt trẻ nhìn thẳng ánh nắng mặt trời, đội mũ, mặc quần áo cotton thấm mồ hôi tốt và hở diện tích vùng da tăng dần (tay, chân, đùi, bụng, lưng) và lưu ý luân chuyển các vùng da được chiếu ánh nắng mặt trời.
– Thời gian tắm nắng cho trẻ khoảng từ 5 – 30 phút phụ thuộc theo mùa và thời tiết trong ngày, khi da ấm lên là đạt.
Lưu ý nhỏ cho bạn:
– Khi tắm nắng, cần đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh trẻ bị bỏng, say nắng, sốt, làm trẻ khó chịu….Trong những ngày mùa đông cần lưu ý giữ ấm cho trẻ. Bên cạnh đó, để đảm bảo trẻ đủ vitamin D, hàm lượng vitamin D cần cung cấp cho trẻ dưới 12 tháng là 400 IU/ngày và với trẻ trên 1 tuổi là 600 IU/ngày .
– Khi bắt đầu ăn dặm, chế độ ăn của trẻ cần đủ các nhóm chất cơ bản (chất bột đường, chất đạm, chất béo) cùng các vi chất thiết yếu, thường xuyên cho trẻ ăn tôm, cua, cá, trứng, sữa, gan, phô mai và các loại rau xanh,…
– Sau giai đoạn cai sữa, trẻ vẫn nên tiếp tục uống sữa công thức và khi chế biến món ăn dặm cho trẻ phải có đủ lượng dầu thực vật/mỡ theo tháng tuổi (5 – 10ml/bữa) vào các bữa ăn dặm để bảo đảm đủ chất béo làm dung môi hấp thu vitamin D cho cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương, bạn nên biết:
Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ còi xương:
– Trong đó, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho trẻ 4 nhóm chất chính, đó là: Tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
– Đặc biệt, trẻ cần được tập trung bổ sung nhóm vi chất để xương của trẻ phát triển như vitamin D, canxi, phốt pho, kẽm, sắt. Ngoài ra, trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ cũng cần được tăng cường bổ sung lượng chất béo từ dầu hoặc mỡ bởi chất béo đóng vai trò hấp thu vitamin D ở trẻ.
Nhóm thực phẩm cần thiết đối với trẻ còi xương:
– Với 4 nhóm chất cần bổ sung cho trẻ còi xương nêu trên, các loại thực phẩm dưới đây được xem là rất cần đối với trẻ vì cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu:
- Chất đạm và các vi chất dinh dưỡng: Hải sản (cua, tôm, cá hồi, cá mè, ốc, nghêu, sò,…), sữa và chế phẩm từ sữa (sữa chua), lòng đỏ trứng, mè đen,…
- Vitamin: Rau ngót, rau muống, rau đay, rau bina,…
Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh còi xương, thậm chí có thể giúp phòng ngừa bệnh, trẻ phát triển khỏe mạnh.
Gợi ý món ăn cho trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng:
Cua là thực phẩm rất giàu Canxi tự nhiên cho bé:
- Bên cạnh làm các món hấp thông thường, cha mẹ có thể lấy thịt cua chế biến thành bột cua, cháo cua, món salad, làm nhân cơm nắm cho bé đem đi học vừa tiện lợi lại giàu dinh dưỡng.
Cá quả, cá hồi, cá ngừ,…:
- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá là thực phẩm rất giàu omega 3, DHA, chất béo, Protein và cả Canxi. Vì vậy đây chính là một trong những thực phẩm tuyệt vời nhất cho bé bị còi xương. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng để khắc phục tình trạng còi xương cho bé nhanh chóng.
- Có rất nhiều món ngon có thể chế biến với các loại cá ngày như cá hấp, cá rán, cá sốt cà chua, canh cá nấu chua, salad cá hoặc xé nhỏ làm ruốc trộn cùng cơm cũng rất dễ ăn mà lại đơn giản.
Lòng đỏ trứng chứa rất nhiều dưỡng chất giúp trẻ còi xương phục hồi nhanh chóng:
- Nhờ đó, cơ thể bé mau chóng được bổ sung các chất cần thiết để khắc phục các lỗ hổng trong xương giúp trẻ cao lớn khỏe mạnh nhanh chóng.
- Cha mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp lòng đỏ trứng bằng cách luộc, ốp la hoặc nấu cháo trứng, canh trứng, trứng rán, làm bánh, làm salad với trứng để trẻ dễ ăn hơn.
Trẻ bị còi xương ăn gì? Cha mẹ có thể thử bằng Gan:
- Các loại gan động vật như gan vịt, gan heo, gan bò đều là các thực phẩm giàu Protein, tinh bột, Canxi cùng các Vitamin và khoáng chất cần thiết khác.
- Ăn gan động vật sẽ giúp bé được tăng cường các hoạt chất trong cơ thể, kích thích sự sản sinh tế bào bù đắp cho các chất thiếu hụt trong cơ thể và khắc phục tình trạng còi xương hiệu quả.
- Pate gan là món ăn vô cùng ngon miệng và giàu dinh dưỡng có thể ăn cùng cơm, bánh mì.
Trẻ còi xương nên ăn gì đó là thịt gà:
- Cho bé ăn thịt gà cũng là cách cách khắc phục trẻ còi xương hiệu quả bởi trong thịt gà có chứa hàm lượng đạm và Canxi cao lại ít chất béo giúp trẻ không bị béo phì.
- Thịt gà còn cung cấp năng lượng cho bé hoạt động, tăng cường Vitamin A tốt cho mắt, Vitamin B cho quá trình trao đổi chất đồng thời bảo vệ tim mạch khỏe mạnh hơn.
Hàu là món không thể bỏ qua việc giúp trẻ chống lại bệnh còi xương:
- Trong hàu có chứa hàm lượng cao các chất như Kali, Magie, Vitamin D, đạm, chất béo, nhóm Vitamin B giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ Canxi cho cơ thể hiệu quả hơn. Nhờ đó giúp bé cải thiện tình trạng còi xương nhanh chóng và an toàn.
- Với hàu, mẹ có thể làm thành các món hấp, nướng mỡ hành ăn cùng phô mai vừa thơm ngon lại vô cùng bổ dưỡng cho trẻ.
Sữa chính là nguồn cung cấp Canxi không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của bé.
- Một ly sữa bò có thể chứa tới 125mg Canxi cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra các loại sữa từ hạt như đậu nành, hạt điều, hạt óc chó cũng rất giàu Canxi và các dưỡng chất quan trọng như DHA, Vitamin D,..
- Mỗi ngày nên cho bé uống ít nhất một ly sữa để hỗ trợ cho sự phát triển về thể chất lẫn trí não của trẻ.
- Sữa có thể ăn cùng ngũ cốc, kết hợp với trái cây làm sinh tố đều thơm ngon bổ dưỡng.
Nấm hương:
- Đây đều là các chất quan trọng tốt cho máu và hỗ trợ khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể hiệu quả. Xương khớp nhanh chóng được bổ sung các dưỡng chất bị thiếu trở nên khỏe mạnh và phát triển ổn định bình thường.
- Có rất nhiều món ăn hấp dẫn phụ huynh có thể chế biến cùng nấm hương như nấu canh, nấu cháo, ăn lẩu, nướng ăn cùng các loại thịt,.…
- Với nấm khô, mẹ nên rửa sạch với nước lạnh rồi ngâm nước nóng cho nấm nở hết, cắt bỏ chân nấm rồi đem xào cùng gia vị và đồ ăn cho ngấm.
Phô mai:
- Trong phô mai, rất giàu các Vitamin tan trong nước như các Vitamin nhóm B. Đồng thời, vì làm từ sữa nên hàm lượng Canxi trong phô mai cũng tương đương một ly sữa. Cho bé ăn phô mai sẽ cung cấp một hàm lượng chất béo giúp tăng sức đề kháng.
- Cha mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp phô mai như món ăn vặt hoặc làm thạch rau câu phô mai, làm bò bít tết cũng rất thơm nhon. Đồng thời mẹ nên cho bé năng lượng hoạt động suốt ngày dài, phòng tránh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Ngũ cốc:
- Ngũ cốc cũng là thực phẩm rất giàu Canxi giúp điều trị tình trạng còi xương ở trẻ hiệu quả. Mẹ có thể dùng ngũ cốc trộn cùng sữa để làm bữa ăn sáng cho bé vừa nhanh chóng lại tiện lợi.
- Bạn cũng có thể trộn ngũ cốc cùng sữa chua và trái cây tạo thành món ăn thơm ngon hấp dẫn trẻ rất thích thú lại bổ sung Canxi rất tốt.
Các loại rau xanh:
- Các loại rau xanh có màu xanh đậm có chứa hàm lượng Canxi khá cao giúp bé phòng tránh tình trạng còi xương hiệu quả.
- Các loại rau giàu Canxi mà bé nên ăn như rau chân vịt, súp lơ xanh, rau dền.
Bé còi xương không nên ăn gì?
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các món ăn bổ dưỡng cho trẻ, cha mẹ cũng cần giảm thiểu các món ăn không tốt cho xương và sức khỏe.
Đồ chiên, rán dầu mỡ:
- Mặc dù cơ thể trẻ cần có dầu mỡ trong chế độ ăn để cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng, nhưng nếu cung cấp quá nhiều chất béo, trẻ sẽ gặp phải nhiều hệ lụy xấu với sức khỏe.
- Cho bé ăn nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khó tiêu hóa và có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao. Qua đó, ta nên hạn chế lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể bé nhé!
Nước ngọt có ga:
- Chất đường tổng hợp làm trong nước ngọt có ga khiến trẻ có cảm giác thèm uống nhiều nên rất dễ béo phì.
- Sử dụng quá nhiều nước ngọt mỗi ngày trong thời gian dài cũng làm tăng đáng kể nguy cơ bị loãng xương ở trẻ. Đặc biệt loại nước này cũng khiến răng trẻ bị ố vàng, gây loãng xương và một số bệnh về tim mạch khá nguy hiểm.
Thực phẩm cao năng lượng: mỡ, bơ, bánh kẹo, socola,…:
- Thực phẩm cao năng lượng từ mỡ, bơ, các loại bánh kẹo, socola chính là thủ phạm gây nên béo phì ở trẻ nhỏ. Hầu hết trong các thực phẩm này đều có chứa hàm lượng chất béo cao, lượng đường cũng nhiều lại rất khó tiêu hóa.
- Vì vậy, nạp quá nhiều thực phẩm này khiến bé gia tăng nguy cơ béo phì và một số bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, sau khi ăn các thực phẩm này mà không vệ sinh răng miệng kỹ thì bé rất dễ bị sâu răng, răng ố vàng xấu xí.
Từ lúc mang thai đến khi sinh, mẹ cần bổ sung để giúp con không bị còi xương?
Thực phẩm chứa Vitamin D:
– Vitamin D là chất thiết yếu cho cơ thể, tham gia vào sự hoạt động ổn định của nhiều cơ quan tế bào. Đặc biệt hơn, Vitamin D đóng vai trò như một chất dẫn truyền, hỗ trợ cơ thể hấp thụ được hàm lượng Canxi tốt hơn. Sau khi Canxi thẩm thấu được vào thành ruột, chính Vitamin D sẽ đưa Canxi vào máu, chuyển tới toàn bộ cơ thể và đưa cả Canxi vào sữa mẹ.
– Những thực phẩm giàu Vitamin D mẹ nên tăng cường ăn gồm có:
- Dầu gan cá.
- Cá.
- Ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng.
- Sò.
- Trứng cá (đen và đỏ).
- Các chế phẩm từ đậu nành (đậu hũ và sữa đậu nành).
- Xúc xích Italia, chả lụa, dăm bông, xúc xích.
- Các sản phẩm sữa tăng cường.
Thực phẩm chứa Canxi:
– Phụ nữ đang mang thai và cho con bú là đối tượng có nhu cầu Canxi cao. Nhu cầu Canxi hằng ngày của hai đối tượng này thường cao gấp rưỡi người bình thường.
– Lý do thiết Canxi ở trẻ trong giai đoạn này chính là do sữa meh bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Vậy nên mẹ cho con bú cần phải bỏ sung nhiều dinh dưỡng cho mình hơn nữa. Các thực phẩm giàu Canxi mà mẹ nên tăng cường sử dụng gồm có:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Các loại hải sản như tôm chua cá.
- Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi.
- Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.
- Các loại rau có màu xanh thẫm như rau chân vịt, súp lơ xanh vv…
- Các loại trái cây mọng nước.
- Nước cam.
Uống Canxi và Vitamin D bổ sung:
– Do có nhu cầu Canxi cao, cơ thể mẹ không thể có đủ lượng Canxi cần thiết chỉ qua chế độ ăn uống thông thường. Do đó, mẹ cần phải được bổ sung bộ đôi Canxi và Vitamin D ở dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng phù hợp, để phòng tránh loãng xương ở mẹ, còi xương ở con.
– Thiếu Vitamin D khiến khả năng hấp thụ Canxi kém hiệu quả. Lượng Canxi không được vào cơ thể tích tụ ở thành ruột bị đào thải qua bài tiết hoặc tích tụ tại thận gây sỏi thận rất nguy hiểm. Do đó, các mẹ nhất định phải uống Canxi và Vitamin D cùng lúc để có thể hấp thụ Canxi hiệu quả hơn, tránh lãng phí và tránh các tác dụng phụ khi dùng Canxi.
– Ở mỗi giai đoạn, cơ thể mẹ sẽ cần một lượng Canxi và Vitamin D khác nhau.
- Trong 3 tháng đầu: Cần 800mg Canxi/ngày
- Trong 3 tháng giữa thai kỳ: Cần 1200mg Canxi/ngày
- Trong 3 tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh: Cần 1500mg Canxi/ngày
Thực đơn các món ăn được chế biến từ thực phẩm cần thiết đối với trẻ bị còi xương:
Bột chân cua, hạt sen, đậu xanh:
Nguyên liệu:
Chân cua: 300g,
Đậu xanh: 50g
Hạt sen: 50g
Cách làm:
- Ta lấy phần chân cua đi rửa sạch, sau đó đem sấy khô thịt phần chân cua, rồi giã mịn thành bột
- Đậu xanh và hạt sen cũng đem đi giã nhuyễn thành bột.
- Cho bột cua trộn đều với bột hạt sen và đậu xanh.
- Mỗi lần ăn dùng 1 thìa bột pha với nước cơm hoặc nước cháo. Thêm 1 muỗng dầu oliu vào cháo và cho trẻ ăn.
- Pha bột chân cua với nước cháo loãng để cho trẻ ăn 2 lần/ngày, trong khoảng 15 – 20 ngày.
- Cha mẹ có thể thêm gia vị muối hoặc đường cho trẻ dễ ăn.
Cháo tôm:
Nguyên liệu:
Tôm: 150g,
Gạo: 50g
Cách nấu cháo tôm đơn giản như sau:
- Sau khi rửa sạch và lột vỏ, ta lấy phần chỉ đen trên thân tôm ra đem đi giã nhuyễn.
- Vỏ tôm cũng sấy khô và tán thành bột mịn.
- Xay phần gạo thành bột và trộn với lại nhau.
- Sau đó, cho nước và gia vị để nấu cháo chín.
- Cháo chín cho thêm 1 muỗng dầu ăn vào và cho trẻ ăn.
- Trẻ còi xương nên ăn cháo tôm 1 lần/ngày, lúc đói, trong khoảng 30 ngày.
Cháo cá lóc:
Nguyên liệu:
Cá lóc 1 con: 300g,
Gạo: 50g,
Rau cải xoong: 50g.
Cách nấu cháo cá đơn giản như sau:
Sau khi rửa sạch cá (có thể chọn cá quả vì rất bổ dưỡng, làm sạch cần lưu ý loại bỏ phần nội tạng), hấp cách thủy để cá chín, tách phần thịt cá và xương.
Tẩm ướp gia vị vào thịt cá, còn xương cá có thể giã và lọc lấy nước nấu cháo.
Trộn bột gạo đã được xay nhuyễn nấu với nước cá, khi chín thì cho rau cải đã thái nhỏ, thịt cá và gia vị vào.
Trẻ còi xương nên ăn cháo cá 2 lần/ngày, ăn cách 1 – 2 ngày và trong khoảng thời gian 18 – 30 ngày.
Cháo lòng đỏ trứng gà:
Nguyên liệu:
Lòng đỏ trứng gà: 2 cái,
Gạo: 50g
Cách làm:
Trứng gà luộc chín, bóc lấy lòng đỏ, sấy khô và tán nhuyễn.
Gạo đem chúng đi xay thành bột.
Cho bột trứng trộn với bột gạo rồi cho vào nồi, đổ nước và đun cho cháo sôi kỹ rồi múc ra cho trẻ ăn.
Trẻ còi xương nên ăn 1 lần/ngày khi trẻ đói và ăn từ 18 – 30 ngày.
Cháo chim cút:
Nguyên liệu:
Chim cút: 1con
Gạo nếp: 10 gam
Gạo tẻ: 20 gam
Vỏ quýt khô: 30 gam
Đậu xanh; 10 gam
Dầu ăn, gia vị
Cách thực hiện:
- Làm sạch chim cút, chỉ lấy phần thân, bỏ đầu, ruột, chân.
- Tẩm ướp chút hạt nêm, gia vị trong khoảng 20 phút.
- Vỏ quýt rửa sạch, tán thành bột trộn cùng gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh nhồi vào bụng chim.
- Cho toàn bộ vào nồi thêm chút nước và ninh thành cháo
- Cho trẻ ăn 1 lần/ngày, duy trì ăn liền trong 5 đến 10 ngày để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ.
Thêm nữa, cháo chim cút còn bổ sung dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa của trẻ hấp thu tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Thịt bò hầm rau củ:
Nguyên liệu:
Phi lê bò: 200 gam
Khoai tây, cà rốt: 100 gam mỗi loại
Hành tây: 1/2 củ
Tương cà
Gia vị, hạt tiêu, dầu ăn
Các bước làm như thế nào?
- Đem phi lê bò cắt thành miếng vuông. tẩm ướp sốt cà, đường, mắm, tiêu để trong 30 phút.
- Khoai tây, cà rốt, hành tây thái miếng vừa ăn.
- Cho nồi lên bếp, cho chút dầu, phi thơm tỏi băm xào phần thịt bò cho săn lại.
- Thêm hỗn hợp rau củ vào hầm cho đến khi chín nhừ.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu của còi xương, nên cho trẻ đi khám để bác sĩ hướng dẫn, chỉ định phương pháp điều trị cụ thể và tích cực hơn.
Để cải thiện chứng còi xương ở trẻ, cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.
Tổng hợp từ các nguồn tin khác nhau.