Du lịch văn hóa miền Trung luôn có sức hấp dẫn với du khách với những món ăn ngon, ẩm thực phong phú, bãi biển xinh đẹp và những hòn đảo thơ mộng mà ít nơi nào có được. Nhưng bên cạnh đó khi tới vùng đất này bạn còn có thể khám phá những địa danh, di tích lịch sử đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay.
So với miền Bắc, miền Nam thì miền Trung chịu nhiều thiệt thòi hơn vì quanh năm chịu nhiều thiên tai, thế nhưng lại luôn là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Nơi đây vừa hội tụ cái đẹp của nắng, gió vừa có những bãi biển xanh trong trải dài, những hòn đảo đầy thơ mộng, có thể nói là nơi giao thoa giữa rừng và biển nhiều nhất, đó cũng chính là lý do tạo nên nét đẹp đặc trưng khiến ai cũng muốn ghé thăm.
Nổi tiếng với nhiều vùng biển đẹp nhất Việt Nam, vì thế, nếu bạn là người yêu thích du lịch biển hay yêu thích phám khá những vùng đất đẹp, cổ kính và sự hoàn mỹ của tạo hóa thì đừng bỏ qua miền Trung nhé.
Du lịch văn hóa miền Trung có gì hấp dẫn? Những điểm đến vui chơi, check-in nào nổi tiếng nhất? Tham khảo bài viết này để có kinh nghiệm và lên kế hoạch lịch trình thích hợp nhất cho bản thân.
Sơ lược về địa lý miền Trung:
Vị trí, địa hình:
Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có:
- Phía Bắc giáp khu vực Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc;
- Phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu vùng Nam Bộ;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia.
Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông – Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Du lịch miền Trung thời điểm nào đẹp nhất?
Miền Trung Việt Nam được chia làm ba vùng là:
– Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Tại đây, mùa hè sẽ khô nóng trong khi mùa đông thường có mưa kèm thời tiết lạnh. Khi đi du lịch bạn nên để ý để mặc quần áo cho phù hợp.
– Duyên hải Nam Trung Bộ gồm có 7 tỉnh và 1 thành phố: Cái lạnh suy yếu sau khi bị dãy núi Bạch Mã cản lại, tuy nhiên lại chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi gió Tây Nam, nên cũng rất khô nóng.
– Tây Nguyên gồm có 5 tỉnh: Thời tiết nơi đây thì được chia làm hai mùa là mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá cao.
Để lựa chọn khoảng thời gian lý tưởng nhất thì du khách cần biết:
- Thời điểm mưa lũ ở Bắc Trung Bộ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10,
- Còn ở vùng duyên hải thì từ tháng 10 đến tháng 12.
Vì thế, nên thu xếp thời gian đi du lịch văn hóa miền Trung từ tháng 1 đến tháng 6 là an toàn nhất.
Các điểm du lịch văn hóa miền Trung đẹp và hấp dẫn nhất:
Du lịch Bắc Trung Bộ có gì hấp dẫn?
- Thanh Hóa
- Nghệ An
- Hà Tĩnh
- Quảng Bình
- Quảng Trị
- Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế – Địa điểm về du lịch văn hóa miền Trung siêu HOT:
Tọa lạc ở hai bên bờ sông Hương, cố đô Huế được xem là vùng đất di sản văn hóa thế giới, nằm ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nơi đây sở hữu biết bao danh lam thắng cảnh mang vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa nên thơ, say đắm lòng người như là:
- Quần thể di tích Cố Đô
- Cầu Trường Tiền
- Núi Ngự Bình
- Chợ Đông Ba
- Vịnh Lăng Cô
- Đầm Lập An
- Phá Tam Giang
- Hệ thống nhiều lăng tẩm, chùa chiền cổ kính…
Chưa kể tới những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận như là Nhã nhạc cung đình Huế và nét văn hóa ẩm thực dân dã, bình dị nhưng hấp dẫn y như con người địa phương nơi đây. Nếu không một lần thử các món cơm hến, bún bò Huế, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ram ít, bún thịt nướng, bánh canh Huế… tại đây thì đúng là đáng tiếc.
Đại Nội (Kinh thành Huế) mang “hương vị: cổ xưa mà ngày nay vẫn còn lưu giữ:
– Nơi đây thừa hưởng vẻ đẹp của những di sản dưới triều đại nhà Nguyễn và hội tụ đầy đủ những nét nhẹ nhàng, sâu lắng nhất với nhiều địa điểm hấp dẫn, có thể kể đến là Đại Nội Huế.
– Đại Nội Huế hay còn gọi là Kinh Thành Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993. Công trình nằm ở bờ Bắc của dòng sông Hương thơ mộng, bao gồm Hoành Thành và Tử Cấm Thành. Đây từng là trung tâm chính trị của triều đình nhà Nguyên và nơi sinh hoạt của giới vua chúa.
Địa điểm du lịch văn hóa miền Trung – Phá Tam Giang vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á:
– Diện tích phá Tam Giang khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của thành phố Huế và hai huyện Phong Điền, Quảng Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang…
Hang động Quảng Bình mang vẻ đẹp đặc trưng:
Với con số các hang động từ lớn đến nhỏ tại địa phương này lên tới 404, Quảng Bình đã được mệnh danh là “vương quốc hang động” trong lòng đông đảo du khách. Không chỉ thế, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, thanh bình, kết hợp với địa hình vừa có núi, vừa có biển tạo thành một vẻ đẹp đặc trưng cho vùng đất nơi đây. Một số điểm đến mà bạn sẽ hối tiếc nếu phải bỏ lỡ chính là:
- Công viên Ozo
- Khu du lịch sinh thái Sao Biển tại Đồng Hới
- Di tích Tượng đài Mẹ Suốt
- Suối nước Moọc
- Biển Nhật Lệ
- Bãi Đá Nhảy
- Cồn cát Quang Phú
- Chợ đêm Đồng Hới…
Ẩm thực của Quảng Bình cũng có những nét giống với các tỉnh thành Bắc Trung Bộ khác, nhưng cũng mang đậm dấu ấn riêng của địa phương. Thực khách sẽ cảm nhận điều này rõ rệt nhất là khi nếm thử các món ăn như: Bánh bèo, bánh bột lọc, bánh xèo, bánh khoái… Ngoài ra, các loại hải sản, món ăn chế biến từ hải sản cũng vô cùng hấp dẫn như cháo cá Bàu Sen, cá Sông Son, lẩu cá khoai, đẻn biển, mực khô bóp xoài, cháo hàu, cháo sát cá lóc, cháo canh,…..
Suối nước Moọc – Khu rừng nguyên sinh, với vẻ đẹp hoang sơ:
– Tọa lạc tại huyện Bố Trạch Quảng Bình, cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 70km về phía Tây Bắc, thuộc nhánh Tây của đường Hồ Chí Minh, gần khu du lịch động Phong Nha và Động Thiên Đường. Suối nước Moọc Quảng Bình được ví như “thiên đường của nhân gian” với những góc hình siêu ảo diệu xuất hiện trong bộ phim đình đám “Kong: Skull Island”.
– Sau khi khám phá khu rừng nguyên sinh bên trong suối nước Moọc, bạn đừng bỏ lỡ các hoạt động vui chơi, thể thao ở đây như: đua bơi, chèo thuyền kayak, câu cá, đu dây,…
Du lịch văn hóa miền Trung với các bãi biển xinh đẹp ở Nghệ An
Bức tranh du lịch của Nghệ An trở nên đa sắc màu và vô cùng nổi bật khi mỗi địa điểm nổi tiếng lại mang một sắc thái riêng biệt, hầu như không trộn lẫn với nhau. Nơi thì mang sắc thái lịch sử ý nghĩa, nơi lại giúp bạn “quẩy thả ga” với hằng hà sa số hoạt động giải trí. Du khách có thể thỏa thích vui chơi trọn vẹn tất cả các điểm đến như sau:
- Thành cổ Vinh
- Bãi biển Cửa Lò
- Khu di tích lịch sử Kim Liên quê Bác
- Bãi Lữ
- Vườn quốc gia Pù Mát
- Đồi chè Thanh Chương
- Hang Thẩm Ồm
- Cánh đồng hướng dương Nghệ An
- Biển Cửa Hội…
Nét ẩm thực của xứ Nghệ được gói gọn trong những món ăn tưởng chừng rất dân dã, nhưng ẩn chứa không ít tinh hoa khiến thực khách ấn tượng như là: Lươn xứ Nghệ, hến xúc bánh đa, bánh mướt, bánh ngào, mực nháy Cửa Lò…
Đồi chè Thanh Chương – “Vịnh Hạ Long trên cạn” của miền Tây xứ Nghệ:
– Địa điểm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 50km, cách bãi biển nổi tiếng của Nghệ An là Cửa Lò khoảng 70km.
- Vào mùa hè: Khí hậu của Nghệ An nắng nóng khắc nghiệt. Du khách có thể lựa chọn tham quan vào sáng sớm để tránh nắng, tận hưởng không gian xanh mát, trong lành trên các ốc đảo chè.
- Vào mùa đông: Đồ chè chìm trong làn sương mờ ảo tạo nên cảnh sắc thơ mộng, trữ tình. Du khách tận hưởng một ngày mới với hương chè thoang thoảng, hòa mình với thiên nhiên, khí hậu mát mẻ, không khí trong lành.
Hà Tĩnh – Khai thác kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hò ví dặm:
Không chỉ là vùng đất địa linh nhân kiệt, Hà Tĩnh đang phát triển mạnh mẽ với các tiềm năng du lịch khi trở thành điểm đến mà “ai cũng nên đến ít nhất một lần trong đời”. Nơi đây sở hữu nhiều lễ hội hấp dẫn cũng như các khu giải trí nổi tiếng, chẳng hạn:
- Công viên nước ở Vinpearl Cửa Sót Hà Tĩnh
- Các bãi biển Hoành Sơn, Thiên Cầm, Xuân Thành…
- Chùa Hương Tích
- Núi Hồng Lĩnh
- Khu di tích lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc nổi tiếng
- Khu du lịch sinh thái hồ Trại Tiểu nằm tại huyện Can Lộc
- Vườn quốc gia Vũ Quang
Tùy theo ngân sách chuyến đi và nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn địa điểm lưu trú sao cho hợp lý. Kinh nghiệm du lịch văn hóa miền Trung của đông đảo du khách cho rằng, không gian nghỉ dưỡng của khách sạn/resort Hà Tĩnh hội tụ tất cả những điều cần thiết cho một kỳ nghỉ thực thụ!
Vùng đất Hà Tĩnh cũng nổi tiếng với các món đặc sản từ núi rừng cho tới đồng bằng mà thực khách nên thử hết một lần như là: Dê núi Hương Sơn, gỏi cá đục, bánh bèo Hà Tĩnh, bún bò Đò Trai, mực nhảy Vũng Áng…
Chùa Hương Tích – với sự tích về Thần Hổ và công chúa Diệu Thiện chạy trốn:
– Là ngôi chùa nằm tại đỉnh Hương Tích thuộc dãy núi Hồng Lĩnh ở xã Thiên Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh với độ cao 650m so với mực nước biển. Lễ chính của chùa diễn ra vào ngày 18 tháng 2 âm lịch, nơi đây thờ Quan Âm Bồ Tát.
Bỗng nhớ chùa Hương Tích
Khe suối đá gập ghềnh
Dấu Quan Âm ẩn náu
Am Thánh Mẫu tu hành
Biết gì ngoài mây rũ
Muôn thuở tiếng Châu Hoan
Duyên hải Nam Trung Bộ với các điểm du lịch văn hóa miền Trung:
- Thành phố Đà Nẵng
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Bình Định
- Phú Yên
- Khánh Hòa
- Ninh Thuận
- Bình Thuận
Khám phá Thành phố đáng sống nhất Việt Nam – Đà Nẵng:
Đà Nẵng luôn là một trong những điểm đến quen thuộc khi nhắc tới du lịch văn hóa miền Trung. Sự gần gũi, yên bình của thành phố cộng thêm vô số cảnh đẹp lạ lẫm, diễm lệ nơi đây chính là “thiên đường” cho mọi du khách từ già tới trẻ để thỏa thích khám phá, tận hưởng hành trình của mình.
Du khách đặt chân tới đây đều không thể quên được những món ăn đặc trưng của vùng đất này. Một số cái tên “gây thương nhớ” hàng đầu không thể nằm ngoài danh sách chính là bún bò Đà Nẵng, bánh xèo – nem lụi, bánh căn, bánh tráng cuốn thịt heo, bún hải sản Đà Nẵng…
Thành phố năng động Đà Nẵng nổi tiếng với các địa điểm du lịch như là:
- Núi Bà Nà
- Biển Mỹ Khê
- Chùa Linh Ứng
- Ngũ Hành Sơn
- Đảo Lý Sơn
- Bộ sưu tập 3 cây cầu đặc trưng cầu sông Hàn, cầu Quay, cầu Rồng…
Thành phố Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Nằm trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma.
Bà Nà Hills (Đà Nẵng) – Những làn mây trắng đọng lại ở lưng chừng sườn núi:
– Được mệnh danh là “chốn tiên cảnh bồng lai” hay “Châu Âu thu nhỏ giữa lòng thành phố” với những thẳng cảnh tự nhiên độc đáo, những công trình kiến trúc cổ đẹp mê ly, những vườn hoa rực rỡ và cả vô số trò chơi cực kỳ hấp dẫn,… cho du khách thỏa sức vui chơi, chụp ảnh.
– Một ngày ở Bà Nà luôn có 4 mùa: Sáng mùa xuân êm dịu, trưa là mùa hạ chói chang, mùa thu vào buổi chiều khi màn đêm buông xuống và sương mùa kéo về và mùa đông se lạnh vào ban đêm. Khí hậu mát mẻ quanh năm ở Bà Nà là một trong lý do khiến địa danh này có sức hút kì diệu đối với du khách.
Ngũ Hành Sơn – Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia:
– Ngũ Hành Sơn gồm các ngọn núi: Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Thổ Sơn, Kim Sơn và Hỏa Sơn (có hai ngọn là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn), nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An.
– Tên núi Non Nước (tức Non Nước sơn) đã có từ lâu đời và đã đi vào ca dao Việt Nam như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của người dân địa phương:
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà,
Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa.
Khám phá du lịch văn hóa miền Trung ở Hội An một chút hoài cổ của thời hiện đại:
– Thành phố Hội An thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ sông Thu Bồn và nổi tiếng với những nét kiến trúc, văn hóa phố cổ còn được lưu giữ từ thập niên 80, cuối thế kỷ 20 cho đến nay. Phố cổ Hội An cũng là nơi giao thoa của rất nhiều nền văn hóa khác nhau như Việt, Trung, Nhật và Châu Âu trong cảnh quan và cả đời sống của người dân địa phương.
– Đặt chân tới đây, du khách sẽ không thể ngừng dõi mắt nhìn ngắm những con phố nhuộm màu vàng cổ kính, những mái ngói đỏ xen lẫn màu rêu phong, những hàng hoa giấy đỏ rực một góc trời và phố đèn lung linh đủ màu sắc… Tất cả hòa quyện trở thành một cảnh đẹp bậc nhất, thu hút cả khách du lịch Việt Nam lẫn bạn bè quốc tế.
Địa lý của thành phố Hội An:
Hội An là một đô thị cổ của Việt Nam, cách Hà Nội 795 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 940 km, cách Huế 122 km, cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía đông nam, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp thị xã Điện Bàn
- Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên
- Phía Bắc giáp thị xã Điện Bàn và biển Đông
Không chỉ vậy, Hội An – Quảng Nam còn có ngay một bộ sưu tập các đặc sản tinh hoa ẩm thực từ mặn đến ngọt để say lòng người đến như là: cơm gà Hội An, cao lầu, mì Quảng, bánh mì Phượng, bánh bao bánh vạc, bánh đập hến xào…
Điểm du lịch văn hóa miền Trung – Cù Lao Chàm (Hội An) – Khu dự trữ sinh quyển thế giới:
– Đây là một cụm đảo gồm 8 hòn đảo nhỏ, trong đó Hòn Lao là đảo chính và có diện tích lớn nhân, dân cư đông và các dịch vụ đều phần lớn tập trung ở đây.
– Bản đồ Tây phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên “Champello” lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) “Pulau Champa”. Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Chiêm Dự (thời vua Tự Đức), Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La.
– Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.
Nha Trang – Viên ngọc xanh của biển Đông:
Không phải tự nhiên mà Nha Trang được công nhận là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, cũng là thiên đường nghỉ dưỡng tại dải đất miền Trung của Việt Nam. Nơi đây sở hữu bộ sưu tập danh lam thắng cảnh nhiều không đếm xuể mà du khách không nên bỏ lỡ:
- VinWonders Nha Trang
- Viện Hải Dương học
- Chợ Đầm
- Tháp Bà Ponagar
- Các bãi biển Nha Trang trải dài dọc thành phố
- Quần thể các đảo đẹp mê hồn như Đảo Bình Ba, Hòn Tre, Hòn Tằm, Điệp Sơn, Hòn Mun, Hòn Ông…
Ca dao:
Anh về Bình Định thăm cha
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em
Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non cao, biển rộng, người thương đi về
Là thành phố biển nên nét ẩm thực của Nha Trang cũng thiên về các loại hải sản được chế biến phong phú, đa dạng như là: Bún chả cá, gỏi sứa, bún sứa, gỏi cá mai, nhum nướng, bánh canh Nha Trang…
Nha Trang cũng nổi tiếng là thành phố phát triển về du lịch, do đó, hệ thống khách sạn, resort chuẩn quốc tế tại đây cũng là đặc trưng hấp dẫn không ít tín đồ nghỉ dưỡng.
Tìm hiểu về du lịch văn hóa miền Trung – Tháp Bà Ponagar:
– Một trong số đó có thể kể đến đó là Tháp Bà Ponagar đây là điểm du lịch văn hóa miền Trung cổ kính không thể bỏ qua.
– Được xây dựng từ năm 813 đến 817 thì hoàn thành. Cho đến nay, công trình đã trải qua bao thăng trầm lịch sử nên không còn dữ được nguyên vẹn nét kiến trúc ban đầu nhưng vẫn toát lên được sự uy nghiêm vốn có của nó.
- Trên thân tháp còn lưu giữ được nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung.
- Tháp có tên như vậy vì ở đây thờ một vị thần có tên Ponagar, thần tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo.
Vịnh Vân Phong như một nàng công chúa ngủ quên ở nơi này:
– Ngay từ thành phố Nha Trang đi vào bạn cũng có thể chiêm ngưỡng những đồi cát trắng trải dài hai bên đường. Đến nơi đây bạn hãy nhớ ghé thăm bãi Sơn Đừng, nơi đây chỉ có hơn chục hộ dân sinh sống, nét đẹp hoang sơ vẫn được giữ nguyên.
– Vịnh Vân Phong có 3 hòn chính là Cổ Cò (Đầm Môn), Bến Gỏi và Hòn Khói. Trong đó vụng Cổ Cò (Đầm Môn) diện tích mặt nước nhỏ, nhưng khá sâu nằm tại phía đông của vịnh, được che chắn bởi một số đảo nhỏ và lớn nên kín gió và yên tĩnh, có thể phát triển du lịch biển hay các dịch vụ sang hàng và vận tải biển.
Phú Yên – Địa điểm du lịch văn hóa miền Trung với khí hậu nhiệt đới gió mùa:
Phú Yên đơn sơ, mộc mạc nhưng không kém phần hùng vĩ, rộng lớn đang trở thành điểm hẹn lý tưởng cho khách thập phương đến từ Việt Nam và cả nước ngoài. Những ghềnh đá hiểm trở, ngọn đèo mát rượi, bãi biển xanh biếc, vũng vịnh dịu dàng hay cồn cát vàng tinh khôi… Tất cả làm nên vẻ đẹp của xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh” đã chinh phục biết bao con tim.
Các điểm tham quan trải dài khắp Phú Yên “hớp hồn” du khách có thể kể đến là:
- Đập Đồng Cam với 2 kênh dẫn nước của vùng
- Vịnh Vũng Rô
- Nhà thờ Mằng Lăng
- Cao nguyên Vân Hòa
- Gành Đèn, gành Đá Dĩa
- Tháp Nhạn, núi Nhạn, sông Đà Rằng
- Ngọn hải đăng Đại Lãnh của cực Đông Tổ quốc…
Thiên đường ẩm thực Phú Yên không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn có giá cả vô cùng phải chăng. Các nguyên liệu tươi ngon vừa được đánh bắt, chế biến theo đủ kiểu, làm nên tinh hóa văn hóa ẩm thực của vùng đất.
Hàng loạt các món ăn nổi tiếng bạn không thể bỏ qua tại đây chính là: Sò huyết đầm Ô Loan, bánh hỏi lòng heo, mắt cá ngừ đại dương, chả dông, cơm gà Phú Yên…
Nhà thờ Mằng Lăng – Kiến trúc mang tính nghệ thuật với vẻ rêu phong cổ kính:
– Địa điểm du lịch văn hóa Miền Trung này có lối kiểu kiến trúc đầy tính nghệ thuật. Trải qua bao thăng trầm thời gian, nhà thờ Mằng Lăng khoác lên mình một vẻ rêu phong cổ kính. Khung cảnh nơi đây như một bức tranh thủy mặc. Nơi đây còn lưu dữ cuốn sách được viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam.
Là nhà thờ lớn của giáo xứ Mằng Lăng, thuộc Giáo hạt Mằng Lăng, Giáo phận Qui Nhơn:
- Phía Bắc là giáo xứ Sông Cầu,
- Phía Nam giáp giáo xứ Chợ Mới (được tái lập tháng 5 năm 2013),
- Phía Tây là giáo xứ Đồng Tre,
- Phía Đông thì giáp biển
- Và cách thành phố Tuy Hòa 35 km về phía Bắc.
Tháp Nhạn – Yang Kơ Hmeng là một tháp Champa nằm trên núi Nhạn:
– Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao khoảng 23,5m. Mỗi cạnh chân tháp dài 10m.
– Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, nhưng nhờ được sự trùng tu, tôn tạo của chính quyền tỉnh Phú Yên, tháp được phục dựng lại nguyên gốc và mang một vẻ đẹp mới.
Du lịch văn hóa miền Trung Quy Nhơn – Bình Định TP ven biển mộng mơ:
Thành phố Quy Nhơn, Bình Định được gọi là vùng đất thi ca quả chẳng sai khi sở hữu khung cảnh non nước hữu tình, thơ mộng và thư thái rất đặc biệt. Vẻ đẹp nơi đây được tổng hòa từ rất nhiều địa danh nổi tiếng như là:
- Đảo Yến Quy Nhơn
- Cầu đầm Thị Nại
- Eo Gió – Được mệnh danh là đảo Jeju thu nhỏ của Việt Nam
- Tháp đôi nằm tại Khu di tích Chăm pa cổ
- Ngọn hải đăng Cù Lao Xanh
- Đảo Kỳ Co
- Đồi cát Phương Mai
- Khu du lịch Ghềnh Ráng…
Thành phố Quy Nhơn cũng sở hữu vô số đặc sản thơm ngon khó cưỡng để bạn nạp thêm năng lượng ngay trong chuyến “thám hiểm đó đây” của mình như là: chả ram tôm đất, bánh xèo tôm nhảy, bánh hỏi cháo lòng, bánh ít lá gai, nem nướng, bún cá, bánh mì lagu…
Eo Gió – Cảnh quan hoang sơ và kì vĩ tiêu biểu cho vẻ đẹp thiên nhiên:
– Đến với Bình Định bạn nên hỏi những người bản xứ nơi đây có cảnh đẹp nào, họ sẽ nói ngay với bạn đó là Eo Gió. Được bao bọc bởi những dãy núi hình cánh cũng khiến khung cảnh nơi đây trở nên kỳ vĩ, hoang sơ đến lạ thường.
– Nét độc đáo cuốn hút của Eo Gió được tạo nên từ đá và nước. Trải qua bao năm tháng nước chảy đá mòn, và quá trình phong hóa của gió biển đã tạo nên 19 hang yến với những cái tên rất ngộ nghĩnh như hang Kỳ Co, hang Ba Nghé, hang Dơi, hang Sức Khỏe…Cũng nhờ vậy mà bán đảo Phương Mai đã trở thành địa phương có nhiều hang chim yến đứng thứ hai ở nước ta sau Nha Trang.
Tây Nguyên vùng Nhiệt đới Xavan:
- Tây Nguyên
- Kon Tum
- Gia Lai
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Lâm Đồng
Đà Lạt, Lâm Đồng – Một bảo tàng kiến trúc phương Tây đầu thế kỷ 20:
Nhắc tới Đà Lạt, du khách có thể dễ dàng mường tượng ra một khung cảnh mỹ lệ, kỳ thú, ẩn sau màn sương mù huyền ảo. Vùng đất này được thiên nhiên ưu ái với rất nhiều cảnh đẹp đặc trưng, cộng thêm khí hậu ôn hòa và bàn tay sáng tạo của con người. Tất cả cùng hòa hợp với nhau, biến Đà Lạt trở thành vùng mất trong mơ đối với cả du khách trong và ngoài nước.
“Bộ sưu tập” các địa điểm nhất định phải đến dành cho du khách bao gồm:
- Thung lũng Tình Yêu
- Ga Đà Lạt
- Quảng trường Lâm Viên
- Ngôi làng đất sét
- Chợ đêm Đà Lạt
- Nhà thờ Con gà
- Trường Cao đẳng Sư phạm
- Núi LangBiang
- Tuyệt Tình Cốc
- Thiền Viện Trúc Lâm
- Dinh Vua Bảo Đại…
Nhắc tới Đà Lạt thì người ta không thể bỏ qua các món đặc sản đường phố rất riêng của thành phố sương mù này như là: Nem nướng, bánh căn, lẩu gà lá é, xiên nướng, lẩu Thái Khap Bun Kha, lẩu Nhật, các loại mứt hoa quả, dâu tây Đà Lạt…
Ngôi làng đất sét – Đường hầm điêu khắc các tác phẩm nghệ thuật:
– Hay còn được gọi là Đường Hầm Điêu Khắc Đà Lạt, là một địa điểm du lịch vô cùng độc đáo. Nơi đây đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục.
– Hồ Vô Cực Làng Đất Sét là một tiểu cảnh như trời Âu mới được đưa vào hoạt động bên trong khu du lịch Đường Hầm Đất Sét. Hồ được xây tràn bờ, xung quanh là thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng của Đà Lạt. Ở giữa hồ là hai bức tượng người cực lớn hướng mặt vào nhau, giống như chàng Lang và nàng Biang luôn hướng về nhau vậy.
Thiền Viện Trúc Lâm – Kiến trúc Phật Giáo độc đáo và khung cảnh thiên nhiên hữu tình:
– Là một trong 3 thiền viện lớn nhất ở Việt Nam thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử với diện tích lên tới 30ha. Từ thiền viện đi tới trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5 km. Hai bên đường vào Thiền Viện được bao bọc bởi những cánh rừng thông bạt ngàn.
– Một điều thú vị khác Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt cũng sẵn sàng chào đón những vị khách muốn ở lại thiền viện vài ngày để tĩnh tâm, và tìm lại bản ngã của mình sau những căng thẳng ở chốn đô thành. Họ sẽ được sắp xếp lưu lại tại nhà khách dưới lưng chừng đồi, và sinh hoạt, ăn uống như những tăng ni trong chùa.
Đắk Lắk – Một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên:
Buôn Ma Thuột là vùng đất trung tâm của văn hóa Tây Nguyên. Nhắc đến nơi đây, người ta nhớ ngay tới những cánh đồng cà phê bạt ngàn hay hình ảnh núi rừng hùng vĩ, những con thác huyền thoại.
Để có thể khám phá những vẻ đẹp đặc trưng của nơi đây, team mê “xê dịch” nên lưu ngay list địa điểm nổi tiếng như là:
- Bảo tàng cà phê
- Làng cà phê Trung Nguyên
- Đá Voi Mẹ nằm ở xã Yang Tao
- Khu du lịch Ko Tam
- Bảo tàng Đắk Lắk, hay còn được gọi là bảo tàng Văn Hoá Các Dân Tộc Tây Nguyên
- Hồ Ea Kao, xã Ea Kao
- Bản Đôn…
Ẩm thực Đắk Lắk có gì thú vị?
– Ghé thăm miền đất đỏ, bạn cũng nhất định phải nếm thử món đặc sản cao nguyên là bún đỏ. Tô bún có màu đỏ rực của nước dùng, ăn kèm với nhiều loại nguyên liệu phong phú như là trứng cút, gạch cua, các loại rau… Ngoài ra, danh sách các món ăn đặc trưng nơi đây còn có: bún giò chìa, bánh ướt thịt nướng, cơm lam, gà sa lửa, lẩu lá của người Ê-đê, canh chua cá lăng, bò nhúng me, phở khô…
Đến với hành trình du lịch văn hóa miền Trung, mỗi một tỉnh thành trên dải đất này đều có những vẻ đẹp đặc trưng, không lẫn vào đâu được từ cảnh quan, danh thắng cho tới tinh hoa ẩm thực từng vùng miền.
Bảo tàng cà phê “Cà phê là Báu vật của Trời đất; Di sản của Nhân loại và Giải pháp của Tương lai”:
– Ý tưởng tạo lập tại Việt Nam một thủ phủ cà phê toàn cầu, biến nơi này thành điểm hội tụ của những người yêu và đam mê cà phê từ những ngày đầu của CHỦ TỊCH VŨ đã được hiện thực hóa bằng Bảo tàng Thế giới Cà phê trưng bày hàng nghìn hiện vật và tinh hoa văn hóa thuộc về cà phê trên khắp thế giới.
– Hiện vật trưng bày trong bảo tàng được sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt trong đó là hơn 10.000 vật dụng liên quan đến càphê qua nhiều thời kỳ lịch sử và văn hoá trên thế giới của Bảo tàng càphê thế giới Jens Burg, một trong những điểm du lịch đặc sắc của thành phố Hamburg (Đức).
Gia Lai – Là vùng đất của người Jarai, vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa:
Tỉnh lỵ tỉnh Gia Lai được đặt tại thành phố Pleiku. Đến tháng 4/2019, tỉnh Gia Lai có hơn 34 dân tộc cùng sinh sống, và 5 tôn giáo được công nhận, chiếm nhiều nhất là người Kinh với 53,77%. Vùng trung tâm tỉnh Gia Lai như thành phố Pleiku là nơi người Kinh tập trung đông nhất (87,5%).
Vị trí địa lý:
Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 – 800 mét so với mực nước biển. Gia Lai cách: Hà Nội 1120 km, cách Đà Nẵng 396 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 491 km.
Du lịch rất phát triển:
Tiềm năng du lịch của Gia Lai rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như:
- Biển Hồ (hay Hồ T’Nưng) là một thắng cảnh nổi tiếng,
- Chùa Minh Thành (Gia Lai),
- Di tích Đền tưởng niệm liệt sỹ,
- Tượng đài Chiến thắng Đak Pơ tại huyện Đak Pơ – nơi tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh trong trận đánh Đak Pơ,
- Nhiều đồi núi như cổng trời Mang Yang,
- Đỉnh Hàm Rồng,
- Thác Hang Dơi và thác K50 (Huyện Kbang),….
Biển Hồ (hay Hồ T’Nưng) – Hồ nước ngọt với miệng núi lửa thông nhau:
– Biển Hồ vốn là 3 miệng núi lửa cổ thông với nhau, bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao nên dù đứng từ xa vẫn nhìn thấy rõ. Mỗi miệng tạo ra một vực sâu khó dò đến đáy, nên người ta còn gọi T’nưng là “hồ không đáy”.
– Hồ T’Nưng có những cánh rừng thông nhỏ, là nơi ẩn náu của các loài chim như: bói cá, cuốc đen… Chim kơ túc, kơ vông thường thấp thoáng trong các cụm hoa sen, hoa súng trên mặt hồ; le le, ngỗng trời thường lặn ngụp trong những bãi lau sậy và trên trời chim chơ rao, chim trắc la bay lượn.
Đỉnh Hàm Rồng – Nơi gắn liền câu chuyện truyền thuyết về tình sử của nàng Chư H’Drông xinh đẹp và chàng Rơ Ran Ly:
– Chúng nằm trên quốc lộ 14B, cửa ngõ vào thành phố và cách trung tâm thành phố Pleiku 11km về phía nam. Núi còn được gọi với cái tên khác là núi Chư Hơ Đông hay núi Hòn Rồng.
– Mang đầy đủ những đặc tính của một núi lửa dương, nổi bật trên mặt đất, miệng núi lửa lõm sâu xuống dưới, mặc dù trên núi không hề có ao hồ gì nhưng cây cối ở đây quanh năm vẫn luôn tươi tốt.
Du lịch văn hóa Miền Trung – Đặc trưng riêng biệt của từng vùng miền:
Văn hóa Miền Trung vô cùng đặc biệt với nhiều màu sắc đặc trưng khác nhau. Những lễ hội độc đáo, nổi bật ở miền Trung thường xảy ra vào dịp đầu năm mới, kéo dài từ ngày 4 tháng Giêng đến 17 tháng Giêng, mang đậm bản sắc dân tộc với nhiều hoạt động đặc sắc
1. Văn hóa ẩm thực
– Du lịch qua từng nơi nhưng chỉ khi thưởng thức ẩm thực của mỗi vùng, du khách mới cảm nhận rõ sự khác biệt đầy tinh tế, góp một phần tạo nên bản sắc riêng cho nền ẩm thực Việt. Những món ăn Việt Nam luôn được cho là vô cùng đa dạng, đa dạng từ Bắc Trung Nam, mỗi một vùng miền đều có những đặc sản riêng, đa dạng, hài hòa âm dương.
– Có khả năng nhận thấy rằng ẩm thực chính là một phần cần thiết giúp mang lại sự khác biệt và ấn tượng cho văn hóa miền Trung nói riêng và văn hóa nước ta nói chung.
– Văn hóa ẩm thực ở Huế được chia ra làm hai loại khác nhau là ẩm thực Cung đình và ẩm thực dân Dân gian. Dù là cao lương mỹ vị hay dân dã mộc mạc thì đều làm say lòng thực khách ngay từ lần thưởng thức trước tiên. Một vài món ăn đặc sản của miền Trung được nhiều khách du lịch yêu thức như mì quảng, cao lầu, bánh bèo, bún bò Huế, bánh bột lọc, chả RAM.
2. Phong tục tập quán – Văn hóa miền trung
– Bên cạnh nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn lôi cuốn khách du lịch ngay từ lần đầu thưởng thức thì phong tục tập quán cũng là một nhân tố chủ lực góp một phần tạo nên sự độc đáo cho văn hóa miền Trung. Kiểu như miền Bắc hay Nam, những phong tục ở miền Trung được thể hiện rõ nét qua dịp Tết Nguyên Đán.
– Ở miền Trung, trên bàn thờ tổ tiên hay trong mâm cỗ đầu xuân, bánh tét luôn bày tỏ hồn quê, là nhịp cầu gắn kết con cháu với tổ tiên cũng như sợi tình kéo người thêm bền chặt. Về mâm ngũ quả thì người dân nơi đây không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mà chủ yếu dựa vào sự thành tâm dâng kính tổ tiên.
– Bên cạnh đấy, miền Trung cũng có tục “xông đất” vào sáng mồng một. Những gia đình sẽ thường nhờ người lớn tuổi còn mạnh khỏe, có vai vế và uy tín trong xã hội hoặc những đứa trẻ thông minh, hoạt bát, vui vẻ đến “xông đất” đầu năm mới. Vào sáng mùng một, cả nhà hay được đánh thức bởi niềm vui năm mới, mọi người thường đến thăm và chúc Tết bà con họ hàng gần xa.
3. Đặc trưng lễ hội- du lịch văn hóa miền Trung:
Những lễ hội độc đáo, nổi bật ở miền Trung thường xảy ra vào dịp đầu năm mới, kéo dài từ ngày 4 tháng Giêng đến 17 tháng Giêng, mang đậm bản sắc dân tộc với nhiều hoạt động đặc sắc, Những lễ hội này thường tập trung trọng điểm ở các tỉnh như: Huế, Bình Định, Nghệ An… Chẳng hạn như:
Lễ hội cầu Ngư:
- Lễ hội cầu Ngư được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng Âm lịch hằng năm, nhằm tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công.
- Ông là người có công dạy cho dân nghèo đánh bắt cá và buôn bán ghe mành. Không thường niên như các lễ hội khác, lễ hội cầu Ngư xảy ra ba năm một lần và được tổ chức đại lễ rất linh đình, khắc họa đậm nét nghi lễ dân gian của các cư dân vùng ven biển.
Lễ hội Lam Kinh:
- Diễn ra vào ngày 22/8 âm lịch trên mảnh đất Thanh Hóa, quê hương của rất nhiều vị anh hùng dân tộc như Lê Lợi, Lê Lai, Lê Khôi, Lê Thạch…
- Trong lễ hội, nổi bật nhất là nghi thức rước kiệu từ lăng vua Lê Thái Tổ về đền thờ cùng vô số các trò chơi dân gian truyền thống và những điệu múa đặc sắc.
Lễ hội Vía Bà:
- Lễ hội Vía Bà nhằm tưởng nhớ công ơn của bà Đỗ Thị Tân, một phụ nữ hành nghề đỡ đẻ, giúp nhiều sản phụ trong vùng được “mẹ tròn, con vuông”.
- Vào năm 2006, Miếu Bà được UBND tỉnh công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh và thu hút đông đảo người dân tới xem lễ vào mỗi năm.
Lễ hội Dinh Thầy Thím:
- Được diễn ra ở xã Tân Tiến, thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận) được ra đời, duy trì và tồn tại gắn liền với lịch sử hình thành các tập quán liên quan đến tín ngưỡng thờ Thầy Thím của cộng đồng người dân địa phương hơn 130 năm qua.
- Thầy Thím là cách gọi thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với hai vợ chồng người đạo sỹ tài đức, giàu lòng nhân ái đã có nhiều công lao cứu giúp người dân nghèo trong cuộc sống.
Lễ Hội Katê:
Đây là một Lễ Hội dân gian linh thiêng đặc sắc và quan trong của người Chăm. Lễ Hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất, những vị anh hùng của dân tộc, những vị anh hùng này được người Chăm tôn vinh như những vị thần. Thường được tổ chức vào ngày 25 tháng 7 theo lịch của dân tộc Chăm ( tức là khoảng 25/ 9 – 25/10 dương lịch).
Về các nghi thức khi thực hành:
- Phần nghi thức hành “Lễ” được tổ chức với quy mô rộng như: đón rước phục y, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc phục y cho tượng thần, đại lễ. Các điệu múa, làn điệu dân ca cộng hưởng với trống Gi Năng, trống Paranưng và kèn Saranai làm vui nhộn cả một vùng. Được kết thúc vào chiều tối ngày thứ hai của lễ.
- Về phần “Hội” thì được tổ chức ở quy mô hẹp hơn, thường thì sẽ tiến hành theo từng làng, một ngày sau thì tổ chức theo từng hộ gia đình – các thành viên trong gia đình cùng quần tụ đông đủ, trong đó sẽ có một người đứng ra làm “chúa tế” và “chúa tế” thường là những người chủ hộ lớn tuổi hay trưởng của dòng tộc.
Lễ Hội Katê chính là giây phút thiêng liêng của người trần thế (Chăm) đánh thức những tòa tháp Chăm cổ kính đang ngủ yên dưới lớp bụi của thời gian bừng dậy, sáng lóa, tỏa ra trăm sắc, ngàn hương.
Bài viết trên đây mình vừa giới thiệu sơ lược tới các bạn về du lịch văn hóa miền Trung. Và đôi nét về những lễ hội, con người, và ẩm thực đặc trưng ở miền Trung. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về đôi nét đặc trưng về miền trung thân yêu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết !
Tổng hợp từ các nguồn tin khác nhau.