Rối loạn giấc ngủ được xem là những biểu hiện rất thường xảy ra trong y khoa nói chung và trong tâm thần học nói riêng. Chúng có thể gây trở ngại nghiêm trọng cho các hoạt động bình thường về thể chất, tinh thần, xã hội và ảnh hưởng lớn đến cảm xúc.
Trong một số trường hợp, rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý y khoa hoặc tình trạng của một bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu,…
Giấc ngủ với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người đều có vai trò vô cùng quan trọng. Bạn có thể bị khó ngủ, mất ngủ tạm thời do nguyên nhân nào đó, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe thì rất có thể bạn đã gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ.
Và hầu hết chúng ta khi gặp những khó khăn trong cuộc sống, khi đó giấc ngủ của chúng ta thường không được ngon giấc. Vậy rối loạn giấc ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng này ra sao? Hãy cùng Gicugnco tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Vậy rối loạn giấc ngủ là gì?
Là tình trạng thay đổi chất lượng và thời gian giấc ngủ bất thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rất nhiều người từng gặp phải nhiều lần tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít, ngủ thức giấc,… Song nếu nó không kéo dài, xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài như ánh sáng mạnh, tiếng ồn, chất kích thích,… thì không được gọi là rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ thường kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh với những triệu chứng như:
- Khó đi vào giấc ngủ.
- Thường xuyên mệt mỏi vào ban ngày và muốn có những giấc ngủ ngắn giữa ngày.
- Thay đổi bất thường thói quen hoặc lịch trình ngủ – thức.
- Thiếu tập trung, hay cáu kỉnh và lo lắng bất thường.
- Giảm năng suất làm việc.
- Tăng cân.
- Trầm cảm.
- Có hành vi bất thường khi ngủ.
Bạn có thể tự kiểm tra xem bản thân có mắc rối loạn giấc ngủ không nhé:
Để xem giấc ngủ của bạn có bị rối loạn không. Bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau:
⇐ Bạn có cảm thấy khó chịu, bực tức hoặc buồn ngủ vào ban ngày không?
⇐ Bạn có thể duy trì sự tỉnh táo để ngồi làm việc, xem tivi hoặc đọc sách không?
⇐ Bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ khi làm việc hoặc lái xe?
⇐ Những người khác có thường nói rằng trông bạn có vẻ mệt mỏi và thiếu sức sống?
⇐ Bạn cảm thấy khó tập trung không?
⇐ Bạn làm việc gì cũng chậm chạp?
⇐ Bạn dễ cáu gắt và khó kiểm soát cảm xúc của mình?
⇐ Bạn cần những thức uống như cà phê, trà, nước tăng lực để giúp tỉnh táo làm việc?
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Triệu chứng rối loạn giấc ngủ kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng
- Bạn thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày và điều này ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của bạn
- Người khác nói rằng bạn hay thở hổn hển, nghẹt thở hoặc ngừng thở trong khi ngủ.
- Bạn ngủ quên vào những thời điểm không thích hợp như khi đang nói chuyện, đi bộ hoặc đang ăn.
Các loại rối loạn giấc ngủ và nguyên nhân:
Dựa theo tình trạng giấc ngủ bị ảnh hưởng, rối loạn giấc ngủ được chia thành nhiều loại, thường gặp như:
Mất ngủ:
Mất ngủ ở mỗi người có thể khác nhau như: chất lượng giấc ngủ không tốt, khó đi vào giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, thức dậy sớm, không có cảm giác ngủ sâu giấc, ngủ hoàn toàn,… Mất ngủ khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần do cơ thể không được nghỉ ngơi và phục hồi hoàn toàn khi ngủ.
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất, có đến 10 – 15% dân số trên thế giới gặp phải tình trạng này ít nhất 1 lần trong đời. Có các dạng mất ngủ sau:
Mất ngủ tạm thời:
– Khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
Mất ngủ thứ phát:
Mất ngủ thứ phát có thể do:
- Bệnh tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn nhân cách, nghiện ngập, cơn hưng cảm, trạng thái hoang tưởng, lú lẫn,…
– Nguyên nhân bệnh lý thực thể gây đau đớn, ảnh hưởng đến giấc ngủ như: Loét dạ dày tá tràng, viêm khớp, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, u tuyến tiền liệt, viêm phế quản, hen suyễn, cường giáp, tiểu đường, bệnh lý thần kinh,…
– Ngoài ra, mất ngủ có thể là hậu quả của tình trạng lạm dụng thuốc và chất kích thích gây hại như: thuốc chống trầm cảm, thuốc lá, cafe, cocaine, rượu bia,…
Mất ngủ mãn tính:
– Thường cảm thấy ngủ không ngon ít nhất một tháng. Và bạn thường sẽ cảm thấy mệt mỏi cả ngày. Đôi khi một số người khác sẽ có những giấc ngủ ngon xen kẽ với nhiều đêm mất ngủ.
Ngủ nhiều:
Nhiều người cho rằng, ngủ nhiều không phải là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên ở nhiều bệnh nhân thời gian ngủ đêm và ngủ ngày nhiều nhưng vẫn thường xuyên ở trong trạng thái buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật,… Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và hiệu quả làm việc, học tập trong ngày.
Mất ngủ là rối loạn giấc ngủ dễ nhận biết hơn, còn tình trạng ngủ nhiều này thường không được biết đến và quan tâm đến, gây khó khăn trong điều trị. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ngủ nhiều nhưng vẫn khiến người bệnh mệt mỏi bao gồm:
Hội chứng ngưng thở khi ngủ:
– Là một rối loạn giấc ngủ khá phổ biến. Đường thở của bạn có thể bị tắt nghẽn và khi đó bạn sẽ ngừng thở. Khi điều này xảy ra, bạn có thể sẽ ngáy to và sau khi thức dậy có thể não và cơ thể bạn bị thiếu oxy. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra rất nhiều lần.
– Những dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ:
- Bạn có thể thức giấc giữa đêm với cảm giác khô hoặc rát họng.
- Ngáy to.
- Thi thoảng khi thức dậy bạn phải thở hổn hển hoặc có cảm giác nghẹt thở.
- Ngày hôm sau, bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, buồn ngủ, mất năng lượng.
- Đôi khi bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau đầu.
Thiếu ngủ:
– Ở những người làm việc quá nhiều hoặc giờ giấc làm việc bất thường như trực gác, làm việc ca đêm, phụ nữ mới sinh con, người thân bị bệnh,… Cơ thể thiếu ngủ và mệt mỏi thường khiến họ ngủ li bì những giấc dài nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi, ngủ gật trong ngày.
Thuốc:
– Một số thuốc điều trị có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ ngủ nhiều như: thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc giãn cơ, thuốc chống động kinh,…
Chứng ngủ rũ:
– Thông thường. bạn sẽ không kiểm soát được lúc nào mình sẽ ngủ, ví dụ như đang ăn bạn vẫn có thể ngủ. Những người mắc chứng ngủ rũ không thể tự điều chỉnh được chu kỳ thức – ngủ của mình.
Thường gặp ở nam giới bắt đầu ở tuổi vị thành niên, có 4 triệu chứng phối hợp sau:
- Những cơn ngủ gà trong ngày, thường xảy ra cùng một thời điểm đối với mỗi người bệnh và những cơn ngủ rũ bất ngờ xuất hiện, không thể cưỡng lại được.
- Những cơn mất trương lực cơ bất chợt kéo dài trong một thời gian ngắn, sự giãn trương lực cơ này có thể toàn thân hoặc có thể khu trú ở một vài cơ quan như: gục đầu, khụy gối… thường xảy đến khi có xúc động.
- Ảo giác thị giác, thính giác xảy đến trong giai đoạn ru giấc ngủ gây hoảng sợ.
- Biểu hiện liệt trong giấc ngủ đặc trưng bởi sự mất hoàn toàn mọi cử động cơ bắp, không thể hít thở với biên độ bình thường, hiện tượng này xảy ra vào lúc tỉnh giấc.
Hội chứng chân không yên:
Được biết đến là một rối loạn giấc ngủ gây ra cảm giác thôi thúc dường như không cưỡng lại được khiến bạn phải cử động chân khi bạn đang nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức, ngứa, nóng rát hoặc cảm giác như kiến bò trong bắp chân của mình. Đôi khi, một số trường hợp có thể cảm thấy khó chịu ở những bộ phận khác của cơ thể.
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm:
Tiểu đêm:
- Sự mất cân bằng nội tiết tố và các bệnh về đường tiết niệu có thể góp phần làm tình trạng này nghiêm trọng hơn.
- Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn đi tiểu đêm thường xuyên kèm theo chảy máu hoặc đau.
Dị ứng và các vấn đề về hô hấp:
- Dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến bạn khó thở vào ban đêm. Việc không thể hít thở bình thường bằng mũi cũng là nguyên nhân gây khó ngủ.
Đau mãn tính:
Các cơn đau mãn tính có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Nó thậm chí còn khiến bạn tỉnh giấc giữa chừng vì quá đau và khó chịu. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của cơn đau mãn tính bao gồm:
- Viêm khớp
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính
- Đau cơ xơ hóa
- Bệnh viêm ruột (IBD)
- Nhức đầu dai dẳng
- Đau lưng dưới mãn tính
Trong một số trường hợp, cơn đau mãn tính thậm chí có thể trầm trọng hơn do rối loạn giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy các vấn đề về giấc ngủ có thể làm chứng đau cơ xơ hóa phát triển phức tạp và khó kiểm soát hơn.
Biện pháp nào giúp điều trị rối loạn giấc ngủ?
Chứng rối loạn giấc ngủ thường được ưu tiên bằng các biện pháp cải thiện tự nhiên gồm thư giãn tâm lý và vệ sinh giấc ngủ. Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ phù hợp.
Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thư giãn tâm lý:
Ở những người trẻ và có sức khỏe bình thường, rối loạn giấc ngủ không nghiêm trọng thường được cải thiện tốt với biện pháp thư giãn tâm lý này. Kể cả những người bị mất ngủ lâu năm, thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng,… cũng giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.
Nên tạo thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm, ngủ đủ 7 – 8 giờ trong ngày. Trước khi đi ngủ nên dành 30 phút để thư giãn tinh thần, không nên suy nghĩ về công việc, học tập hay các vấn đề cuộc sống chưa giải quyết được trong thời gian chờ ngủ.
Thay đổi lối sống:
Điều chỉnh lại lối sống có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn. Bạn có thể xem xét:
Điều nên | Điều không nên |
Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. | Cố gắng ít ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày ví dụ như ngủ trưa, nếu mệt có thể ngồi dựa lưng thư giãn, chúng ta sẽ để giành giấc ngủ đó vào buổi tối. |
Nếu đói, nên ăn bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. | Nhìn đồng hồ để biết được bạn đã mất ngủ như thế nào. Càng nhìn bạn sẽ càng lo lắng và buồn rầu sẽ càng làm bạn khó ngủ. |
Tập thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày. | Tập thể dục quá sức ngay trước khi đi ngủ |
Giành khoảng 1 giờ để thư giãn trước khi đi ngủ. | Xem tivi hoặc đọc sách ở trên giường khi không thể đi ngủ. |
Nếu đi ngủ mà bạn vẫn bận tâm hay lo lắng về điều gì đó, hãy viết nó ra giấy và giải quyết vấn đề đó vào buổi sáng. | Ăn căng bụng trước khi đi ngủ. |
Giữ cho phòng ngủ tối và luôn mát mẻ. | Uống café vào buổi chiều và tối. |
Giữ cho phòng ngủ yên lặng, tránh ồn ào. | Tránh để phòng ngủ quá nóng bức, ngột ngạt hoặc mở đèn sáng. |
Hạn chế thời gian nằm trên giường để đi vào giấc ngủ. Nếu nằm trên giường trong vòng 20 phút mà không ngủ được, hãy đứng dậy, ra khỏi giường và chỉ quay lại giường khi thật sự buồn ngủ. | Hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, chất kích thích,… |
Điều trị với thuốc:
Bác sĩ có thể kê thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa rối loạn giấc ngủ,… Tuy nhiên cần lưu ý, tất cả các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ này phải sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu không có thể tác dụng ngược.
Các mẹo điều trị mất ngủ cho bạn:
1. Tắt các thiết bị điện tử
⇔ Ánh sáng xanh là khoảng ánh sáng có mức năng lượng lớn nhất trong phổ ánh sáng con người nhìn thấy được với bước sóng từ 400nm đến 500nm (nanomet). Ngoài mặt trời, những nguồn phát ra ánh sáng xanh khác ở ngay gần bạn đó là điện thoại, tivi, máy tính, đèn LED, đèn huỳnh quang,…
⇔ Bạn không nên dùng thiết bị điện tử đến sát giờ thường ngủ, hãy tắt hết những “món đồ chơi” công nghệ này trước khi ngủ càng sớm càng tốt để tận hưởng giấc ngủ ngay, trọn vẹn và ngon lành.
2. Mẹo giảm mất ngủ bằng cách tập thể dục
⇔ Tập thể dục không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn là mẹo chữa mất ngủ mà không cần dùng tới thuốc ngủ. Khi cơ thể vận động, khí huyết sẽ được lưu thông, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
⇔ Không nhất thiết phải đến phòng gym, bạn chỉ cần thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà như chạy bộ, đạp xe, gác chân lên tường, cúi gập người hay vươn vai giãn cơ… cũng sẽ đem đến một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
3. Hạn chế ngủ trưa quá lâu
⇔ Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra, ngủ trưa có thể cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung giúp bạn học tập, làm việc và lưu giữ thông tin tốt hơn. Hơn nữa, giấc ngủ giữa ngày còn rất hữu ích cho tâm trạng, kéo bạn ra khỏi tình trạng uể oải và thiếu năng lượng vào buổi chiều.
⇔ Nếu đêm hôm trước thiếu ngủ hoặc mất ngủ, việc chợp mắt nhanh sẽ xoa dịu bớt cơn mệt mỏi và cáu kỉnh của bạn. Tuy nhiên, ngủ trưa quá lâu hoặc quá muộn có thể khiến bạn khó ngủ ngon giấc vào ban đêm.
4. Mẹo chữa mất ngủ bằng cách ngồi thiền
⇔ Theo chuyên gia, thiền định mang lại cho con người rất nhiều lợi ích về sức khỏe tinh thần, trong đó phải kể đến giấc ngủ. Các vấn đề về giấc ngủ bao gồm khó ngủ, mất ngủ, ngủ thường không ngon, mộng mị,… sẽ phần nào được khắc phục nếu bạn chăm chỉ ngồi thiền.
⇔ Thiền định kích thích cơ thể sản xuất hormone điều hòa giấc ngủ là melatonin và serotonin (tiền chất của melatonin); đồng thời cân bằng nhịp tim và huyết áp giúp cơ thể trở nên khỏe khoắn, tinh thần sảng khoái và thoải mái hơn. Nhờ đó, cảm giác căng thẳng và lo lắng mang theo những suy nghĩ tiêu cực dần dần “rời xa” khỏi tâm trí của bạn.
⇔ Thế nhưng, để thiết lập được thói quen thiền định, bạn cần phải kiên trì tập luyện.
Khi thực hành bộ môn này, bạn cần tuân thủ đúng những yêu cầu ngay sau:
- Lựa chọn một nơi yên tĩnh và thoáng mát để ngồi hoặc nằm xuống.
- Nhắm mắt và thở chậm, rồi hít vào và thở ra thật sâu, thật đều.
- Khi có một ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí, hãy để nó qua đi và tập trung lại vào nhịp thở.
- Lúc mới bắt đầu tập thiền, bạn chỉ cần thiền từ 3 đến 5 phút trước khi ngủ. Theo thời gian, bạn từ từ tăng lên 15 đến 20 phút.
Tốt nhất, bạn nên đến lớp học để được chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật thiền có lợi cho giấc ngủ và cách thực hiện chính xác. Bởi vì, tập luyện bộ môn này không bài bản có thể làm giảm động lực và thay đổi cảm xúc của bạn.
5. Mẹo giảm mất ngủ với yoga
⇔ Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Các chức năng của não, hệ thống tim mạch, hệ thống miễn dịch và hệ thống trao đổi chất đều có liên quan chặt chẽ với giấc ngủ.
⇔ Hiện nay, nhiều phương pháp cải thiện tâm trí và thể chất được áp dụng để nâng cao chất lượng giấc ngủ, trong đó có liệu pháp yoga. Chúng giúp cơ thể tìm lại được trạng thái cân bằng, không căng thẳng quá mức cũng không hưng phấn quá độ.
6. Sử dụng phương pháp thở 4-7-8:
⇔ Nguyên tắc 4-7-8 gần như trở thành một liều thuốc an thần cho hệ thần kinh của bạn, không chỉ giúp bạn có thể ngủ ngon ngay lập tức, mà đồng thời nó còn giúp cải thiện tinh thần và giảm căng thẳng cho cơ thể.
Các bước thực hiện phương pháp 4-7-8:
- Trước khi bắt đầu, nằm xuống, di chuyển đầu lưỡi của bạn chạm đến phần trên của khoang miệng, ngay sau hàm răng trên, và giữ nó ở đó.
- Thở ra bằng miệng thật mạnh và nhanh, giống như đang thở gấp.
- Khép miệng lại và hít vào nhẹ nhàng bằng mũi, nhẩm đếm từ 1 đến 4.
- Giữ hơi thở và sau đó đếm đến 7.
- Làm lại một lần nữa, thở ra hoàn toàn từ miệng, thở gấp như vậy trong 8 giây.
- Tiếp tục hít vào và làm lại những bước trên 3 lần để hoàn thành 4 nhịp thở.
Hoạt động này sẽ khiến giảm nhịp tim, giải phóng một số chất hóa học trong não khiến trí óc bạn trở nên thư thái và dễ dàng ngủ ngon hơn.
7. Bấm huyệt
⇔ Theo y học cổ truyền, bấm huyệt giúp kích thích những huyệt đạo tương ứng với các khía cạnh khác nhau của sức khỏe. Bấm huyệt cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, xua tan mệt mỏi. Khi tinh thần thoải mái hơn thì bạn cũng sẽ ngủ ngon hơn.
8. Massage
⇔ Nếu bạn khó ngủ nhưng không muốn dùng thuốc, bạn có thể áp dụng phương pháp massage – một cách chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả. Các động tác massage tại khu vực đầu, mặt sẽ kích thích máu lưu thông lên não, từ đó giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như thêm khỏe khoắn, sảng khoái sau khi ngủ dậy.
9. Dùng tinh dầu
⇔ Bạn có thể cho tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu để tinh dầu tỏa ra khắp không gian phòng ngủ, tăng độ ẩm trong không gian phòng, mang đến mùi thơm nhẹ nhàng, dễ ngủ.
- Bạn có thể trộn tinh dầu và nước vào bình xịt, phun xung quanh phòng hoặc nhỏ tinh dầu vào chén đựng sẵn muối để tinh dầu được tỏa ra suốt cả đêm, cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
- Thoa trực tiếp tinh dầu lên cổ tay, sau tai hoặc dùng tinh dầu massage cơ thể cũng là một cách trị mất ngủ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
- Bên cạnh đó, bạn còn có thể thêm 1 và giọt tinh dầu vào bồn nước ấm để ngâm mình trước khi đi ngủ từ 1 – 1,5 tiếng.
Gợi ý các cách trị mất ngủ tại nhà nên áp dụng:
Những cách trị mất ngủ tại nhà dưới đây được thực hiện đơn giản, hầu hết sử dụng nguyên liệu dễ tìm kiếm, tiết kiệm thời gian và chi phí. Quý bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo:
Cách chữa mất ngủ tại nhà bằng mật ong:
Các khoáng chất tự nhiên, vitamin có trong mật ong rất có lợi cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy axit amin tryptophan tìm thấy trong mật ong sau khi xâm nhập vào não sẽ chuyển thành serotonin – hoạt chất dẫn truyền kích thích sản sinh melanin, tạo ra các cơn buồn ngủ, cải thiện bệnh mất ngủ.
Ngoài ra 2 thành phần glucose và fructose trong mật ong có tác dụng ổn định lưu lượng máu não, giúp duy trì giấc ngủ sâu, ngon giấc. Chữa mất ngủ tại nhà sử dụng mật ong khá đơn giản, người bệnh có thể tham khảo một trong những cách dưới đây:
Mật ong nguyên chất:
- Hòa 2 thìa mật ong nguyên chất cùng 250ml nước ấm, khuấy đều uống vào buổi tối trước khi ngủ.
Mật ong kết hợp hoa cúc:
- Sử dụng khoảng 10g hoa cúc, 5g cam thảo, thêm 500ml nước đun sôi. Sau 10 phút thì tắt bếp để nước nguội bớt. Khi nước còn ấm, bạn thêm khoảng 3 thìa mật ong, khuấy đều và sử dụng mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng, giúp giấc ngủ đến thoải mái hơn.
Mật ong kết hợp sữa:
- Lấy khoảng 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất sau đó pha cùng 250ml sữa. Khuấy đều và uống trước khi đi ngủ để có được giấc ngủ ngon hơn.
Trị chứng mất ngủ tại nhà bằng quả la hán:
Tương tự như mật ong, trong quả lá hàn chứa nhiều glucose có tác dụng ổn định đường huyết, bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, sử dụng quả la hán còn giúp giải tỏa căng thẳng, giải độc, thanh nhiệt cơ thể.
- Cách trị mất ngủ bằng quả la hán được thực hiện đơn giản theo các bước:
- Thái lát quả la hán thành từng miếng mỏng
- Hãm cùng nước sôi khoảng 5 – 7 phút
- Sử dụng nước la hán hàng ngày để ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Cách trị chứng mất ngủ tại nhà bằng trà thảo mộc
Một trong những cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản quý bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo chính là sử dụng các loại trà thảo mộc. Đây đều là những thức trà sử dụng nguyên liệu tự nhiên rất dễ tìm kiếm và thực hiện đơn giản.
Ngủ ngon hơn với trà tâm sen :
Tâm sen từ lâu đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ với tên gọi khác là liên tâm. Vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon sâu giấc hơn. Bên cạnh đó một số hoạt chất trong tâm sen như alkaloid, flavonoid và axit amin còn có tác thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng.
Cách sử dụng tâm sen chữa mất ngủ đơn giản: Tâm sen phơi khô sau đó đem sao vàng để loại bớt độc tố. Mỗi ngày, lấy một ít tâm sen cho vào ấm, thêm nước sôi và hãm trà, sử dụng 2 – 3 lần trong ngày. Thời gian đầu chỉ nên sử dụng trà loãng để cơ thể thích ứng với trà sau đó mới tăng dần độ đặc.
Lưu ý: Không nên sử dụng trà tâm sen trong thời gian dài nhiều hơn 1 tháng bởi trà có thể gây ngộ độc.
Trà hoa cúc:
- Gợi ý trà thảo mộc hỗ trợ ngủ ngon là món trà hoa cúc. Ngoài tác dụng xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, stress, trà hoa cúc còn chứa các hoạt chất tác dụng giải độc, chống viêm, giảm đau hiệu quả.
- Mỗi ngày bạn nên sử dụng 1 – 2 tách trà hoa cúc vào buổi sáng và tối để có giấc ngủ trọn vẹn, êm ái.
Trà gừng:
- Hoạt chất cineol có trong gừng tác dụng giảm stress, cải thiện tâm trạng, chữa đau đầu, chóng mặt. Đồng thời, các hoạt chất trong củ gừng còn có khả năng hoạt huyết, tăng lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất dinh dưỡng góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Khi bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, người bệnh hãy lấy vài lát gừng tươi sau đó cho vào ly sành, chế thêm nước sôi hãm trong 15 phút. Thêm 2 thìa mật ong nguyên chất, 1 thìa nước cốt chanh, khuấy đều sử dụng mỗi ngày 1 ly trước giờ ngủ.
Trà cam thảo:
- So với các loại trà thảo mộc khác, trà cam thảo có vị ngọt đặc trưng nên có phần dễ uống hơn.
- Trị bệnh mất ngủ tại nhà sử dụng trà cam thảo được thực hiện như sau: Thả vài lát cam thảo khô vào ấm, thêm 250ml nước sôi, hãm trong khoảng 5 – 7 phút là có thể dùng trà.
Sử dụng trà cam thảo mỗi ngày để ngủ ngon hơn. Tuy nhiên những người huyết áp thấp không nên sử dụng trà cam thảo để chữa mất ngủ.
Mẹo trị chứng mất ngủ từ lá đinh lăng:
Hàm lượng saponin trong lá đinh lăng có tác dụng an thần, giảm đau, trấn kinh, cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng lá đinh lăng là cách chữa mất ngủ tại nhà được dân gian lưu truyền, cho đến nay mẹo vặt này vẫn được áp dụng bởi tính khả thi của nó.
Cách đơn giản chữa mất ngủ tại nhà là sử dụng lá đinh lăng, sao khô sau đó nhét vào trong vỏ gối kê đầu khi đi ngủ.
Ngoài ra quý bạn và người bệnh cũng có thể tham khảo cách chữa như sau:
Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô, cỏ nhọ nồi, rau má, hải đồng bì, nham tang mỗi thứ 20g. Thêm chi liên, nghiệt bì, phục linh mỗi vị 10, thêm 16g cây xấu hổ khô.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào nước ấm, thêm khoảng 750ml nước rồi sắc lửa nhỏ tới khi nước còn một nửa thì tắt bếp.
- Loại bỏ bã, lọc lấy nước cốt sử dụng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để thấy được hiệu quả.
Với các cách được nêu trên, dân gian đến hiện đại, các mẹo vặt,… mong các bạn có thể lựa chọn cách phù hợp với bạn và xua tan được chứng rối loạn giấc ngủ của bạn nhé! Chúc các bạn thành công.
Tham khảo từ các trang web khác nhau.