Chăm sóc sau sinh cho mẹ quan trọng không kém gì khi ta chăm sóc trẻ sơ sinh. Sau khi mẹ vượt cạn thành công, có những điều mà sản phụ và người thân cần biết để có cách chăm sóc tốt nhất. Bởi lúc này cơ thể mẹ gần như đã kiệt sức cùng những vấn đề về sức khỏe trong giai đoạn hậu sản.
Đặc biệt là trong 30 ngày đầu tiên. Mẹ cần được chăm sóc cẩn thận để mau hồi sức, chuẩn bị năng lượng để vượt qua rất nhiều khó khăn ở vai trò mới. Vì vậy, bạn cần hết sức chú ý trong sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ để cơ thể mau phục hồi và bảo đảm sức khỏe về lâu dài sau này nhé.
Việc sinh con chính là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ, vậy cho nên việc thực hiện được các thiên chức đó của mình thì phụ nữ cần phải đánh đổi cả sinh lực của bản thân.
Các bạn có thể tham khảo và đúc kết kinh nghiệm riêng cho bản thân mình nhé!
Kinh nghiệm chăm sóc sau sinh cho mẹ:
Sau khi từ bệnh viện về nhà, các mẹ vẫn cần có sự chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng xảy ra và các vấn đề liên quan khác. Cụ thể như sau:
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ):
– Việc chăm sóc sau sinh cho mẹ, ngoài việc vệ sinh cá nhân hay dinh dưỡng, điều thường bị nhiều gia đình bỏ qua là theo dõi dấu hiệu sinh tồn của mẹ. Cụ thể là mạch đập, huyết áp và nhiệt độ.
– Nếu không thể tự theo dõi, mẹ có thể nhờ bác sĩ riêng hoặc sử dụng những dịch vụ chăm sóc sản phụ tại nhà để có thể khắc phục những vấn đề liên quan đến sức khỏe sau sinh kịp thời chữa trị nhé.
Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch:
– Sản dịch thường kéo dài khoảng 7 ngày, thường có màu như kinh nguyệt, mùi tanh nồng rồi chuyển sang hồng nhạt. Sản dịch sẽ hết hẳn sau 4 tuần. Nếu mẹ lo lắng không biết sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại thì câu trả lời cho mẹ là sau khi hết sản dịch. Tức mẹ có thể có kinh trở lại như thường kỳ sau 4 tuần.
Lưu ý: Mẹ nên dùng các biện pháp tránh thai vì rất dễ có thai sau sinh. Đã có nhiều trường hợp, sau khi sinh đã mang thai vì không dùng biện pháp an toàn khi quan hệ.
– Nếu tử cung co thắt gây đau thì có thể chườm đá hoặc dùng thuốc giảm đau.
Chăm sóc sau sinh và vấn đề vệ sinh tầng sinh môn:
– Đây là điều rất quan trọng trong cách chăm sóc mẹ sau sinh thường. Vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng nước đun sôi để nguội 3 lần/ngày, nhất là sau đại, tiểu tiện. Khi rửa cần nhẹ nhàng theo hướng trước ra sau, không thụt sâu vào trong, rồi lau khô, thay băng vệ sinh. Băng vệ sinh cần được thay thường xuyên.
– Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng túi đá lạnh để áp vào vùng tầng sinh môn để giảm sưng, giảm đau. Nếu phù nề, máu tụ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể cắt chỉ. Vết rạch thường rất đau nên nhiều mẹ luôn muốn biết vết rách tầng sinh môn bao lâu sẽ lành lại. Mẹ hãy yên tâm vì thường vết khâu tầng sinh môn sẽ lành sau một tuần và mẹ có thể đi lại như bình thường.
– Quần áo phải rộng rãi, thoáng mát, nếu dùng nịt vú thì phải nới rộng. Nếu mẹ sinh vào mùa hè thì nên mặc áo thấm mồ hôi. Quần lót phải được thay, giặt mỗi ngày và phơi dưới ánh nắng to hoặc ủi sạch.
Để làm giảm sưng, đau hoặc ngứa ở khu vực rạch tầng sinh môn, các mẹ có thể thử vài gợi ý chăm sóc mẹ sau sinh thường sau:
- Đá lạnh: Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh, chườm một túi nước đá vào khu vực sinh môn.
- Nước ấm: Vệ sinh bằng nước muối ấm.
- Nghỉ ngơi: Nằm nghiêng tốt hơn vì có thể làm giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn. Cố gắng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Bài tập Kegel: Thực hiện bài tập Kegel giúp tăng cường cơ bắp ở đáy chậu, giúp khu vực này mau lành. Để bắt đầu, hãy thắt chặt cơ như lúc đang cố nín tiểu. 10 giây sau đó, thả lỏng. Cố gắng lặp lại 20 lần và các mẹ có thể luyện tập bất kỳ lúc nào.
- Giữ vệ sinh: Giữ cho vùng sinh môn sạch sẽ, khô ráo bằng cách thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất 4 tiếng một lần.
Chăm sóc vú:
– Một vấn đề quan trọng trong quá trình chăm sóc bà bầu sau sinh là việc động viên mẹ cho con bú. Mẹ cần biết được tầm quan trọng của việc cho con bú như tránh đầu vú tụt, tắc tia sữa,… Để có đủ sữa cho con, mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ. Mẹ nên tập cho con bú theo cữ, và bắt đầu ngay sau khi sinh bé.
– Tùy điều kiện của mẹ mà có thể cho con bú sữa cho tới khi bé 1 – 2 tuổi. Nếu trong thời gian cho con bú mẹ phải dùng thuốc điều trị bệnh thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc có thể qua đường sữa mẹ tới con, gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ.
– Trước khi cho bé bú, mẹ cần lau sạch vú. Mẹ nên cho bé bú hết sữa trong vú. Nếu không hết thì phải vắt ra để vú tiếp tục sản xuất sữa. Một vấn đề quan trọng không kém là cho bé ngậm vú đúng cách.
Cách ngậm đúng cho bé như sau:
- Miệng bé há, cằm chạm vào bầu vú mẹ.
- Môi dưới đưa ra ngoài.
- Núm vú mẹ không che mũi bé làm bé ngạt.
- Bé bú nghe tiếng nuốt.
- Sau khi bú bé vui vẻ, thỏa mãn.
- Mẹ không cảm thấy đau vú.
- Đặc biệt không được cho bé nằm khi bú mẹ dễ bị sặc sữa.
Theo dõi đại, tiểu tiện:
– Sự ảnh hưởng của bài niệu oxytocin làm bàng quang rất nhanh đầy. Thậm chí trống bàng quang cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc mê – tê khi sinh do cắt, rạch hoặc tụ máu ở tầng sinh môn. Điều này khiến mẹ rất dễ bí tiểu sau sinh hoặc tăng trương lực ở bàng quang.
– Trường hợp bí tiểu thường dễ xảy ra nếu mẹ chuyển dạ lâu hoặc sinh con có sự can thiệp. Nếu mẹ bí tiểu lâu, ít đau thì có thể đi lại nhiều, xoa nắn vùng bàng quang, không thông tiểu khi không cần thiết để tránh nhiễm trùng.
– Nếu mẹ bị táo bón sau sinh hãy ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, xoa nắn bụng và cố gắng vận động nhẹ nhàng sớm. Nếu sau 3 ngày vẫn chưa thể đại tiện thì phải thụt tháo phân.
– Một trường hợp cũng rất dễ gặp bệnh trĩ sau sinh. Nguyên nhân là do mẹ rặn lâu, táo bón hoặc ứ trệ tuần hoàn trong những tháng cuối thai kỳ. Nếu bị trĩ, có thể mẹ cần điều trị chống viêm, giảm đau, vệ sinh tại chỗ để sau mỗi lần vệ sinh sẽ đẩy búi trĩ lên, chống táo bón.
Việc tắm gội:
– Nhiều gia đình theo truyền thống vẫn kiêng tắm trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, sau sinh cơ thể mẹ tiết rất nhiều mồ hôi nên cần được tắm rửa sạch, nhất là vào mùa hè.
– Nếu để lâu không tắm, cơ thể nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tùy theo cơ địa của mẹ mà có thể tắm sau 1 hoặc 3 – 4 ngày sau sinh.
Khi tắm, mẹ nên chú ý những điều sau:
- Tắm nhanh, không tắm bồn vì có thể gây nhiễm nghiêm trọng.
- Tắm ở nơi kín gió để tránh bị cảm lạnh.
- Dù mùa đông hay mùa hè cũng hãy tắm bằng nước ấm. Tắm xong phải lau người khô thật nhanh.
- Gội đầu: mẹ không cần kiêng gội đầu nhưng phải gội nhanh và sấy khô.
- Đánh răng: cũng có khá nhiều mẹ băn khoăn rằng sau sinh có được đánh răng không. Nếu không đánh răng thì là sai lầm hoàn toàn. Việc không đánh răng có thể biến khoang miệng của mẹ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dẫn đến những vấn đề về răng miệng như răng yếu, tê buốt, viêm nướu,…
- Trang phục của mẹ: Nên dài tay vì sau sinh cơ thể mẹ rất dễ cảm lạnh. Một số mẹ thắc mắc rằng có được mặc áo cộc tay vào mùa nóng không. Thời tiết nắng nóng khiến mẹ khá khó chịu, mẹ có thể mặc áo cộc tay ở trong nhà để thoáng mát. Nên chọn đồ bộ có độ thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên sau sinh nếu đi ra ngoài mẹ nên mặc áo dài tay.
Vận động sớm có tốt không?
– Nếu sản dịch ít hoặc không có thì mẹ nên vận động sớm. Tránh để sản dịch ứ, tử cung khó co hồi rất dễ gây nhiễm trùng huyết, đôi khi phải cắt bỏ tử cung để giải quyết. Ngoài ra, việc vận động sớm cũng giúp mẹ giảm táo bón cũng như những vấn đề về bằng quang, giảm thuyên tắc phổi, tắc tĩnh mạch.
Câu hỏi mà các mẹ thường đặt ra là sinh thường hay mổ bao lâu thì đi lại được?
- Sau sinh thường, mẹ chỉ cần nằm bất động vài giờ là có thể đi lại bình thường.
- Đối với sinh mổ, mẹ nên nằm khoảng 24 giờ.
- Mẹ có thể nhờ người thân hoặc nhân viên y tế hỗ trợ.
- Ban đầu mẹ nên từ từ ngồi dậy, hít thở sâu, nhắm mắt rồi từ từ đưa chân xuống dưới đất trước khi đứng thẳng. Nếu chóng mặt thì mẹ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não.
Chế độ dinh dưỡng:
Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thường:
- Cần ăn đủ 4 nhóm chất như chất đạm, tinh bột – đường, chất béo, vitamin và khoáng chất trong thực đơn mỗi ngày. Nên thay thực đơn để tránh bị ngán khi ăn.
- Những món ăn lợi sữa như cháo móng giò, gà tiềm thuốc bắc, cháo chân giò với đu đủ xanh, cháo chân dê,… là những món mẹ không nên bỏ qua nhưng không nên ăn liên tục sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân khó kiểm soát.
- Những ngày mới sinh, mẹ không nên ăn thức ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ.
- Uống đủ nước nhưng chỉ uống nước ấm để làm nguyên liệu sản xuất sữa.
- Pha bột ngũ cốc với sữa để giúp lợi sữa. Vì ngũ cốc nhiều vitamin.
- Ăn nhiều rau xanh để cơ thể nhanh phục hồi, ngăn ngừa táo bón, cải thiện chất lượng sữa.
- Kiêng trà, cà phê, nước ngọt,…
Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ:
Sau sinh mổ, cơ bản chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ giống như sinh thường. Tuy nhiên, cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ về mặt dinh dưỡng sẽ có những lưu ý sau:
- Kiêng đồ nếp, rau muống, thịt bò, thịt gà, cua biển, lòng trắng trứng,…
==> Những thực phẩm này sẽ cản trở quá trình lành sẹo. Có thể gây sẹo lòi, mất thẩm mỹ sau này.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, nhất là khoai lang, đu đủ, chuối và nước uống để ngăn ngừa táo bón.
- Kiên trì với chế độ ăn uống khoa học vì sinh mổ thường sữa sẽ chậm về hơn do ảnh hưởng của kháng sinh.
Vậy vấn đề chăm sóc bé sau khi sinh cần làm gì?
Sữa uống cho bé:
– Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ ngay sau sinh, bởi sữa mẹ không những chứa hỗn hợp hoàn hảo các chất đạm, các vitamin và khoáng chất cho nhu cầu phát triển của trẻ. Sữa mẹ còn chứa một lượng các lợi khuẩn giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch cho trẻ. Những vi khuẩn này qua sữa mẹ vào cơ thể bé trực tiếp, từ đó giúp kích hoạt, bảo vệ miễn dịch cho trẻ sau sinh.
– Nếu mẹ thiếu sữa có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức phù hợp theo tháng tuổi.
– Nếu trẻ bú kém có thể dùng thìa bón thêm cho trẻ.
Chú ý: Dụng cụ cho trẻ ăn cần được luộc sôi trước khi sử dụng. Tay người chăm sóc rửa sạch sẽ.
Các điều nên lưu ý khi cho bé uống sữa:
- Trẻ sơ sinh dễ nôn trớ khi ăn no do cơ thắt tâm vị đóng chưa tốt.
- Trẻ đẻ non hay bị sặc, tím tái khi ăn do chưa có sự phối hợp tốt 3 phản xạ thở, bú và nuốt.
- Vì vậy không ép trẻ bú nhiều. Cho trẻ ăn ít một, đổ thìa.
- Sau khi trẻ ăn no, không đặt trẻ nằm ngay, đỡ trẻ ở tư thế đầu cao, mặt nghiêng sang một bên, vỗ ợ hơi.
Giữ ấm cho bé là điều cần làm:
– Khi ở trong bụng mẹ, trẻ đã quen với môi trường nhiệt độ ổn định, khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ thay đổi khiến trẻ phải tự thích nghi, tuy nhiên cơ chế thích ứng của bé còn rất kém, và bé cần được giữ ấm ngay lập tức.
Vệ sinh miệng:
– Mẹ nên vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý. Việc này làm sạch khoang miệng cho bé, ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây hại cho bé
Chăm sóc vùng da cho bé:
– Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm 37 độ C. Phòng tránh hăm cho trẻ. Bởi lẽ da trẻ sơ sinh mỏng, dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Vì vậy không để da trẻ tiếp xúc lâu với tã ẩm, ướt, nên thay tã thường xuyên cho trẻ, khi trẻ bị hăm cần bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở và màu sắc da của trẻ:
– Trẻ sơ sinh có thể bị hạ thân nhiệt cả khi vào mùa hè, từ đó trẻ dễ bị viêm phổi, do vậy mẹ cần cho trẻ nằm phòng thoáng, nhiệt độ phòng thích hợp, đủ ánh sáng. Không quấn trẻ quá kỹ dễ làm trẻ sốt, viêm da, viêm phổi,.…
– Trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường 40-60 lần/phút, trẻ thở đều, nếu thấy trẻ thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc thở chậm hơn 40 lần/phút, hoặc thở không đều, khò khè hoặc co kéo lồng ngực là bất thường.
– Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm và khí quản hẹp nên chú ý đến tư thế bế và đặt trẻ nằm sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Kê gối dưới vai, giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian, đánh giá tư thế tốt bằng nhịp thở nhẹ nhàng, đều đặn, trẻ ngủ yên giấc.
– Quan sát màu sắc da của trẻ: Bình thường da trẻ hồng, môi và đầu chi hồng. Nếu thấy da trẻ tái, nhợt, tím, hoặc vàng da cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra.
Những giải đáp cho mẹ bầu sau sinh:
Bên cạnh những vấn đề về chăm sóc bà bầu sau sinh, bà mẹ sau sinh vẫn cần lưu ý một số vấn đề để giữ sức khỏe suốt thời gian ở cữ và sau này.
Sản phụ có được xem tivi, sử dụng điện thoại, ipad, hay máy tính không?
- Sau sinh mẹ khá buồn chán vì không có việc gì làm nên thường hay xem tivi, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, đây là điều rất có hại cho mắt. Ít nhất mẹ nên kiêng cữ khoảng 6 tuần vì sau sinh, cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều. Điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi.
Tư thế nằm sau khi sinh thường và sinh mổ có khác nhau không?
- Sinh thường: tư thế tốt nhất là nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Nằm ngửa là tư thế thoải mái nhất, không gây áp lực lên vết rạch. Tuy nhiên, nếu mẹ bị vấn đề về huyết áp thì không nên nằm tư thế này.
- Sinh mổ: với những mẹ sinh mổ, tư thế tốt nhất là nằm nghiêng. Nằm nghiêng không chỉ giúp máu lưu thông tốt mà còn giúp vết mổ không bị căng, mẹ di chuyển dễ dàng hơn và cải thiện hệ tiêu hóa.
Sau sinh bao lâu thì quan hệ tình dục trở lại?
- Các chuyên gia khuyến cáo ít nhất 2 tháng đầu nên tránh tuyệt đối chuyện quan hệ vợ chồng. Thời điểm tốt nhất để quan hệ sau sinh là 3 tháng trở lên. Lúc này tử cung đã co lại, vết rạch tầng sinh môn cũng lành hẳn nên sẽ không có viêm nhiễm xảy ra.
Các biện pháp tránh thai sau sinh tốt cho các mẹ:
Sau sinh tốt nhất là 2 năm sau mẹ mới nên mang thai trở lại. Nhằm đảm bảo đủ sắt, dinh dưỡng từ mẹ cho đợt mang thai bé tiếp theo. Vì thế trong thời gian này, mẹ có thể áp dụng những biện pháp tránh thai như:
- Dùng bao cao su.
- Đặt vòng tránh thai.
- Cấy que tránh thai.
- Dùng thuốc tránh thai.
- Tính ngày an toàn.
- Cho con bú.
Mẹ sau sinh khi nào nên đến bệnh viện?
Sau khi từ bệnh viện về nhà, ngoài sự chăm sóc sức khỏe, mẹ cần theo dõi những điều bất thường trên cơ thể mình để có thể kịp thời xử lý.
1. Chảy máu âm đạo nhiều bất thường
- Dịch chảy ra thấm ướt một miếng băng vệ sinh trong chưa tới một giờ
- Dịch có lẫn máu cục lớn, chảy máu đỏ tươi trong bốn ngày hoặc nhiều hơn sau khi sinh
- Sốc, choáng váng
- Suy nhược
- Tim đập nhanh, thở nông hoặc thở gấp
- Ớn lạnh
- Mất ngủ
- Rối loạn tinh thần
2. Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản khiến cơ thể người mẹ bị đau đớn, kiệt sức và cũng có thể gặp nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản mẹ cần chú ý bao gồm:
- Có dấu hiệu sốt
- Đau bụng dưới
- Chất bài tiết có mùi hôi (dấu hiệu viêm màng trong dạ con)
- Đi tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu vẩn đục hoặc có lẫn máu (dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu)
- Tấy đỏ, đau, chảy mủ hoặc sưng xung quanh vết thương (vết rạch sinh mổ, rạch âm hộ hoặc vết rách)
- Một bên ngực bị đau tức, căng cứng và tấy đỏ kèm sốt, ớn lạnh, đau cơ hoặc mệt mỏi và có thể đau đầu (dấu hiệu viêm vú, nhiễm trùng vú)
3. Trầm cảm là dấu hiệu nguy hiểm mà các bà mẹ sau sinh thường mắc phải
Trầm cảm không chỉ khiến phụ nữ mất ngủ, dễ hành động dại dột mà còn gây mất sữa, không có sữa cho con bú. Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh mẹ nên chú ý như:
- Mất ngủ
- Có những suy nghĩ muốn làm hại em bé
- Khóc ròng kéo dài trong vài ngày
- Có cảm giác hoảng sợ hoặc oán hận
Những điều cần tránh làm của mẹ sau khi sinh:
Mẹ có thể ăn theo các khẩu vị hàng ngày nhưng không được ăn mặn, tránh những loại gia vị có mùi nồng cay có thể làm ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ, khiến cho trẻ chê không chịu bú như: hành, tỏi, ớt, tiêu,…
Hạn chế về chế độ lạnh, đồ hải sản trong vòng 6 tháng đầu:
- Hải sản tuy giàu dinh dưỡng nhưng có thể gây lạnh bụng với phụ nữ sau sinh. Chính vì vậy sau sinh khoảng 6 tuần trở đi bà đẻ mới nên ăn hải sản.
- Với 1 số phụ nữ không bị dị ứng hải sản nhưng chồng lại gặp vấn đề này thì vẫn có khả năng em bé cũng bị dị ứng. Chính vì vậy mà bà đẻ sau sinh ăn hải sản cần ăn 1 lượng nhỏ trước, quan sát phản ứng của con. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần, mỗi lần ăn không quá 100g để tránh dư thừa hàm lượng đạm.
Cần tránh hút thuốc, rượu bia, sử dụng thuốc xổ, kháng sinh và những loại thuốc:
- Nếu mẹ tiếp xúc trực tiếp với chất độc như: thuốc trừ sâu, thuốc lá, hơi chì,.. hoặc sử dụng những loại thuốc có trọng lượng phân tử nhỏ như: nitrofurantoin, sulfonamide, chloramphenicol,… thì những chất này có thể từ máu mẹ vào sữa và gây ra ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
Không nên áp dụng chế độ giảm cân:
- Trong suốt thời kỳ cho con bú, bởi như thế sẽ có nguy cơ về lượng chất dinh dưỡng ở trong sữa không được đảm bảo, khiến cho trẻ bị thiếu chất, chậm phát triển.
Ngồi nhiều cho con bú:
- Cơ thể của người phụ nữ sau sinh còn khá non yếu, xương cốt vừa phải phải qua một trận khủng hoảng khá nặng nên chưa thể trở lại được ngay trạng thái bình thường.
- Nếu ngồi nhiều thì sẽ dễ mắc tình trạng bị đau lưng kinh niên, và khiến cho tử cụng có thể sẽ bị sạ xuống.
Sử dụng bông gòn nhét vào tai trong thời gian dài:
- Không cần thiết phải nhét bông gòn vào tai để giữ ấm vì không có hiệu quả, hơn nữa có nguy cơ bông gòn bị lọt sâu vào bên trong tai và gây ra những phiền toái không đáng có.
- Bên cạnh đó, có một số mẹ cũng có thể sẽ dần mất đi khả năng nghe và cảm thấy bị ù tai với những tiếng động ở xung quanh nếu nhét bông gòn vào tai trong thời gian dài.
Nằm gác chéo 2 chân lên nhau để cho âm đạo khép lại:
- Với tư thế này sẽ làm ngăn cản dịch thoát ra ngoài, không tốt cho sản phụ, tư thế nằm đúng là duỗi thẳng 2 chân được khép sát lại với nhau.
Đốt than sưởi:
- Than khi được đốt cháy sẽ tạo ra khí CO (cacbon monoxit) và CO2 (cacbon đioxit): Đây là hai loại khí độc, nếu mẹ và bé hít phải sẽ có nguy cơ ngộ độc dẫn đến ngạt thở, thậm chí tử vong. Trường hợp nhẹ nhất vẫn có thể gây ảnh hưởng lên đường hô hấp, gây viêm phổi.
Ngại gần gũi với chồng:
- Có rất nhiều chị em phụ nữ từ khi có con do bận rộn với việc chăm sóc con mà xao nhã về chuyện ấy với chồng là điều không nên, bởi hậu quả của chúng đôi khi sẽ rất khó lường.
- Chỉ nên kiêng quan hệ trong vòng 45 ngày đầu sau đẻ, còn sau khoảng thời gian đó bạn vẫn có thể sinh hoạt vợ chồng bình thường nếu cảm thấy cần thiết.
Các mẹ nên tin rằng món quà quý giá nhất mà bạn có thể tặng cho con bạn và cả thế giới này đó chính là sức khỏe của bản thân bạn. Do vậy, các mẹ sau sinh nên biết chăm sóc bản thân đúng cách để có một sức khỏe tốt, một tinh thần thoải mái chăm sóc con yêu khôn lớn.
Tham khảo và toornh hợp từ các trang khác nhau.