Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm là một chế độ ăn uống hợp lí, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng, cho cơ thể trở nên khỏe mạnh, phát triển cân đối và hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn.
Xuất phát từ thực trạng chung của đất nước, của xã hội ngày nay, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc, giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt cần quan tâm đúng mực hơn.
Và để phòng chống tốt vấn đề dịch bệnh Covid -19 thì quan trọng nhất là chúng ta cần có một cơ thể khỏe mạnh và một hệ miễn dịch hoạt động tốt. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị các tác nhân gây hại trong môi trường xâm nhập vào cơ thể, chính vì vậy, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cân đối, vấn đề an toàn thực phẩm cũng không thể bỏ qua để giúp các con khỏe mạnh, an toàn trong mùa đại dịch.
Cần thực hiện các bước nào đảm bảo sức khỏe cho mọi người?
– Dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố tăng cường sức đề kháng và phát triển cho trẻ. Vào thời điểm giao mùa như đông – xuân, thì chế độ ăn uống cho trẻ sao cho phù hợp để tránh các bệnh về đường hô hấp luôn là mối bận tâm của các bậc phụ huynh.
- Các bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ như: cúm, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản là nỗi ám ảnh đối với cha, mẹ.
– Một chế độ ăn đa dạng bên cạnh an toàn thực phẩm, đầy đủ và cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch, có thể giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh khác nhau, đặc biệt trong thời kì đại dịch Covid-19 phát triển.
– Và để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) gây ra, chúng ta cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế như:
- Thực hiện chế độ 5K,
- Hạn chế tụ tập nên đông người,
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, cồn,…
- Không nên đưa tay chạm vào mặt, mũi hay mắt,…
Trong đó, đề nghị cần thực hiện một số biện pháp cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm góp phần phòng chống dịch bệnh nCoV.
Để chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm được thực hiện hóa, chúng ta cần tuân thủ các bước sau đây:
1. Rửa tay trước khi ăn
– Bạn cần rửa tay bằng xà phòng, dưới vòi nước sạch, tối thiểu 20 giây sau mỗi lần đi vệ sinh và trước khi ăn; khi nhìn thấy những vết bẩn trên tay.
- Nếu bạn đang ho, sổ mũi thì cần đeo khẩu trang liên tục, đảm bảo che kín miệng mỗi lần ho; rửa tay sau mỗi lần xì mũi hoặc khi tay tiếp xúc vào các dịch tiết ở mũi và họng.
- Trong trường hợp không có xà phòng và nước thì sử dụng cồn 70 độ xoa đều khắp bàn tay.
- Không đưa tay lên mắt, vào mũi và vào miệng nếu chưa rửa tay. Vì hằng ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều thứ khác nhau nên có vô số vi khuẩn bám vào và nếu không may đi vào trong cơ thể, sẽ gây ra các bệnh khác nhau.
2. Tăng cường vận động thể lực
– Vận động thể lực giúp tế bào tăng cường trao đổi chất, tăng đề kháng cho cơ thể. Tăng dần mức độ vận động tùy thuộc thói quen vận động hàng ngày của cơ thể. Tránh luyện tập, vận động quá mức, khi cơ thể chưa kịp thích nghi vì làm cơ thể bị mệt mỏi, dễ nhiễm bệnh.
3. Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong khẩu phần ăn cân đối:
– Đảm bảo năng lượng khẩu phần:
- Đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể tham gia các hoạt động hằng ngày ( làm việc, thể dục, vui chơi,…), tránh ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói.
– Đảm bảo đủ chất đạm cho khẩu phần:
- Đạm (protein) là thành phần chính trong cấu trúc nên các phân tử có vai trò miễn dịch trong cơ thể. Do đó khẩu phần cần đảm bảo đủ chất đạm.
- Chất đạm nên cân đối từ nguồn động vật (thịt, cá/tôm, trứng, sữa) và từ nguồn thực vật (các loại đậu, đỗ),… Nên cân bằng đạm giữa hai nhóm là động và thực vật để không dư các khác có trong các thành phần đó như canxi, chất sơ, chất béo, vitamin,….
– Đủ vitamin và khoáng chất:
Các vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong hình thành miễn dịch cho cơ thể.
- Vitamin và khoáng chất, ngoài lượng sẵn có trong thực phẩm cung cấp chất đạm, còn có nhiều trong rau xanh và trái cây. Do đó, người trưởng thành mỗi ngày cần đảm bảo 400-500gr rau/ngày.
- Với những người mà khẩu phần ăn không đảm bảo đa dạng, hoặc đang mắc bệnh, hoặc dễ bị ốm có thể cân nhắc bổ sung viên/dung dịch cung cấp nhiều loại vi chất dinh dưỡng (multivitamin và khoáng chất) (thông thường từ 20-22 loại) theo liều chỉ định hoặc do bác sĩ chỉ định trong những trường hợp đặc biệt.
– Uống đủ nước:
Uống nước nhiều lần trong ngày, đảm bảo cơ thể không bị khát và thiếu nước do lười uống.
- Lượng nước trung bình với người trưởng thành là 1500-2000ml/ngày.
- Ở trẻ em, tùy thuộc độ tuổi và trọng lượng cơ thể mà lượng nước yêu cầu khác nhau, nhưng mục tiêu là trẻ tiểu tiện nước trong, vàng nhạt.
– Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin A và omega-3:
- Đó là cá và các loại hải sản. Cá nên có mặt trong bữa ăn ít nhất 3 lần mỗi tuần. Vitamin A và omega-3 đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đường hô hấp. Có thể dùng viên dầu cá uống bổ sung hàng ngày. Ngoài ra, các loại hải sản còn là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
– Ăn đa dạng nhiều thực phẩm:
- Trong giai đoạn này trẻ cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm nhiều màu sắc và dinh dưỡng phong phú. Cố gắng ăn không dưới 15 loại thực phẩm mỗi ngày, kể cả gia vị.
– Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt:
- Những thực phẩm này cung cấp nhiều năng lượng, nhưng gây đầy bụng khó tiêu, gây béo bụng, không cung cấp đủ đạm và các vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể.
– Đảm bảo vệ sinh trong dinh dưỡng và an toàn thực phẩm:
- Các loại thịt, cá, trứng phải được nấu chín hoàn toàn. Để riêng thực phẩm sống, chín.
- Thực phẩm tươi chưa sử dụng phải cất ngăn đá tủ lạnh.
- Thực phẩm đã nấu chưa ăn ngay phải cất ngăn mát tủ lạnh.
- Rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bề mặt có nguy cơ.
– Một số thực phẩm thông dụng hỗ trợ phòng cúm:
- Một số thực phẩm đã được khoa học chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của vi rút nói chung như hành, tỏi. Do đó khẩu phần ăn hàng ngày nên thêm hành, tỏi như một loại gia vị.
- Ngoài ra, một số thực phẩm giúp cơ thể ấm lên, hạn chế tiết dịch đường hô hấp do nhiễm lạnh như tía tô, kinh giới, gừng, hạt tiêu, ớt, xả, gừng cũng nên được sử dụng hàng ngày.
Các biện pháp đảm bảo vệ sinh trong dinh dưỡng và an toàn thực phẩm:
Các biện pháp đề phòng ngộ độc thực phẩm phải được áp dụng từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến chế biến bảo quản và sử dụng, thực phẩm phải được an toàn từ trang trại đến bàn ăn.
Đối với người sản xuất, chế biến thực phẩm:
Người sản xuất, chế biến thực phẩm phải là “người sản xuất thực phẩm có lương tâm”, tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của Nhà nước, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm.
- Việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi, trồng trọt phải đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Không sử dụng phân tươi bón ruộng, nuôi cá.
- Việc giết mổ gia súc, gia cầm phải qua kiểm soát của cơ quan thú y; không buôn bán, vận chuyển, chế biến gia súc, gia cầm bị bệnh.
- Phải cập nhật kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra sức khoẻ định kỳ và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan đến chế biến thực phẩm.
- Thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong chế biến, từ bỏ các thói quen mất vệ sinh như dùng tay bốc thực phẩm, xì mũi, ngoáy tai…
Thực phẩm sau khi chế biến nên dùng ngay:
- Bảo quản thực phẩm nóng ở nhiệt độ > 60 độ C, thực phẩm lạnh < 5 độ C.
- Thực phẩm nấu chín nên ăn ngay, sau 2 giờ phải đun kỹ lại trước khi ăn.
- Thực phẩm sau khi chế biến được che đậy cẩn thận, không để động vật, côn trùng tiếp xúc hay đến gần, không để bụi rơi vào thực phẩm.
- Cần có đủ nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh cơ sở và cho khách hàng sử dụng.
Đối với người tiêu dùng:
** Khi mua thực phẩm:
– Nên mua các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kể cả về người bán và người sản xuất. Trên thực phẩm cần có nhãn mác, thông tin mô tả cụ thể, có đăng ký cơ cơ quan quản lý.
– Không chọn các hộp, lon thức ăn có vỏ bị phồng, lõm hoặc chai, lọ bị nứt, nắp lỏng hoặc phồng.
– Không mua các loại trai, sò (trai, sò, ngao, hến,…) để ăn sống. Khi mua các loại trai sò, chỉ mua loại có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy.
– Mua trứng được bảo quản lạnh, trước khi mua kiểm tra xem vỏ trứng có nguyên vẹn và sạch không.
– Không mua các hải sản đông lạnh nếu bao gói bị mở, rách hoặc mép bị nát.
** Bảo quản thực phẩm an toàn:
– Nhiệt độ bảo quản lạnh là 5 độ C (chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và đông lạnh là – 18 độ C (âm 18 độ C, có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn nhưng vi khuẩn đó nếu có vẫn không bị chết).
– Để trứng trong các khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không đặt trứng trên cánh cửa tủ lạnh.
– Luôn bảo quản lạnh hoặc đông lạnh hải sản cho tới khi chế biến..
** Đảm bảo các biện pháp vệ sinh trong dinh dưỡng và an toàn thực phẩm khi chế biến:
– Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trong thời gian ít nhất 20 phút trước khi chế biến thức ăn và sau khi tiếp xúc thịt, cá tươi.
– Tóc dài thì cần đeo mũ chùm đầu. Băng kín tất cả các vết thương trên bàn tay. Nếu bàn tay có mụn hoặc có các vết thương bị nhiễm trùng thì bạn không nên vào bếp.
– Thường xuyên rửa sạch khăn rửa bát bằng máy giặt với nước nóng và xà phòng. Loại khăn này thường trong trạng thái ẩm ướt là môi trường tốt để vi trùng ẩn náu và phát triển.
– Rửa thớt bằng nước nóng và xà phòng bằng bàn chải sau đó cọ rửa bằng dung dịch chloramine. Luôn vệ sinh thớt sau khi chế biến thịt, cá, hải sản tươi và trước khi chuẩn bị các thực phẩm có thể ăn ngay.
– Không để các động vật (như ruồi, nhặng, chuột, chó, mèo hoặc các động vật khác) tiếp xúc với thực phẩm. Động vật thường chứa các vi trùng gây bệnh qua thực phẩm.
– Rửa rau quả tươi kỹ, rửa kỹ dưới vòi nước chảy. Không dùng xà phòng hoặc các chất tẩy để rửa rau quả.
** Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp:
– Sử dụng nhiệt kế dùng riêng cho thực phẩm để đánh giá xem thực phẩm được nấu chín kỹ hay không bằng cách đặt nhiệt kế vào phần giữa của thực phẩm và đợi ít nhất 30 giây mới đọc kết quả.
– Sau khi nấu xong thức ăn, cần ăn ngay, không để nhiễm bẩn giữa các thực phẩm với nhau.
+ Không nên để các thực phẩm đã được nấu chín ở bên ngoài quá 2 giờ. Các vi khuẩn gây bệnh phát triển ở nhiệt độ từ 5 đến 60 độ C. Nếu quá thời gian này không nên ăn thực phẩm đó vì các vi khuẩn có thể phát triển trên thực phẩm và gây bệnh.
Thực hiện dinh dưỡng và an toàn thực phẩm hợp lý tăng cường miễn dịch cho cơ thể:
Thực hiện các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý. Thực hiện đúng các khuyến cáo về tiêu thụ thực phẩm theo độ tuổi cho mỗi lứa tuổi khác nhau.
Tăng cường sử dụng một số thực phẩm/ gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa một số flavonoid được đánh giá cao trong việc tăng khả năng chống oxy hóa và nâng cao hệ miễn dịch cho cho cơ thể.
Cần bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng:
- Các sản phẩm dinh dưỡng có chứa vi chất sắt, kẽm, vitamin A, D, E…
- Việc cung cấp đủ đạm (protein) cho cơ thể, vì đây là nguyên liệu quan trọng để tạo ra các kháng thể và các thực phẩm giàu protein từ động vật như (các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng sữa…) và protein thực vật…
- Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A; C; D; E .. Sắt kẽm… đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cho thể.
- Theo ý kiến của chuyên gia việc bổ sung dinh dưỡng có thể xem là một trong những biện pháp giúp đẩy lùi bệnh.
Như vậy, có thể khẳng định được tầm quan trọng của dinh dưỡng trong phòng bệnh. Một chế dộ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ có vãi trò rất lớn trong quá trình dịch bệnh khó kiểm soát này.
Lựa chọn nguyên liệu sao cho dinh dưỡng và an toàn thực phẩm nhất?
Đối với những sản phẩm có nhãn mác:
– Với những loại thực phẩm được đóng gói sẵn, bạn phải kiểm tra sản phẩm bên trong có còn nguyên vẹn hay không. Nhãn mác phải thể hiện đúng thông tin của sản phẩm, nhà sản xuất, ngày sản xuất, lô sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần cấu tạo chính của sản phẩm và đặc biệt phải có ngày sản xuất và ngày hết hạn.
- Bạn nên chỉ nên chọn những sản phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và còn hạn sử dụng.
- Còn đối với các sản phẩm chế biến sẵn bạn nên chú ý nên thành phần phụ gia và các chất bảo quản sử dụng để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn được an toàn nhất.
Chọn thịt tươi ngon như thế nào:
- Nên chọn những loại thịt có màu sắc đỏ sẫm hay đỏ tươi, vết cắt của thịt phải bình thường và khô ráo.
- Bạn nên tránh những loại thịt có màu hơi thâm, đen, xanh nhạt hay có màng nhầy ở phía bên ngoài.
- Bạn cũng tuyệt đối không nên mua những loại thịt có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi kháng sinh bất thường.
Cách chọn rau củ quả:
– Đối với các loại rau củ quả tươi ngon, giàu vitamin thì cách chọn thực phẩm sạch và an toàn nhất là quan sát bên ngoài bằng mắt.
- Bạn nên chọn rau củ quả tươi, còn nguyên cuống, không bị tình trạng dập nát, bị sâu hay đốm lạ.
- Không nên mua rau đã bị dập, héo úa, có mùi lạ hay có có kích thước bên ngoài khá bất thường.
Dù mua ở siêu thị hay chợ trước khi chế biến bạn cũng nên ngâm với nước muối để tránh bị thuốc hay phân bón.
Thực phẩm đóng hộp:
- Đối với các loại thực phẩm đồ hộp tiện lợi bạn nên chú ý đến thời hạn sử dụng, chọn những hộp có 2 nắp bị lõm vào và khi gõ hộp sẽ có tiếng kêu thanh.
- Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh chọn những loại đồ hộp có vỏ ngoài bị phồng, bị móp hay biến dạng.
Ngoài ra đối với những loại đồ hộp khi mở nắp mà có mùi lạ hay mùi hôi thì nên bỏ đi và không nên tiếp tục sử dụng chúng.
Mua cá tươi ngon thế nào:
Để mua các loại cá tươi ngon bạn nên chọn những con cá đang còn sống và thở trong chậu hay bể.
- Nên chọn những con khỏe và còn nguyên vảy, còn nếu không còn sống thì cá và hải sản phải được bảo trong đá lạnh.
- Tránh mua các loại cá bị ươn hay có mùi lạ.
Chúc bố mẹ và bé sẽ có những món ăn ngon, bổ dưỡng và luôn có những giây phút ấm cũng, hạnh phúc bên gia đình.
Tổng hợp từ các nguồn tin khác nhau.