Cao huyết áp hay nó còn được nhiều người gọi với các tên gọi kháu nhau như là bệnh tăng huyết áp, lên tăng xông,… (từ chữ Hypertension trong tiếng Pháp) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Chúng là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị cao huyết áp.
Huyết áp thường được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu (systolic) và huyết áp tâm trương (diastolic), dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch. Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của huyết áp.
Cao huyết áp có phải là bệnh?
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
Đôi lúc, nếu tình trạng trở nên nặng, có thể gây ra tử vong cho người mắc phải chúng. Có thể nói nguy hiểm vô cùng.
Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:
- Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
- Tăng huyết áp thứ phát (Tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
- Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
- Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.
Huyết áp cao là bao nhiêu?
Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):
- Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
- Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018:
Tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:
Phân loại | Huyết áp tâm thu | Huyết áp tâm trương | ||
---|---|---|---|---|
mmHg | kPa | mmHg | kPa | |
Bình thường | 90–119 | 12–15.9 | 60–79 | 8.0–10.5 |
Tiền tăng huyết áp | 120–139 | 16.0–18.5 | 80–89 | 10.7–11.9 |
Giai đoạn 1 | 140–159 | 18.7–21.2 | 90–99 | 12.0–13.2 |
Giai đoạn 2 | ≥160 | ≥21.3 | ≥100 | ≥13.3 |
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc | ≥140 | ≥18.7 | <90 | <12.0 |
Nguồn: Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (2003). |
Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu > 120 – 139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.
Triệu chứng cao huyết áp điển hình cần ghi nhớ:
– Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng.
– Chỉ khi bệnh tăng huyết áp trở nặng, người bệnh mới cảm nhận rõ ràng những triệu chứng tăng huyết áp. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.
Một số triệu chứng điển hình nghi ngờ bệnh huyết áp cao ta mà ta cần lưu ý:
- Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng.
- Thở nông.
- Chảy máu mũi.
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.
- Chóng mặt.
- Mắt nhìn mờ.
- Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.
- Tiểu máu.
- Mất ngủ,…
Các nguyên nhân gây ra cao huyết áp:
– Cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 – 10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh.
Đối với huyết áp cao gây ra do tác dụng không mong muốn của thuốc, sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về mức bình thường.
- Cân nặng cũng làm ảnh hưởng không kém.
- Mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch…
- Bệnh thận cấp tính hoặc mạn tính, hẹp động mạch thân, uy tủy thượng thận.
- Hội chứng Cushing.
- Hội chứng Conn – cường Aldosteron tiên phát.
- Huyết áp cao do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc cảm, kháng viêm Non-steroid, corticoid.
- Nhiễm độc thai nghén.
Những ai có nguy cơ mắc cao huyết áp?
Sau đây là một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp:
– Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp;
– Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này;
– Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bao gồm:
- Thừa cân béo phì;
- Lối sống tĩnh tại, lười vận động;
- Ăn uống không lành mạnh;
- Ăn quá nhiều muối;
- Sử dụng lạm dụng rượu, bia;
- Hút thuốc lá;
- Căng thẳng thường xuyên.
Biến chứng nguy hiểm gì khi ta bị cao huyết áp?
Những biến chứng này ảnh hưởng nặng đến người bệnh, thậm chí có thể gây tàn phế hoặc tử vong.
– Suy tim: Tim phải làm việc quá sức để bơm máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày khiến tim bị to ra và yếu đi.
– Suy thận: Các mạch máu trong thận bị hẹp lại gây suy thận.
– Đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bị tăng huyết áp rất cao. Thành mạch bị xơ cứng có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, nhồi máu cơ tim.
– Phình động mạch: Huyết áp cao có thể gây phình động mạch, dẫn đến chảy máu nội bộ, đe dọa tính mạng.
– Biến chứng não: Xuất huyết não, nhồi máu não, mất trí nhớ do động mạch bị thu hẹp.
– Hội chứng chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa của cơ thể như tăng nồng độ insulin, tăng vòng eo, giảm HDL-C…
– Xuất huyết võng mạc: Các mạch máu trong mắt bị vỡ, gây ra nhiều vấn đề về thị lực, nguy hiểm hơn là mù lòa.
Khi có dấu hiệu, ta cần chẩn đoán và điều trị bệnh cao huyết áp:
Chẩn đoán bệnh:
Nếu triệu chứng cao huyết áp được phát hiện ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được kiểm soát nhờ những thay đổi trong ăn uống, thói quen sinh hoạt và lối sống. Và ta có thể khám để biết bệnh nặng hay nhẹ để biết điều trị.
– Khám lâm sàng: Dựa vào những triệu chứng tăng huyết áp, khảo sát các yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh, đo huyết áp bằng máy đo huyết áp.
– Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ, X-quang ngực, CT scan,…
Một số lưu ý khi chuẩn bị kiểm tra huyết áp để có kết quả chính xác nhất:
- Không uống cà phê, hút thuốc khi chuẩn bị kiểm tra huyết áp.
- Nên đi vệ sinh trước khi đo huyết áp.
- Ngồi yên trong 5 phút trước khi kiểm tra.
Điều trị cao huyết áp:
Dùng thuốc điều trị:
– Trong trường hợp huyết áp tâm thu lớn hơn 160 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 100 mmHg Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ (American Heart Association) khuyến cáo bắt đầu kết hợp một thiazide và một ACEI, ARB hoặc CCB, hoặc kết hợp một ACEI và CCB cũng hiệu quả.
– Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa. và chúng ta sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc hạ huyết áp như:
- Thuốc giãn mạch.
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc ức chế Beta.
- Thuốc ức chế hấp thụ canxi.
- Các chất ức chế men chuyển ACE.
Thay đổi lối sống:
Theo đó, người bệnh cần dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, tránh lo âu, làm việc quá sức, căng thẳng thần kinh và bị lạnh đột ngột:
– Ngoài ra, người bệnh cũng cần tăng cường các hoạt động thể chất như đi bộ, tập các bài tập vận động vừa phải 30 – 60 phút mỗi ngày.
– Duy trì cân nặng lý tưởng
– Cố gắng giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9. Nếu béo phì cần tích cực giảm cân, đạt được cân nặng lý tưởng.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày);
– Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;
– Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ;
– Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.
Chế độ ăn uống hợp lý:
– Người bệnh cao huyết áp khuyến khích ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ: gạo lứt, rau xanh, quả chín. Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ. Nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3: cá hồi, cá thu…
– Đặc biệt, không nên ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, muối, các loại nước sốt, nước chấm mặn… Không uống các loại đồ uống có cồn: bia, rượu,..…
Nhận biết được một số triệu chứng tăng huyết áp điển hình nhất giúp bạn chẩn đoán sớm, thăm khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh diễn tiến nghiêm trọng, gây ra hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, dù khỏe mạnh bạn cũng nên khám sức khỏe định kỳ, nhất là những gia đình có tiền sử bệnh.
Top 10 tác động cực nguy hiểm do cao huyết áp gây nên:
Ảnh hưởng đến mạch máu:
- Khi chúng ta không may bị bệnh huyết áp cao, áp lực trong mạch máu bị tăng lên, theo thời gian nó sẽ làm mạch máu mất tính đàn hồi và trở nên xơ cứng động mạch.
- Do áp lực liên tục động mạch bị giãn, lớp nội mạc bị nứt, vỡ gây nên chứng phình động mạch rất nguy hiểm. Phình động mạch chủ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể bị vỡ, gây chảy máu và dẫn đến tử vong.
Huyết áp cao có gây hại cho tim:
- Nó làm dày và hư hại niêm mạc các mạch máu của tim. Các mạch máu bị hư hỏng dễ hình thành của các cục máu đông và từ đó ngăn chặn việc cung cấp máu đến cho tim. Điều này có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của tim và cũng gây tổn hại các mô của tim dẫn đến chứng đau thắt ngực .
- Bên cạnh đó, chúng cũng làm tim phải hoạt động mạnh, làm cơ tim dày lên đặc biệt là tâm thất trái (phì đại tâm thất trái) làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim để bơm máu đến các cơ quan khác, điều này dễ dẫn đến suy tim, to tim.
Ảnh hưởng đến não:
- Cao huyết áp làm tăng nguy cơ xuất huyết não (đột quỵ) gấp 10 lần. Thực tế đã chỉ ra huyết cao cao là nguyên nhân của 80% các cơn đau tim và đột quỵ.
- Còn làm suy yếu các mạch máu nhỏ trong não khiến chúng bị vỡ. Nếu bị gián đoạn lưu lượng máu đến não gây tình trạng thiếu máu não thoáng qua, hoa mắt, chóng mặt, nặng có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ, mất trí nhớ , đứt mạch máu não dẫn đến bị liệt, xuất huyết não dễ dẫn đến hôn mê và đôi khi nguy hiểm dẫn đến tử vong.
Huyết áp cao gây nguy hiểm gì suy thận?
- Ngay cả thận của bạn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều nếu bạn mắc bệnh cao huyết áp. Đó là do các mạch máu trong thận bị tăng áp lực dẫn đến hư hại.
- Thận là một trong những bộ phận đóng vai trò giữ cho huyết áp của cơ thể được bình thường, nó điều tiết các chất dịch của cơ thể, muối… từ đó điều chỉnh huyết áp. Nhưng ngược lại bệnh tăng huyết áp lại gây hư hại các mạch máu trong thận làm quả thận mất chức năng lọc, làm hẹp động mạch thận, từ đó gây suy thận.
Gây bệnh về mắt:
- Chúng còn gây bệnh lý về mắt như các bệnh lý võng mạc, thậm chí mù mắt. Vì khi cao huyết áp, tất cả các mạch máu nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng, kể cả các mạch máu tới mắt.
- Đôi mắt của bạn có thể bị khô mắt, mờ mắt. Đó là do các mạch máu trong mắt bị thu hẹp do ảnh hưởng của tăng huyết áo làm tầm nhìn bị suy yếu dẫn đến bệnh lý võng mạc và cuối cùng người bệnh sẽ bị mù.
Rối loạn chức năng tình dục:
Tất cả các biến chứng của tăng huyết áp chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân thành mạch máu bị dày lên, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Các động mạch cung cấp máu tới dương vật cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Nó sẽ làm giảm nguồn cung máu đến dương vật gây ra rối loạn chức năng cương dương – không có khả năng duy trì sự cương cứng trong khi quan hệ tình dục.
- Ở phụ nữ, huyết áp cao có thể làm giảm lưu lượng máu đến âm đạo, là nguyên nhân làm khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục….
Ảnh hưởng đến thai kỳ:
- Phụ nữ bị huyết áp cao khi mang thai có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai từ đó làm giảm nồng độ ôxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc thai nhi có thể tăng trưởng chậm, làm cân nặng khi sinh của bé thấp.
- Nguy hiểm nhất đối với người cao huyết áp khi mang thai là hội chứng tiền sản giật, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và em bé khi sinh.
Gây chứng chuột rút (bệnh động mạch ngoại biên):
- Nó có thể thu hẹp và làm cứng các mạch máu của chân dẫn đến một bệnh lý gọi là bệnh động mạch ngoại biên (PAD). PAD có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông máu ở chân và gây ra chứng chuột rút rất đau đớn.
Cao huyết áp ảnh hưởng đến giấc ngủ:
Cao huyết áp và giấc ngủ có mối liên hệ qua lại với nhau.
- Theo nghiên cứu, những người có huyết áp cao có nhiều khả năng bị ngưng thở khi ngủ (OSA), đó là khi hơi thở ngắt quãng trong khi ngủ dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn và trở nên mệt mỏi vào sáng hôm sau.
- Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nếu bị ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng góp phần làm tăng nặng bệnh huyết áp kể cả khi người bệnh dùng thuốc chống tăng huyết áp.
Có thể gây mất xương:
- Huyết áp cao có thể gây ra các bất thường về chuyển hóa canxi. Theo các nghiên cứu, huyết áp cao làm tăng đào thải canxi của cơ thể, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.
- Mất canxi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất xương hoặc gãy xương do loãng xương.
Ăn uống thế nào khi đã mắc bệnh cao huyết áp?
Điều chỉnh cân nặng cơ thể về mức bình thường:
Thừa cân – béo phì nguy cơ tăng huyết áp 2-6 lần so với bình thường. Giảm 10kg→ giảm huyết áp trung bình 5-20mmHg
- Nếu cần giảm năng lượng so với cân nặng hiện tại: giảm chậm hơn béo phì không tăng huyết áp
- Nếu cần tăng năng lượng: tăng số bữa, không tăng lượng ăn/ bữa
Cao huyết áp nhạy cảm với muối:
Giảm muối trong khẩu phần ăn dưới 5gram/ ngày → huyết áp động mạch trung bình giảm trên10mmHg (>10%)
- Hạn chế thực phẩm: dưa cà, khô mắm, xúc xích, đồ hộp, snack…, bỏ thói quen chấm thêm nước chấm, sốt, tương… và nêm thức ăn nhạt nhất có thể.
- Thực phẩm nhiều muối: bột nêm, bột ngọt, phủ tạng động vật, hải sản…
Chất bột đường:
Chiếm tỉ lệ 60-70% trong các thành phần mà cần ăn hằng ngày, vì:
- An toàn hơn chất đạm và chất béo. Ưu tiên chọn các loại chất bột thô như gạo lứt, bánh mì đen…
- Bánh kẹo, nước ngọt, trái cây có vị ngọt cũng cần hạn chế ở người tăng huyết áp có thừa cân – béo phì,…
Chất đạm (thịt, cá, tôm tép, trứng, sữa, đậu, hạt, …):
– Dựa trên chức năng thận, chiếm 15% năng lượng khẩu phần ăn trong các bữa ăn của bạn.
– Đạm động vật: chiếm 1/3 tổng đạm khẩu phần (đạm thực vật gồm các loại đậu và hạt như hạt dẻ, hạt mắc ca…)
Chất béo:
Cần tối đa 25% năng lượng khẩu phần ăn hằng ngày, nhưng không được quá nhiều vì
- Chất béo nguy hiểm cho tim mạch: mỡ, bơ, phô mai, da hay lòng động vật, margarine, sữa nguyên kem, lòng đỏ trứng…
- Tăng huyết áp có kèm theo tăng mỡ máu→ hạn chế thức ăn chiên, quay, nướng… và các thực phẩm chế biến công nghiệp như mì gói, snack…
- Nên uống tối thiểu 200ml sữa / một bữa phụ/ ngày. Nên dùng sữa không béo không đường để hạn chế các tác dụng của sữa lên các bệnh lý khác có trên người bạn.
– Tăng thực phẩm giàu canxi: như đậu hũ, mè, cá tép nhỏ ăn cả xương cả vỏ. Mỗi tuần nên có ít nhất 2 bữa ăn với mỗi loại thực phẩm này.
– Rau xanh và trái cây tươi ít ngọt: cung cấp khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hoá… giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể. Kali có nhiều trong rau xanh và trái cây tươi, giúp bảo vệ tim mạch, và các chất xơ giúp điều hoà mỡ trong máu. Mỗi ngày, nên ăn ít nhất 300g rau và 200g trái cây các loại.
Cách làm hạ huyết áp khẩn cấp:
Cao huyết áp là một bệnh lý phổ biến hiện nay với tỷ lệ người nhiễm ngày càng cao. Cao huyết áp đột ngột dễ dẫn tới các bệnh như tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ. Do vậy, các cách làm hạ huyết áp khẩn cấp khi xuất hiện triệu chứng rất quan trọng để phòng ngừa biến chứng.
1. Massage tai và cổ giúp hạ huyết áp khẩn cấp
Có 3 điểm trên đầu và cổ có thể giúp cho bạn hạ huyết áp nhanh chóng đó là:
- Tìm điểm đầu tiên sau dái tai và vẽ một đường thẳng tưởng tượng xuống phía dưới đến trung tâm của xương đòn là điểm thứ 2.
- Sử dụng ngón tay nhẹ nhàng xoa bóp cổ với những động tác mềm lên xuống giữa hai điểm này. Lặp lại động tác này 10 lần ở hai bên cổ.
- Điểm thứ 3 nằm trên khuôn mặt ở độ cao dái tai khoảng 0,5cm so với tai. Massage vị trí này ở mỗi bên tai bằng ngón tay trong khoảng một phút theo chuyển động trong khoảng một phút theo chuyển động tròn ngược chiều kim đồng hồ.
2. Bấm huyệt là cũng có thể làm hạ huyết áp khẩn cấp
– GB 20 hay wind pool là một trong những điểm bấm huyệt hạ huyết áp nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bạn có thể tìm thấy những huyệt này ngay phía dưới đáy hộp sọ, trong vùng trũng ở hai bên cột sống. Kích hoạt đồng thời cả hai huyệt bằng cách áp dụng một áp lực lên chúng bằng ngón tay cái.
– Thực hiện bấm huyệt trong 1 hoặc 2 phút bạn sẽ cảm thấy cơn đau đầu đỡ hơn.
3. Ta có thể tập thở bằng mũi trái
Việc thở sâu bằng mũi trái sẽ giúp bạn hạ huyết áp nhanh chóng bằng cách thư giãn mạch máu và giúp làm giảm hormone gây căng thẳng. Cách thực hiện đó là:
- Ngồi trên sàn hoặc trên ghế trong một tư thế thoải mái và lưng thẳng;
- Đặt bàn tay trái lên trên bụng;
- Sử dụng ngón tay cái để bịt mũi;
- Hít một hơi thật sâu qua lỗ mũi trái và giữ trong một vài giây, sau đó thở ra;
- Hít thở chậm và sâu chỉ qua lỗ mũi trái trong thời gian từ 3-5 phút.
- cách làm hạ huyết áp khẩn cấp
- Bấm huyệt là cách làm hạ huyết áp khẩn cấp
4. Thở bằng phương pháp tiếng ong
Phương pháp thở bhramari pranayama là kiểu thở giống như tiếng ong rít lên. Phương pháp này giúp bạn thư giãn đầu óc ngay lập tức và thoát khỏi những cơn đau đầu hay đau nửa đầu, đồng thời giúp làm hạ huyết áp nhanh chóng ngay lập tức. Các bước thực hiện bằng cách:
- Ngồi xuống sàn nhà trong tư thế thoải mái và thẳng lưng;
- Đặt ngón tay trỏ vào sụn của cả 2 tai;
- Hít một hơi thở thật sâu;
- Khi bạn thở ra sẽ tạo thành một tiếng vo ve giống như một con ong, điều này gây ra một áp lực nhẹ lên sụn tai cùng một lúc;
- Lặp lại bài tập này khoảng 7-10 lần.
5. Nghe nhạc cổ điển
– Nhạc cổ điển êm dịu như Celtic hoặc Ấn Độ là một cách làm hạ huyết áp cao nhanh chóng và đơn giản ngay tại nhà. Đặc biệt, nếu bạn kết hợp nó với những bài tập thở hoặc thiền.
– Nhạc cổ điển tạo ra một tác dụng giúp làm dịu cơ thể và giảm hormone gây căng thẳng và cortisol. Những nhà nghiên cứu tin rằng âm nhạc là một trong những cách làm hạ huyết áp nhanh và thường có rất ít thay đổi về âm lượng hoặc nhịp điệu, không có bất kỳ lời bài hát nào và có những phần nào được lặp lại theo một khoảng thời gian nhất định.
6. Uống nước là cách làm hạ huyết áp nhanh
Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây cao huyết áp có thể do mất nước. Khi cơ thể bị mất nước, thể tích máu trong cơ thể sẽ làm giảm và sức cản ngoại biên, ngược lại sẽ làm tăng lên.
- Cách làm hạ huyết áp cao nhanh nhất trong trường hợp này là uống 1 ly nước. Điều này sẽ giúp cơ thể khôi phục lượng máu đầy đủ trong cơ thể và hạ huyết áp nhanh.
7. Thư giãn trong tư thế savasana
– Tư thế Savasana hoặc nằm duỗi thẳng tay chân có thể giúp giảm nhịp tim và là cách làm hạ huyết áp khẩn cấp. Phương pháp này chỉ cần nằm ngửa, nhắm mắt lại và cố gắng thư giãn từng cơ bắp trên cơ thể.
– Nghỉ ngơi ở tư thế savasana trong khoảng thời gian từ 10-15 phút sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
8. Ngâm chân trong nước nóng
– Ngâm chân trong nước nóng có thể giúp giữ cho đầu và cổ mát mẻ, ngăn máu chảy lên não.
- Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một cái xô hoặ một chậu đổ đầy nước nóng.
- Sau đó ngồi xuống ghế và đặt chân vào nước nóng trong vòng 10-15 phút.
Cách này sẽ giúp máu từ đầu di chuyển về phía chân và huyết áp cũng dần trở lại bình thường.
Tổng hợp từ các nguồn tin khác nhau.