Trẻ suy dinh dưỡng nguy hiểm và ảnh hưởng đến SK như thế nào?

Trẻ suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Theo Tổ chức Unicef và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất.

Trẻ suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Theo Tổ chức Unicef và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất. Theo đó, Việt Nam có hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi ( rơi vào khoảng 45%) thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thường phổ biến ở khoảng thời gian từ 6 – 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật.

Việc khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là vấn đề rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài có thể khiến trẻ phát triển chậm cả về thể chất lẫn trí não, sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, thậm chí là tử vong và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ dưới 5 tuổi.

Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Làm thế nào để khắc phục? Vậy làm thế nào cải thiện tình trạng này ở trẻ em, cùng tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ đáng sợ ra sao?

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm thiếu năng lượng, protein, lipid, các vi chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến quá trình sống, hoạt động và phát triển. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Để có cách khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, ba mẹ cần biết trẻ đang gặp thể suy dinh dưỡng nào.

Cân nặng và chiều cao bình thường của trẻ là bao nhiêu?

Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3kg. Nếu chỉ nặng dưới 2,5kg thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5kg).

Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50cm. Một trẻ phát triển bình thường có cân nặng thay đổi như sau:

– Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng 1-2 kg/tháng.

– Ở 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500-600g/tháng.

– Với 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300-400g/tháng.

– Đến lúc 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg).

– Từ 2 đến 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2-3kg/năm

Trẻ suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Theo Tổ chức Unicef và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất.
Bảng cân nặng của trẻ đến 36 tháng.

Suy dinh dưỡng ở trẻ được chưa làm 3 thể chính:

SDD thể nhẹ cân:

  • Do tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới, được xác định khi cân nặng thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD).
  • Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá.

SDD thể thấp còi:

  • Đối với tình trạng chậm tăng trưởng kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao cần có của một đứa trẻ cùng tuổi ở quần thể tham khảo, được xác định khi chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD).
  • Thể còi cọc phản ánh tình trạng chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ trong quá khứ, có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng.

SDD thể gày còm:

  • Khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với trị số nên có ở quần thể tham khảo, được xác định khi cân nặng theo chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD).
  • Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng không lên cân hoặc đang tụt cân.

Nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay. Tuy nhiên, các nguyên nhân hầu như xuất phát từ chế độ dinh dưỡng cho trẻ, thói quen ăn uống không lành mạnh hay những vấn đề dinh dưỡng không tốt trong thai kỳ của người mẹ hoặc ngay cả khi trong cách nuôi dưỡng chúng.

Trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn:

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,… Biến chứng sau các bệnh như sởi, lỵ, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài dẫn tới nhiễm khuẩn. Khi này hệ tiêu hóa của trẻ yếu, các vi khuẩn có hại phát triển lấn át các vi khuẩn có lợi, khiến trẻ biếng ăn, không hấp thu được cái chất dinh dưỡng trong thức ăn, dẫn đến nhẹ cân, thấp còi và suy dinh dưỡng.

Trẻ suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Theo Tổ chức Unicef và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất.
Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh cấp tính hay gặp ở trẻ em.

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ của mẹ khi mang thai

– Dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ không đảm bảo đầy đủ và cân đối các nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, cũng như các vitamin và khoáng chất thiết yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.

– Một điều khá thú vị mà không nhiều người biết đến là “mẹ ăn gì con thích nấy”, hay nói cách khác thói quen ăn uống của trẻ khi lớn lên chịu ảnh hưởng đến 80% sở thích và thói quen ăn uống của người mẹ lúc mang thai.

Trẻ thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ và ăn dặm bổ sung:

Ở giai đoạn trẻ còn bú:

– Đối với trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng dễ gặp ở những trường hợp trẻ bị sinh non, thiếu tháng. Việc cho trẻ bú mẹ trong giờ đầu sau sinh và những ngày đầu đời cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Theo số liệu Việt Nam thu thập năm 2018, chỉ 17% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Như vậy có đến 83% số trẻ đã không được cung cấp nguồn thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Thực đơn ăn uống của mẹ không đủ chất cũng khiến nguồn sữa không đảm bảo cả về lượng lẫn về chất cũng chính là nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.

Và bước vào giai đoạn ăn dặm:

– Đến tuổi ăn dặm, nhiều trẻ lại được cho ăn dặm sai cách: Không đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng theo độ tuổi, cho ăn dặm quá sớm khi mà hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện (trước 6 tháng tuổi), kiêng ăn khi trẻ bị bệnh (chỉ cho ăn cháo muối, cháo đường kéo dài)…

– Thêm vào đó, việc trẻ không được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch nhất là đối với các mũi tiêm bắt buộc cũng khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu hơn trước các tác nhân gây bệnh. Từ đó, trẻ rất dễ mắc bệnh và khiến trẻ biếng ăn, khó hấp thu chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng.

Trẻ suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Theo Tổ chức Unicef và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất.
Ăn là giai đoạn cho bé làm quen với các loại thực phẩm thô như: rau, thịt, cá, trái cây,…

Sai lầm trong cách nuôi con:

– Nguyên nhân lớn nhất thường khiến trẻ mắc phải “vấn nạn” suy dinh dưỡng chính là sai lầm trong cách nuôi dưỡng của người lớn. Theo đó, những bữa ăn không đảm bảo cân đối 4 nhóm chất cơ bản: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất về lâu về dài khiến trẻ mất cân bằng dinh dưỡng.

– Trong những năm đầu đời, trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nếu không được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm phổi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy,… tái đi tái lại nhiều lần. Khi bệnh, trẻ có hiện tượng biếng ăn hoặc phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột:

  • Hệ vi sinh đường ruột có khoảng 85% vi khuẩn có lợi là 15% còn lại là vi khuẩn có hại. Hệ vi sinh nào giúp cơ thể miễn dịch, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, nếu chẳng may hệ vi sinh mất cân bằng do một số nguyên nhân như sử dụng kháng sinh, thức ăn bị nhiễm khuẩn,… sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Lúc này, điều ba mẹ cần làm là tìm cách khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ để không làm quá trình phát triển của trẻ bị ảnh hưởng.

Thiếu enzym tiêu hóa:

  • Enzym tiêu hóa giữ vai trò chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng. Khi trẻ ăn nhiều mà không tăng cân, suy dinh dưỡng, có thể trẻ đang bị thiếu enzyme tiêu hóa.

Ống tiêu hóa của trẻ có vấn đề:

  • Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ sẽ giảm nếu bé mắc một số bệnh về ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày hay hội chứng kích thích ruột. Ngoài ra, những bệnh lý này còn làm trẻ chán ăn khiến cơ thể không đủ chất.

Dùng thuốc không đúng cách:

  • Nếu chẳng may sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể diệt luôn vi khuẩn có lợi trong cơ thể bé, làm mất cân bằng hệ vi sinh. Do đó, khi con có vấn đề viêm nhiễm, bố mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn. Ngoài ra, khi dùng thuốc kháng sinh mẹ nên dùng kèm men si vinh để đảm bảo cân bằng hệ vi sinh.
Trẻ suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Theo Tổ chức Unicef và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất.
Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn người lớn.

Hậu quả đáng tiếc nào sẽ đến nếu không may xảy ra:

Suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh nhiễm trùng:

∝ Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất (thiếu đạm, sắt, kẽm, vitamin,…) làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, phải sử dụng kháng sinh thường xuyên, gây biếng ăn, tiêu hóa kém, không hấp thụ được dưỡng chất, càng làm suy dinh dưỡng nặng hơn.

Rối loạn các chức năng cơ thể, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe:

∝ Tình trạng suy dinh dưỡng sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn. Các cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất là gan, tim và thận có thể dẫn đến gan thoái hóa mỡ, suy tim, suy thận,….

∝ Thiếu vi chất cũng gây nhiều vấn đề sức khỏe. Ví dụ, thiếu vitamin A gây khô giác mạc, quáng gà, ảnh hưởng xấu đến thị giác của trẻ; thiếu sắt, đạm và một số vitamin nhóm B gây thiếu máu; thiếu đạm, canxi, kẽm, vitamin A,D, K,… ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, thiếu đạm gây phù,…

Trẻ sẽ chậm phát triển thể chất:

∝ Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng trên chức năng toàn bộ các hệ cơ quan của cơ thể, kể cả hệ cơ xương, nhất là ở giai đoạn 1000 ngày đầu đời (giai đoạn bào thai và 2 năm đầu). Suy dinh dưỡng sớm và kéo dài làm cho trẻ phát triển còi cọc, khi trưởng thành có tầm vóc thấp, tăng nguy cơ béo phì về sau.

Trẻ suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Theo Tổ chức Unicef và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất.
Nếu không được phát hiện và xử lý thời gian trễ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về lâu về dài.

Và chậm phát triển đến tinh thần:

∝ Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi do thiếu hụt các chất cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường bột, sắt, iốt, DHA, Taurine,…

∝ Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp, gặp các vấn đề về ngôn ngữ, trí nhớ và giao tiếp xã hội kéo theo sự giảm khả năng chú ý, học tập, tiếp thu.

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng cần biết các điều gì?

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, khi chăm sóc mẹ cần chú ý các điểm sau:

Vệ sinh ăn uống:

– Mẹ cần bảo đảm cho trẻ trong việc “ăn chín uống sôi”, thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn.

– Không cho trẻ ăn ở những nơi bụi bặm, đường xá, công trường xây dựng vì đó là nguồn lây nhiều bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn,.. không tốt cho trẻ.

– Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh.

Vệ sinh cá nhân:

– Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội…) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.

– Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.

– Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi.

– Giữ tay sạch: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn.

– Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.

Trẻ suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Theo Tổ chức Unicef và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất.
Tạo môi trường và điều kiện để bé vệ sinh cá nhân.

Vệ sinh môi trường:

– Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ.

– Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo.

– Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ.

– Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.

Động viên trẻ:

– Thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ, tạo cảm giác vui vẻ trong bữa ăn. Mẹ có thể cho trẻ ăn cùng gia đình, khi mọi người ăn uống, nói chuyện vui vẻ sẽ tạo cho trẻ sự thích thú với bữa ăn. Mẹ tuyệt đối không nên quát mắng, dọa nạt hay đánh đập bắt trẻ ăn, vì khi này sẽ tạo nên áp lực tâm lý, khiến trẻ ngày càng sợ ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ nặng hơn.

Đưa trẻ đi khám dinh dưỡng:

– Biện pháp tốt nhất để cải thiện tình trang suy dinh dưỡng ở trẻ đó là đưa trẻ đi khám dinh dưỡng. Việc khám dinh dưỡng với các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bố mẹ có thể phát hiện sớm các bất thường liên quan đến dinh dưỡng của trẻ để từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp theo đúng lứa tuổi và tình trạng của bé, nhớ đó bé có thể phát triển khỏe mạnh nhất.

Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng:

Với trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Chế độ ăn của trẻ nên được cân đối giữa các nhóm chất:

Tăng lượng protein:

◊ Suy dinh dưỡng ở trẻ em, mẹ cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần lượng calo/kg từ 90-150 Kcalo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Mẹ nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… hoặc có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.

Tăng dầu mỡ:

◊ Dầu mỡ cung cấp năng lượng cho trẻ gấp đôi chất bột và chất đạm. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên tăng lượng dầu mỡ.

◊ Ngoài ra, cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) để bé nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng, ăn tốt và làm sao để bé tăng cân.

Bổ sung các vi khuẩn sống có lợi khác nhau:

◊ Cấu trúc nhiều lớp của bào tử được ví như “chiếc áo giáp” của các chiến binh không chỉ bảo vệ phần lõi mà còn hỗ trợ cho nhau để bảo vệ bào tử khỏi tia cực tím UV, tác dụng của nhiệt độ cao (80 – 85ºC ở hầu hết các loài), các dung môi hữu cơ, các enzyme.

◊ Vì lợi khuẩn ở dạng bào tử chịu được nhiệt, ánh sáng và pH acid của dạ dày tốt hơn nên bảo toàn được số lượng vi khuẩn có lợi không bị phá hủy (phần lớn vi khuẩn thường bị tiêu diệt khi đi qua dạ dày). Khi bào tử vào đến ruột mới phát triển thành dạng vi khuẩn thường, nhờ vậy đạt hiệu quả tốt hơn đối với trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.

Trẻ suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Theo Tổ chức Unicef và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất.
Khoa học hiện đại đã phát hiện lợi khuẩn dạng bào tử là những vi khuẩn trong giai đoạn bào tử, đang biến đổi để thích nghi và sống sót qua điều kiện bất lợi.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa và khắc phục bằng cách cải thiện chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ nên cung cấp đủ các dưỡng chất phù hợp theo tình trạng của trẻ để tránh gây ra hiện tượng béo phì hoặc các bệnh lý do dư thừa chất khác.

Tham khảo và tổng hợp các thông tin từ các web khác nhau.

Thông tin liên hệ:

Trang chủ: https://gicungco.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/gicungcophaikhong

Twitter: https://twitter.com/GCungco

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/gi-cungco-48839723b/

Instagram: https://www.instagram.com/gicungco9981/

Pinterest: https://www.pinterest.com/gicungco318/

Instapaper: https://www.instapaper.com/p/GCungco