Bệnh thủy đậu ở trẻ em có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp

Bệnh thủy đậu ở trẻ em do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra (cũng được gọi với tên varicella) - được biết đến là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính gây phát ban trên da, rất dễ lây lan qua đường hô hấp nhưng lành tính. Mặc dù là vậy, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra (cũng được gọi với tên varicella) – được biết đến là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính gây phát ban trên da, rất dễ lây lan qua đường hô hấp nhưng lành tính. Mặc dù là vậy, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Chúng lưu hành quanh năm trên phạm vi cả nước, nhưng mùa đông xuân là thời điểm bùng phát. Tại các bệnh viện, số ca mắc thuỷ đậu có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu thường gặp ở trẻ em với khả năng lây lan rất cao. Để giúp cho người nhà bệnh nhân biết cách chăm sóc trẻ và phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu.

Những người chưa được tiêm chủng vaccine ngừa thủy đậu có nguy cơ cao mắc bệnh. Một đứa trẻ bị bệnh thủy đậu có thể dễ dàng truyền virus cho những đứa trẻ khác. Bệnh thủy đậu ngày nay ít phổ biến hơn nhiều vì hầu hết trẻ em đều được tiêm phòng khi còn nhỏ.

Tuy chỉ là bệnh lành tính và sẽ khỏi nhanh, nhưng nhiều trẻ có thể gặp biến chứng nguy hiểm nếu lơ là trong việc chăm sóc. Để chữa thủy đậu ở trẻ em đúng cách, chuẩn khoa học, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Bệnh thủy đậu ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Thủy đậu ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng cấp tính do Varicella Zoster Virus gây ra, chiếm trên 90% số đối tượng chưa tiêm phòng vaccine có khả năng mắc bệnh và có tỷ lệ mắc cao ở trẻ dưới 15 tuổi, thường xảy ra ở khu vực đông dân cư, thời điểm giao mùa. Chủ yếu qua đường không khí, người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc chảy mũi,…, nhất là trẻ em.

Biến chứng của thủy đậu gây ra còn nặng nề hơn thế rất nhiều, trẻ bị thủy đậu có nguy cơ bị viêm phổi, rối loạn tâm thần, hôn mê, viêm não, co giật,… nguy hiểm nhất là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Tại Việt Nam, thủy đậu được tính vào nhóm 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp và tỷ lệ lây lan cao nhất. Bệnh ảnh hưởng nặng nề đến nhóm trẻ em dưới 12 tháng và tăng nguy cơ mắc bệnh zona về sau lên đến 4,5 lần so với lứa tuổi khác.

Bệnh thủy đậu gồm các triệu chứng gì?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra (cũng được gọi với tên varicella) - được biết đến là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính gây phát ban trên da, rất dễ lây lan qua đường hô hấp nhưng lành tính. Mặc dù là vậy, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3 mm.

Thủy đậu ở trẻ nhỏ có dấu hiệu xuất hiện những mụn nước li ti, màu đỏ và tản phát rải rác trên bề mặt da của trẻ. Thông thường bệnh được chia làm 4 giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn ủ bệnh:

  • Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh khoảng 14-16 ngày và phát triển trong vòng khoảng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh thủy đậu.
  • Ở giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng, biểu hiện bệnh nên khó để biết bản thân đang mắc bệnh.

Giai đoạn khởi phát:

  • Đây là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng như sốt nhẹ, chán ăn, uể oải,… Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể có triệu chứng như nổi hạch sau tai, viêm họng. Các biểu hiện ở giai đoạn khởi phát có thể gần giống với triệu chứng của các bệnh cảm cúm thông thường vì vậy phụ huynh dễ chủ quan, dẫn đến nhầm lẫn trong điều trị dẫn đến bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị bệnh ở giai đoạn sơ khai.

Giai đoạn phát bệnh:

  • Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh đã trở nên rõ ràng với sự xuất hiện của những hồng ban sau đó biến thành các mụn nước ngứa, chứa đầy dịch (đầu tiên dịch trong sau đó hóa đục) và cuối cùng là đóng mày.
  • Ban đầu có thể xuất hiện trên ngực, lưng và mặt, sau đó lan ra toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bên trong miệng, mí mắt hoặc vùng sinh dục. Mụn nước gây khó chịu, nếu để mụn nước vỡ tăng nguy cơ bội nhiễm

Giai đoạn hồi phục:

  • Nếu được điều trị đúng cách, trẻ có thể hồi phục sau mắc bệnh trong vòng 7-10 ngày. Các nốt mụn nước sẽ khô và đóng vảy sau đó bong tróc ra.khả năng lây lan rất cao

Các biến chứng nguy hiểm sau khi bị thủy đậu:

Đừng chủ quan với bệnh thủy đậu ở trẻ em vì bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là ảnh hưởng tới tính mạng. Điển hình nhất là các biến chứng sau đây:

Bệnh zona thần kinh:

Bệnh thủy đậu ở trẻ em do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra (cũng được gọi với tên varicella) - được biết đến là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính gây phát ban trên da, rất dễ lây lan qua đường hô hấp nhưng lành tính. Mặc dù là vậy, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Tên tiếng Anh là shingles, trong dân gian còn được gọi với tên gọi là “giời leo”.

– Bệnh zona thần kinh là một bệnh do cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu có tên gọi là varicella zoster virus (VZV) gây nên. Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức, nóng rát và khó chịu tại vị trí tổn thương. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh zona thần kinh không phải là một tình trạng đe dọa tính mạng.

Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát:

– Các nốt mụn nước bị xuất huyết bên trong khi mụn nước bị vỡ, trầy nước, bong tróc sẽ dẫn tới nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát, tạo mủ, lở loét. Tình trạng này sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi sau khi trẻ khỏi bệnh.

Viêm não, viêm màng não:

– Bệnh thủy đậu ở trẻ em và người lớn đều gây biến chứng viêm não, viêm màng não, xảy ra sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần. Viêm màng não nước trong và do vi khuẩn đôi khi dễ nhầm lẫn bởi triệu chứng lâm sàng có phần giống nhau. Tuy nhiên, viêm màng não do vi khuẩn gây ra nguy hiểm hơn bởi có thể dẫn đến các khuyết tật hay tử vong nếu không có biện pháp can thiệp điều trị sớm.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra (cũng được gọi với tên varicella) - được biết đến là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính gây phát ban trên da, rất dễ lây lan qua đường hô hấp nhưng lành tính. Mặc dù là vậy, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng, các bệnh lý khác hoặc do phản ứng với các thuốc.

Hội chứng liệt Landry:

– Là bệnh hiếm gặp liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên. Bệnh do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các dây thần kinh, khiến tứ chi tê yếu, liệt dần rồi lan sang toàn thân. Hiện, chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng hội chứng Guillain-Barré thường xảy ra khi người bệnh mắc một căn bệnh truyền nhiễm trước đó.

Hội chứng Reye:

– Người mắc bệnh thủy đậu trong quá trình điều trị có sử dụng Aspirin sẽ mắc phải Hội chứng Reye – căn bệnh liên quan đến não và thoái hóa mỡ gan. Các biểu hiện thường gặp của biến chứng này như hôn mê, co giật, vàng da, gan phình to, não bị phù, xuất huyết nội tạng.

Viêm võng mạc:

– Virus gây bệnh thủy đậu có thể xâm nhập cả vào giác mạc ảnh hưởng tới mắt, gây nên bệnh viêm võng mạc. Ngay từ lúc nung bệnh, trẻ đã có viêm long kết mạc, làm mắt hoe đỏ, lèm nhèm. Hằng ngày, cần nhỏ thuốc mắt bằng dung dịch muối sinh lý hoặc cloroxid 4% để tránh nhiễm khuẩn gây tổn hại cho giác mạc mắt.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra (cũng được gọi với tên varicella) - được biết đến là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính gây phát ban trên da, rất dễ lây lan qua đường hô hấp nhưng lành tính. Mặc dù là vậy, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Viêm võng mạc sắc tố (Retinitis pigmentosa) là một bệnh hiếm có căn nguyên do những bất thường về gen.

Viêm cầu thận cấp:

– Bệnh thủy đậu ở trẻ em nếu diễn biến nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận như bệnh viêm thận, viêm cầu thận cấp. Viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp. Bệnh thường gặp ở trẻ nhóm 2 – 12 tuổi, tỷ lệ trẻ nam/trẻ nữ mắc bệnh là 2/1

Viêm tai ngoài, tai giữa:

– Biến chứng thủy đậu mọc trong tai có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Dù mọc ở vị trí nào cũng có nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm nếu không chủ động chữa trị kịp thời. Bị viêm tai, viêm tai ngoài, viêm tai giữa là biến chứng do thủy đậu mọc trong tai gây ra và đây cũng là biến chứng chung của người bệnh thủy đậu. Trong trường hợp nặng có thể làm hỏng thính giác, gây điếc tai.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra (cũng được gọi với tên varicella) - được biết đến là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính gây phát ban trên da, rất dễ lây lan qua đường hô hấp nhưng lành tính. Mặc dù là vậy, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Là tình trạng nang lông trong ống tai bị nhiễm trùng, mưng mủ.

Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em:

Hiện nay, vẫn chưa có thuộc đặc trị bệnh thủy đậu ở trẻ em mà chỉ có các loại thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh mà thôi. Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường lành tính và điều trị tại nhà hiệu quả theo chỉ định của bác sĩ. Đối với trẻ em gặp phải biến chứng của thủy đậu cần được điều trị nội trú theo đúng liệu trình của bác sĩ.

Trong quá trình điều trị, để bệnh nhanh chóng thuyên giảm, cần lưu ý:

Điều trị tại nhà:

  • Mặc đồ rộng rãi, mềm mại, chất vải dễ thấm hút mồ hôi cho trẻ để không làm vỡ các nốt mụn nước.
  • Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gió, kiêng gãi vào các nốt mụn vì nếu các nốt mụn nước vỡ sẽ lây lan ra nhiều vị trí trên cơ thể hơn.
  • Vệ sinh thân thể cho trẻ bằng nước ấm, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Đưa trẻ tới ngay bệnh viện uy tín để khám kịp thời khi thấy có dấu hiệu của biến chứng thủy đậu.
  • Cần chủ động cách ly trẻ khi bị thủy đậu, tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.

Điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em bằng thuốc:

  • Dùng thuốc tím bôi lên các nốt mụn nước trên cơ thể để kháng viêm, ngăn ngừa sẹo hình thành.
  • Sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên nốt mụn nước sau khi vỡ. Không được dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin, mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
  • Tránh sử dụng kem trị ngứa chứa Phenol cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em:

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần chú ý hạn chế tối đa việc để trẻ tiếp xúc với người bệnh. Có thói quen rửa tay với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sử dụng các  dụng cụ vệ sinh riêng. Bố mẹ lưu ý để phòng luôn thoáng mát, vệ sinh nhà cửa và các vật dụng với dung dịch sát khuẩn lành tình. Chú trọng thêm và chế độ dinh dưỡng và vận động để trẻ có một sức khỏe tốt, đề kháng cao.

Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu đã có vắc xin phòng ngừa. Việc tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất đề phòng tránh mắc bệnh thủy đậu ở trẻ em. Đặc biệt tiết kiệm về chi phí và hạn chế ảnh hưởng lâu dài của bệnh lên sức khỏe của trẻ nếu chẳng may trẻ có biến chứng. Hiện nay vắc xin thủy đậu có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi cho đến người lớn.

Lịch tiêm phòng cụ thể của các loại vắc xin thủy đậu hiện đang được cấp phép sử dụng ở nước ta như sau:

Vắc xin Vắc xin Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) Vắc xin Varilrix (Bỉ)
Đối tượng Trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Lịch tiêm Lịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Khuyến cáo mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 3 tháng hoặc mũi 2 khuyến cáo khi trẻ 4-6 tuổi.

Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi:

  • Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu tiên.
  • Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 3 tháng.

Trẻ từ 13 tuổi và người lớn:

  • Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu tiên.
  • Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất là 1 tháng (không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào).

Bố mẹ cần tìm các trung tâm tiêm chủng có nguồn vắc xin uy tín để cho trẻ có thể tiêm đầy đủ và đúng lịch, đảm bảo hiệu quả phòng ngừa cao. Đặc biệt hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, thuận lợi cho các virus phát triển và lây lan dịch bệnh.

Cách giảm ngứa cho trẻ bị thuỷ đậu:

Cắt ngắn và giữ sạch móng tay:

  • Trẻ mắc bệnh thủy đậu sẽ rất ngứa và khiến trẻ muốn gãi nên việc cắt ngắn móng tay và giữ cho tay luôn sạch sẽ để phòng bội nhiễm ở vết mụn nước hở do vi khuẩn dưới móng và trên da xâm nhập trong trường hợp trẻ không thể chịu được và gãi ngứa.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra (cũng được gọi với tên varicella) - được biết đến là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính gây phát ban trên da, rất dễ lây lan qua đường hô hấp nhưng lành tính. Mặc dù là vậy, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Cắt móng tay thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát.

Thoa kem dưỡng da:

Một số kem dưỡng da có tác dụng giúp giảm ngứa hiệu quả, làm dịu da, giúp làm khô nhanh những nốt mụn thủy đậu. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý và hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng những loại kem chứa chất kháng histamin.

Những loại kem dưỡng chứa các thành phần sau được khuyên dùng:

  • Phenol, tinh dầu bạc hà và long não (ví dụ kem calamine)
  • Bột yến mạch
  • Ngăn ngừa kích ứng da
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton mềm, nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt và không cọ xát da.
  • Thay quần áo và ga trải giường thường xuyên
  • Giữ vệ sinh môi trường sống bằng cách quét dọn nhà cửa sạch sẽ.
  • Ngoài ra, nên dùng các chất tẩy rửa nhẹ nếu thấy quần áo, ga trải giường có dấu hiệu kích ứng da.

Hạn chế gãi xước da gây bội nhiễm:

Hạn chế gãi lên các nốt mụn thực chất là một công việc rất khó khăn, đặc biệt là với các bệnh nhi nhỏ tuổi. Các giải pháp cha mẹ có thể thử bao gồm:

  • Cắt móng tay và làm sạch móng tay kỹ càng.
  • Đeo găng tay sạch để tránh gây trầy xước khi gãi.
  • Dùng băng gạc dán kín vết thương hở.
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ.
  • Đánh lạc hướng trẻ khi thấy trẻ bắt đầu gãi.

Để chữa bệnh thủy đậu, ta cần tuân thủ nguyên tắc nào?

Thủy đậu của em bé kéo dài khoảng 5-10 ngày. Vì phát ban nổi thành từng đợt nên cùng
một thời điểm, trên da có thể tồn tại đồng thời các dạng mụn nước, tổn thương hở và vảy
khô.

1. Cách ly trẻ để phòng lây lan

Bệnh thủy đậu ở trẻ em do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra (cũng được gọi với tên varicella) - được biết đến là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính gây phát ban trên da, rất dễ lây lan qua đường hô hấp nhưng lành tính. Mặc dù là vậy, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Những trường hợp mắc bệnh Thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày

Thủy đậu sẽ lây nhiều trong giai đoạn từ khi trẻ bắt đầu sốt đến khi mụn nước khô se. Quá trình này kéo dài trong khoảng 7-10 ngày. Vì vậy, cha mẹ nên giữ trẻ trong nhà, không đi học hay tiếp xúc gần trẻ khác.

Thủy đậu sẽ lây nhiễm qua ba con đường chính:

  • Thông qua giọt bắn hô hấp khi trẻ ho, hắt hơi
  • Thông qua tiếp xúc trực tiếp với các nốt mụn nước, phát ban của trẻ.
  • Thông qua sử dụng chung những đồ vật cá nhân mang mầm bệnh virus của trẻ.
  • Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ nên đeo khẩu trang để phòng bệnh; rửa tay sach sẽ sau khi chăm sóc các nốt mụn cho bé. Đặc biệt, nên hạn chế tối đa việc dùng chung đồ cá nhân để tránh bị lây bệnh gián tiếp.

2. Hạ sốt, giảm ngứa

Sốt chỉ kéo dài trong khoảng 2-4 ngày đầu phát bệnh, nhưng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, suy nhược. Thậm chí, nhiều trẻ có nguy cơ mất nước do sốt quá nhiều và không được bù nước đúng cách. Để ngăn ngừa và xử lý tình trạng này, cha mẹ cần chườm ấm thường xuyên, nếu thấy bé sốt trên 38,5°C thì cần dùng thuốc hạ sốt.

Thuốc hạ sốt cho em bé thường là paracetamol hoặc NSAIDs. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải được tiến hành theo chỉ định của dược sĩ/bác sĩ để không gây tác dụng phụ cho trẻ. Một số thuốc nhóm NSAIDs như aspirin, ibuprofen tuyệt đối không được dùng để hạ sốt cho trẻ mắc thủy đậu.

Khi trẻ ngứa ngáy nhiều, giải pháp nhanh nhất để xử lý là dùng các thuốc nhóm kháng Histamin H1. Cơn ngứa sẽ được giảm đi nhanh, giúp trẻ không còn quấy khóc nhiều và có một giấc ngủ dễ chịu. Tuy nhiên, thuốc kháng histamin H1 không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 6 tuổi nên cha mẹ cần tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi dùng.

3. Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ

Bệnh thủy đậu ở trẻ em do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra (cũng được gọi với tên varicella) - được biết đến là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính gây phát ban trên da, rất dễ lây lan qua đường hô hấp nhưng lành tính. Mặc dù là vậy, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Cần được chăm sóc chu đáo về mặt dinh dưỡng để con nhanh hồi phục và tăng cường đề kháng chống lại virus.

Khi trong cơ thể nhiễm virus thủy đậu, sức đề kháng sẽ suy yếu, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Một trong những biện pháp để phục hồi lại hệ miễn dịch là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Cha mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả để được cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Do một số trẻ có thể mọc cả mụn nước trong khoang miệng gây đau, nên chế biến thức ăn dưới dạng lỏng mềm, dễ nuốt. Để ngừa sẹo thâm, sẹo lõm, nên tránh cho bé ăn một số loại thực phẩm như: rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào, rán, đồ ăn nhanh, mỡ động vật, …

4. Xử lý mụn thủy đậu đúng cách

Trong bốn nguyên tắc chữa thủy đậu trẻ em, xử lý các nốt mụn ngoài da là quan trọng nhất. Chỉ khi tổn thương da hoàn toàn biến mất, thủy đậu mới được coi là khỏi. Mục tiêu để xử lý các nốt mụn là đảm bảo chúng không bị viêm, nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn ngoài da. Từ đó, các nốt mụn sẽ vỡ ra, khô se, bong vảy theo đúng tiến trình tự nhiên. Để đạt được mục tiêu này, chỉ cần vệ sinh da cho bé bằng dung dịch kháng khuẩn

Sản phẩm được nhiều người nghĩ tới nhất khi bị thủy đậu là xanh methylen. Bên cạnh đó, các loại dung dịch kháng khuẩn khác như thuốc tím, thuốc đỏ cũng được sử dụng khá rộng rãi để bôi ngoài da khi bị thủy đậu. Nhưng tất cả nghiên cứu khoa học lại chứng minh một thực tế: Các sản phẩm này chỉ cho tác dụng kháng khuẩn yếu, lại gây dính bẩn và nhuộm màu da.

Vài điều cần lưu ý chăm sóc trẻ khi bị thủy đậu:

– Điều rất quan trọng là cần tắm rửa bình thường, không chà vỡ mụn nước. Không được kiêng tắm làm trẻ da bẩn dễ bị ngứa, gãi nhiều gây loét da mà nặng hơn.

– TRÁNH GÃI: ban mụn nước thủy đậu rất ngứa, trẻ sẽ gãi vị trí mụn nước dễ gây nhiễm trùng da do vi khuẩn (dễ để lại sẹo). Cắt gọn móng tay cho trẻ, tránh khi gãi làm loét sâu. Không được chọc, trích vỡ các phòng nước chưa vỡ.

– Mặc quần áo thoáng mát, tránh ra nhiều mồ hôi tăng cảm giác khó chịu và tăng mức độ ngứa.

– Uống đủ nước giúp cơ thể đỡ mệt mỏi do cơ thể dễ mất nước bởi sốt và phỏng nước, không cần kiêng khem gì làm trẻ thiếu đi nguồn cung cấp dinh dưỡng.

– Đảm bảo dinh dưỡng tốt, ăn đồ lỏng mát: canh, cháo, súp, sinh tố… đặc biệt khi trẻ bị mụn nước thủy đậu trong miệng.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra (cũng được gọi với tên varicella) - được biết đến là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính gây phát ban trên da, rất dễ lây lan qua đường hô hấp nhưng lành tính. Mặc dù là vậy, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Tiêm vaccine cho trẻ phòng tránh thủy đậu

Để tránh mắc thủy đậu các trẻ nên được tiêm chủng thủy đậu và các mũi vắc xin khác để có sự đề kháng tốt nhất. Khi nhà có trẻ bệnh, nên hạn chế tiếp xúc gần như ôm hôn, không dùng chung dụng cụ và thức ăn chung với trẻ khác. Cho trẻ nghỉ học cho đến khi mụn nước khô đóng vẩy tránh lây nhiễm cho bạn học, cần vệ sinh đồ dùng, bề mặt trẻ hay chạm vào để làm sạch virus gây bệnh.

Mong các bạn có thông tin hữu ích để chăm sóc gia đình của bạn!

Tham khảo và tổng hợp các thông tin từ các web khác nhau.

Thông tin liên hệ:

Trang chủ: https://gicungco.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/gicungcophaikhong

Twitter: https://twitter.com/GCungco

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/gi-cungco-48839723b/

Instagram: https://www.instagram.com/gicungco9981/

Pinterest: https://www.pinterest.com/gicungco318/

Instapaper: https://www.instapaper.com/p/GCungco