Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu làm mệt mỏi, thai nhi dễ còi xương bẩm sinh

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu gây ra các triệu chứng làm mệt mỏi, các cơ bắp đau nhức, chuột rút dạng nhẹ, còn thai nhi có thể bị còi xương bẩm sinh, suy dinh dưỡng. Vì vậy, những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu cần được phát hiện sớm để đi khám và bổ sung kịp thời đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu gây ra các triệu chứng làm mệt mỏi, các cơ bắp đau nhức, chuột rút dạng nhẹ, còn thai nhi có thể bị còi xương bẩm sinh, suy dinh dưỡng. Vì vậy, những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu cần được phát hiện sớm để đi khám và bổ sung kịp thời đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Trong quá trình mang thai, là thời điểm phụ nữ có nhu cầu Canxi tăng cao. Việc thừa hay thiếu canxi đều gây ra nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé.

Đối với chế độ dinh dưỡng của người mẹ, việc thiếu canxi trong bữa ăn  thì thai nhi sẽ lấy canxi trực tiếp từ xương của mẹ, làm tăng nguy cơ loãng xương cho mẹ sau này. Bên cạnh đó, việc thiếu canxi cũng khiến trẻ còi xương, chậm lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và con.

Canxi là một khoáng chất có vai trò quan trọng giúp hình thành răng và xương. Đối với phụ nữ mang thai, canxi có vai trò to lớn đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe cho mẹ bầu.

Vậy dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu là gì? Cách khắc phục thế nào? Cùng gicungco tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Vì sao phụ nữ có thai cần bổ sung canxi?

Ở phụ nữ mang thai, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi tăng lên:

  • Đối với 3 tháng đầu, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày
  • Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu là 1.000mg/ngày
  • Vào 3 tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày.
Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu gây ra các triệu chứng làm mệt mỏi, các cơ bắp đau nhức, chuột rút dạng nhẹ, còn thai nhi có thể bị còi xương bẩm sinh, suy dinh dưỡng. Vì vậy, những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu cần được phát hiện sớm để đi khám và bổ sung kịp thời đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Nếu không được bổ sung canxi, sữa mẹ sẽ kém chất lượng.

Ở các thời kỳ khác nhau, việc bổ sung canxi diễn ra như thế nào?

Trong thời kỳ có thai:

– Mặc dù cơ thể của mẹ bầu đã phân giải phần nào hợp chất canxi có trong xương và phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu tăng cao nhưng sự đáp ứng này thường là chưa đủ.

– Trên thực tế, phụ nữ mang thai cần nhiều canxi hơn thể và nhu cầu bổ sung canxi cho bà bầu càng tăng cao khi càng về cuối kỳ mang thai. Nếu không được đáp ứng đầy đủ lượng canxi cần thiết, thai nhi không thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này như:

  • Hiện tượng chậm phát triển,
  • Bệnh còi xương bẩm sinh,
  • Chứng khò khè,
    Dị dạng xương,…

Trong thời kỳ cho con bú:

– Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi sẽ có các biểu hiện như dễ bị giật mình, co giật, hay quấy khóc và ngủ không yên. Những biểu hiện này ngày một rõ, thường xuất hiện sau vài ba ngày, vài tuần hay thậm chí một tháng sau khi sinh.

– Bổ sung canxi cho bà bầu còn mang ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của chính thai phụ. Khi thiếu hụt canxi, mẹ bầu thường bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ. Đến khi cho con bú, cơ thể mẹ suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ bị đau lưng, mỏi vai hoặc đau khớp.

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu:

Vì lượng canxi cần cung cấp cho bà bầu khá lớn nên mẹ không thể chỉ bổ sung bằng thực phẩm mà cần phải sử dụng canxi dạng uống được kê đơn bởi bác sĩ. Nhiều người khi mang thai cũng chưa biết được tầm quan trọng của canxi nên đôi khi chủ quan và không bổ sung kịp thời.

Một số dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu thường gặp là:

Chuột rút, đau nhức cơ bắp:

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu gây ra các triệu chứng làm mệt mỏi, các cơ bắp đau nhức, chuột rút dạng nhẹ, còn thai nhi có thể bị còi xương bẩm sinh, suy dinh dưỡng. Vì vậy, những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu cần được phát hiện sớm để đi khám và bổ sung kịp thời đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Thiếu canxi cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị chuột rút.
  • Khi lượng canxi không cung cấp đủ, cơ thể bạn có xu hướng rút canxi để chuyền cho bé. Thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…

Móng tay giòn, dễ gãy:

  • Canxi là một trong những khoáng chất cấu tạo nên răng chắc khỏe. Thiếu canxi sẽ làm răng trở nên ố vàng, giòn và dễ vỡ. Canxi cũng giúp móng tay phát triển khỏe mạnh, nếu thiếu móng tay có thể bị yếu và dễ gãy.

Răng vàng, đau răng:

  • Có khoảng 99% lượng canxi lưu trữ trong xương và răng của bạn. Bà bầu thiếu canxi có thể dẫn tới tình trạng đau nhức răng, tăng nguy cơ sâu răng cho mẹ bầu.

Loãng xương:

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu gây ra các triệu chứng làm mệt mỏi, các cơ bắp đau nhức, chuột rút dạng nhẹ, còn thai nhi có thể bị còi xương bẩm sinh, suy dinh dưỡng. Vì vậy, những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu cần được phát hiện sớm để đi khám và bổ sung kịp thời đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Loãng xương xảy ra trong quá trình mang thai và cả khi đã sanh xong bé
  • Là làm cho xương giòn, mỏng, dễ gãy và thường gặp là gãy xương cổ tay, xương sống, xương sườn, xương chậu và xương cánh tay. Do vậy, bổ sung đầy đủ canxi qua chế độ ăn uống hằng ngày sẽ giúp phòng chống bệnh loãng xương.

Tê tay chân:

  • Đây là hiện tượng mà bà bầu dễ gặp từ tháng thứ 5 cho đến hết thai kỳ. Lý do là thai nhi bắt đầu phát triển mạnh gây chèn ép các mạch máu. Sự khó khăn trong lưu thông máu khiến cho tay chân dễ bị tê mỏi. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng có thể chứng tỏ bạn bị thiếu canxi.

Mệt mỏi:

  • Thiếu canxi khi mang thai hầu hết sẽ khiến bà bầu bị đau xương và cơ. Tuy nhiên, dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu cũng có thể là chứng mất ngủ, sợ hãi, căng thẳng và mệt mỏi.
  • Bạn có thể cảm thấy thiếu sức sống, kém tập trung. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ canxi trong suốt thai kỳ để có được hoạt động bình thường.

Mất ngủ:

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu gây ra các triệu chứng làm mệt mỏi, các cơ bắp đau nhức, chuột rút dạng nhẹ, còn thai nhi có thể bị còi xương bẩm sinh, suy dinh dưỡng. Vì vậy, những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu cần được phát hiện sớm để đi khám và bổ sung kịp thời đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Thiếu canxi thường bị căng thẳng thần kinh, mệt mỏi và mất ngủ.
  • Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi, mẹ bầu có thể bị chứng mất ngủ, hoặc giấc ngủ không sâu, hay tỉnh giấc và khó ngủ.
  • Canxi có tác dụng làm dịu thần kinh giúp tăng cảm giác thư giãn trước khi ngủ.

Co giật các cơ mặt và bàn tay:

  • Hiện tượng cơ mặt, cơ các ngón tay bị co rút lại khi mang thai là cực kỳ nguy hiểm. Do đây là biểu hiện rõ ràng của triệu chứng hạ canxi huyết quá mức.

Các dấu hiệu thiếu canxi khác như:

  • Tăng cường hoạt động của mồ hôi và tuyến bã nhờn của da đầu.
  • Rối loạn nhịp tim (dẫn truyền tim).
  • Giảm đông máu: Tăng chảy máu nướu
  • Giảm miễn dịch: Nhiễm trùng thường xuyên. Vì khả năng miễn dịch giảm (dấu hiệu không cụ thể).
  • Mất trí nhớ, mê sảng và trầm cảm đều có thể là triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu. Vì theo thời gian, nó có thể ảnh hưởng đến não và các con đường thần kinh.

Do đó, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào bà bầu cần đến bệnh viện khám ngay lập tức.

Việc mẹ bầu thừa Canxi có nguy hiểm không?

Bất kỳ một khoáng chất nào nếu bổ sung quá mức vào cơ thể đều gây hại cho sức khỏe. Canxi cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong quá trình mang thai, nếu bổ sung Canxi quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số nguy cơ với mẹ và thai nhi nếu như bổ sung Canxi quá mức.

Đối với thai nhi:

Tăng Canxi huyết:

⇔ Đây là nguy cơ đầu tiên mà thai nhi phải đối mặt khi bà bầu bổ sung Canxi quá mức. Nồng độ Canxi trong máu thai nhi quá cao có thể làm cho xương yếu đi, tạo sỏi thận và ảnh hưởng đến các chức năng của tim, não. Ngoài ra tăng Canxi huyết còn gây ra các vấn đề ở tuyến cận giáp dẫn đến rối loạn quá trình hấp thu Canxi vào cơ thể thai nhi.

Xương hàm bị rộng, nhô ra phía trước, thóp bị kín sớm:

⇔ Thừa Canxi khiến quá trình phát triển xương của thai nhi bị đẩy nhanh hơn bình thường gây ra những hệ lụy cho khung xương. Hệ quả là xương hàm của bé bị rộng và nhô ra phía trước. Ngoài ra, thừa Canxi còn làm cho thóp kín sớm gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé sau khi chào đời.

Canxi hóa nhau thai, thai nhi chậm phát triển:

⇔ Canxi quá nhiều dễ làm đẩy nhanh quá trình Canxi hóa nhau thai, gây tắc nghẽn quá trình truyền chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi. Thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ chậm phát triển dẫn đến suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé sau khi chào đời.

Đối với bà bầu

Thiếu máu thai kỳ:

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu gây ra các triệu chứng làm mệt mỏi, các cơ bắp đau nhức, chuột rút dạng nhẹ, còn thai nhi có thể bị còi xương bẩm sinh, suy dinh dưỡng. Vì vậy, những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu cần được phát hiện sớm để đi khám và bổ sung kịp thời đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Nếu Canxi thừa, sẽ gây rối loạn hấp thu các khoáng chất khác trong đó có sắt và kẽm.

⇔ Do vậy những bà bầu thừa Canxi thường phải đối mặt với nguy cơ thiếu sắt và kẽm gây ra tình trạng thiếu máu thai kỳ. Tình trạng thiếu máu thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Rối loạn tiêu hóa:

⇔ Gây rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bà bầu sẽ gặp phải một loạt các vấn đề về tiêu hóa như ăn không ngon miệng, tiêu chảy, táo bón,…do Canxi dư thừa gây ra. Những vấn đề này sẽ làm tăng nguy cơ thiếu dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi do cơ thể mẹ không được bổ sung đầy đủ từ bên ngoài.

Sỏi thận:

⇔ Thừa Canxi khiến dư lượng Canxi trong nước tiểu tăng cao. Lúc này, thận phải làm việc liên tục để tách lọc và đào thải lượng Canxi dư thừa ra ngoài. Tuy nhiên trong khi thận làm việc, các tinh thể Canxi trong nước tiểu cũng sẽ lắng đọng tạo thành sỏi. Do vậy việc ta bổ sung Canxi quá mức, nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận của bà bầu cũng tăng cao hơn mức bình thường.

Thực phẩm bổ sung canxi cho mẹ bầu:

Theo BẢNG THÀNH PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, hàm lượng canxi trong 100g thực phẩm ăn được tính như sau:

Nhóm

Loại thực phẩm

Lượng Canxi

Nhóm đậu

Đậu cô ve

96mg

Đậu đen

56mg

Đậu đũa

110mg

Đậu nành

165mg

Vừng (đen, trắng)

975mg

Đậu phụ chúc

325mg

Hạt sen tươi

76mg

Nhóm lá

Lá lốt

260mg

Măng khô

100mg

Rau bí

100mg

Rau đay

182mg

Rau dền đỏ

288mg

Rau dền cơm

341mg

Rau dền trắng

288mg

Rau mồng tơi

176mg

Rau muống

100mg

Rau xà lách

77mg

Mộc nhĩ

357mg

Cải bắp

48mg

Cải bắp đỏ

83mg

Cải xanh

89mg

Cần tây

325mg

Nhóm thịt

Thịt bò loại 1

12mg

Thịt bò lưng nạc

23mg

Thịt gà ta

12mg

Thịt gà Tây

24mg

Thịt lợn nạc

7mg

Thịt vịt

13mg

Chân giò lợn

24mg

Dạ dày bò

150mg

Tủy xương bò

89mg

Nhóm hải sản

Cá lác

80mg

Cá nục

85mg

Cá trích

64mg

Cua bể

141mg

Cua đồng

120mg

Ghẹ

89mg

Hải sâm

118mg

Hến

144mg

Ốc bươu

1310mg

Rạm tươi

3520mg

Tép gạo

910mg

Tép khô

2000mg

Tôm biển

79mg

Tôm đồng

1120mg

Tôm khô

236mg

Trứng

Trứng gà

55mg

Lòng đỏ trứng gà

134mg

Trứng vịt

71mg

Lòng đỏ trứng vịt

146mg

Trứng cá muối

275mg

Nhóm sữa và chế phẩm sữa

Sữa bò tươi

120mg

Sữa dê tươi

147mg

Sữa chua vớt béo

143mg

Sữa bột toàn phần

939mg

Sữa bột tách béo

1400mg

Pho mát

760mg

Bổ sung canxi cho bà bầu bằng canxi dạng viên uống:

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị rằng cách bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai hiệu quả nhất là thông qua các loại thực phẩm tự nhiên giàu canxi. Canxi tự nhiên có nhiều trong các loại hải sản, rau xanh và trứng sữa.

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% lượng canxi được cơ thể hấp thụ từ bữa ăn hằng ngày, và có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của mẹ bầu.

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu gây ra các triệu chứng làm mệt mỏi, các cơ bắp đau nhức, chuột rút dạng nhẹ, còn thai nhi có thể bị còi xương bẩm sinh, suy dinh dưỡng. Vì vậy, những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu cần được phát hiện sớm để đi khám và bổ sung kịp thời đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Càng về những tháng cuối của thai kỳ, lượng canxi cơ thể cần càng tăng cao nên việc cung cấp qua thực phẩm sẽ không đủ cho nhu cầu.

Những lưu ý khi sử dụng canxi dạng viên uống:

– Hiện nay có 4 loại canxi phổ biến nhất trên thị trường là:

  • Canxi cacbonat với 40% canxi nguyên tố,
  • Canxi citrate gồm 21% canxi nguyên tố,
  • Canxi lactate có 13% canxi nguyên tố,
  • Canxi gluconate có 9% canxi nguyên tố.

==> Canxi dạng lactate và gluconate gọi là canxi hữu cơ gốc thường dễ hấp thu hơn canxi vô cơ gốc carbonat.

– Liều dùng tối đa được khuyến nghị là 500mg và chia ra nhiều lần uống để tăng khả năng hấp thụ.
Nên uống canxi vào buổi sáng để tăng khả năng hấp thụ.

– Tùy vào từng giai đoạn, bạn nên có sự tư vấn của bác sĩ để chọn loại canxi bổ sung phù hợp nhất.

– Uống quá liều canxi có thể gây các bệnh về dạ dày như táo bón, khó chịu, đầy hơi,… vì thế mẹ bầu cần cân nhắc thật kỹ trước khi dùng.

– Ngoài thực phẩm, bà bầu còn cần bổ sung canxi qua viên uống để có thể bổ sung lượng canxi đủ cho cơ thể.

Trên đây là những biểu hiện khi bị thiếu canxi cũng như các biện pháp bổ sung canxi hiệu quả cho bà bầu. Hi vọng mẹ sẽ có được một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.

Tổng hợp từ các trang tin khác nhau.