Trẻ sơ sinh nằm nghiêng bên cạnh các điều có lợi sẽ đi kèm các điều bất lợi. Vì việc trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ sẽ dễ mắc phải các tình trạng sức khỏe chẳng hạn như hội chứng đầu bẹt, ngạt thở, tật vẹo cổ,…
Tùy vào sở thích của mỗi bé mà có bé sẽ thích nằm nghiêng, nằm ngửa hay nằm sấp. Nhiều ý kiến cho rằng, trẻ sơ sinh nằm nghiêng một bên khi ngủ là sự lựa chọn tốt nhất để đảm bảo giấc ngủ và sự an toàn của trẻ. Tuy nhiên, không có tư thế nằm ngủ nào là tối ưu có thể áp dụng được cho mọi trẻ.
Là bố mẹ, bạn có thể quan sát thấy thói quen khi ngủ của con yêu và đôi khi cảm thấy thú vị khi bé nằm nghiêng khi ngủ. Tuy nhiên, không như người lớn, việc trẻ sơ sinh nằm nghiêng người khi ngủ sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định.
Do đó, để lựa chọn được một tư thế ngủ đúng cách và an toàn, ba mẹ tham khảo bài viết dưới đây của Gicungco để biết nhiều điều hơn nhé!
Tư thế nằm thế nào tốt và nó quan trọng như thế nào đối với trẻ?
– Đối với trẻ em, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn nước uống. Giấc ngủ sâu là điều kiện thiết yếu để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Ngủ là lúc não bộ trẻ phát triển, khoảng 80% tế bào não sinh ra trong 3 năm đầu đời. Khi ngủ lượng hormone tăng trưởng của cơ thể trẻ cũng tiết ra nhiều gấp 4 lần khi thức.
– Nhu cầu ngủ ở trẻ sơ sinh rất cao, trung bình mỗi ngày trẻ ngủ từ 16-18 tiếng, ngủ cả ban ngày và ban đêm, trẻ chỉ thức một vài giờ trong ngày để bú mẹ, chơi đùa. Do đó, tư thế ngủ là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ. Tư thế nằm tốt cho trẻ, giúp trẻ thoải mái, ngủ sâu sẽ góp phần quan trọng giúp trẻ tăng trưởng.
– Ngược lại, khi tư thế ngủ của trẻ không đúng sẽ khiến trẻ khó ngủ, dễ tỉnh giấc, quấy khóc, mệt mỏi,…từ đó dẫn đến biếng ăn, chậm tăng cân, giảm khả năng miễn dịch.
Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có ưu điểm gì?
Nếu trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ không quá lâu, không nằm nghiêng liên tục thì sẽ không những không ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích tốt cho trẻ như:
- Trẻ sơ sinh nằm nghiêng giúp giảm sặc, trớ sữa khi ngủ. Khi trẻ nôn, nằm nghiêng sẽ giúp chất nôn trong khoang miệng chảy ra từ miệng, không chảy vào cổ họng, giúp tránh hiện tượng gây nghẽn ho, nghẹt thở.
- Nếu trẻ có hiện tượng ngáy khi ngủ, chuyển trẻ sang nằm nghiêng ngáy sẽ biến mất, hô hấp trẻ cũng thuận lợi hơn.
- Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ sẽ làm giảm áp lực lên tim, hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn.
Vậy nhược điểm gì làm ảnh hưởng đến trẻ khi bé nằm nghiêng?
Hội chứng đầu bẹt:
– Vào giai đoạn đầu đời, xương sọ của trẻ sơ sinh vẫn còn khá mềm. Điều này sẽ cho phép não cũng như hộp sọ phát triển và mở rộng. Nếu áp lực tích tụ tại một số điểm của hộp sọ, khiến bộ phận này bị lõm, thậm chí chìm vào bên trong thì hội chứng đầu bẹt sẽ xảy ra với trẻ nhỏ.
– Bé sẽ mắc phải hội chứng trên nếu thường xuyên ngủ trong tư thế nằm nghiêng và ở cùng một phía. Nếu hình dạng hộp sọ không phù hợp có thể hạn chế khả năng mở rộng của não bộ. Điều này có thể làm cho não trở nên kém phát triển. Do đó, nếu cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ, cha mẹ cần chú ý luân phiên đổi bên cho trẻ.
Cách điều trị:
- Quá trình điều trị hội chứng đầu bẹt bao gồm sử dụng 1 loại mũ chuyên dụng có chức năng nắn đầu nhằm khắc phục vấn đề.
- Ngoài ra, bố mẹ phải luôn chú ý tư thế ngủ của con và tránh việc để trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ.
Tật vẹo cổ:
– Nguyên nhân của hiện tượng này là do các cơ của trẻ vẫn còn mềm và đang phát triển, các cơ bị ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ nằm nghiêng một bên nào đó khi ngủ.
– Biểu hiện của trẻ bị vẹo cổ là thường có khuynh hướng nghiêng cổ về một bên đồng thời xoay mặt về bên đối diện. Nếu trẻ bị vẹo cổ bên phải, đầu trẻ sẽ nghiêng về bên phải và mặt trẻ sẽ thường xuyên xoay về bên trái. Khi bú mẹ, trẻ chỉ thích bú một bên vì khi xoay về bên ngược lại trẻ sẽ cảm thấy khó chịu.
==> Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ các bài tập kéo, giãn cổ để cha mẹ có thể tập ở nhà cho trẻ.
Việc điều trị:
- Sự căng cứng ở cơ bắp sẽ được giải phóng thông qua hình thức vật lý trị liệu hoặc đeo dây nịt phục hồi.
- Dây nịt quấn quanh cơ thể bé kèm theo miếng đệm mềm gần cổ.
- Miếng đệm này có tác dụng đẩy đầu về vị trí bình thường.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS):
– Là tình trạng trẻ dưới 1 tuổi đột ngột tử vong, thường xảy ra khi trẻ ngủ, mà không rõ nguyên nhân. Đây được xem là nguy cơ nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh.
– Nguyên nhân của hiện tượng: Hiện chưa được làm rõ nhưng yếu tố rủi ro sẽ tăng lên khi trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Vì trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên trẻ không thể tự xoay chuyển đầu và cơ thể khi trẻ bị ngạt thở.
Các cách điều trị cho trẻ làm giảm tỷ lệ xuống mức thấp nhất:
- Cho trẻ nằm ngửa vì khi ngủ làm giảm tỷ lệ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
- Việc tiêm chủng đầy đủ cho bé có hỗ trợ rât nhiều đấy.
- Có một số bằng chứng cho thấy bú sữa mẹ có thể giúp làm giảm tỷ lệ bị hội chứng đó.
- Cho trẻ ngậm núm vú giả khi ngủ cho đến khi trẻ được 1 tuổi theo nghiên cứu có thể giúp bé cải thiện được tình trạng trên. Nhưng nếu trẻ không thích thì cũng không nên ép.
Chứng đổi màu da:
– Khi mắc phải tình trạng này, phía thân người mà bé nằm nghiêng khi ngủ sẽ đổi màu thành màu hồng hoặc đỏ, trong khi nửa còn lại không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, bạn sẽ nhận thấy luôn luôn có một ranh giới rõ ràng giữa 2 phần cơ thể với màu sắc rõ rệt.
– Chứng đổi màu da xuất hiện khi trẻ sơ sinh ngủ nghiêng trong nhiều giờ. Tuy nhiên, dẫu cho có vẻ đáng báo động nhưng tình trạng này lại không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến bé và sẽ biến mất sau vài phút nếu bé được xoay lại tư thế nằm ngửa.
– Nguyên nhân gây ra: Được cho là do trọng lực ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong các mạch máu và gây ra sự tích tụ của những tế bào hồng cầu gần da.
Cách điều trị diễn ra như thế nào?
- Chứng đổi màu da Harlequin không cần phải dùng đến các biện pháp y tế để chữa trị bởi thường sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn sau khi bé đổi tư thế ngủ.
- Triệu chứng này có thể coi không làm ảnh hưởng gì nhiều đến bé.
Nguy cơ nghẹt thở nếu trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ:
– Bé sơ sinh nằm ngủ nghiêng khiến khí quản xoắn lại và có thể gây khó thở. Ngoài ra, tư thế này còn khiến thức ăn trong bụng bé trào ngược và tích tụ xung quanh lỗ mở khí quản tạo ra nguy cơ ngạt thở.
Phương pháp điều trị:
- Không có biện pháp điều trị cho tác tình trạng này, nhưng bạn có thể ngăn ngừa bằng cách không để trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ.
Ưu – nhược điểm của 3 tư thế ngủ sau, bạn có thể lưu ý và giúp bé thay đổi:
Tư thế nằm ngửa cho trẻ khi ngủ:
Ưu điểm:
- Lỗ mũi của trẻ không bị chăn hoặc vật bên ngoài che đậy gây nghẹt thở.
- Không gây áp lực cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày đường ruột và bàng quang của trẻ.
- Bố mẹ có thể nhìn qua là biết trạng thái ngủ của trẻ, chăm sóc ở bất kỳ thời điểm nào nếu phát hiện ra các điều bất thường.
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng dáng đầu: Thời gian dài nằm ngửa đầu dễ bị dẹp hay còn gọi là đầu thẳng, gây thiếu thẩm mỹ khi trẻ lớn lên và thiếu cảm giác an toàn.
- Khi nằm ngửa không có bất cứ vật chặn nên trẻ sẽ cảm thấy không có chỗ dựa.
- Nằm ngửa giúp cơ thể trẻ thư giãn, có thể làm cho cuống lưỡi đã thư giãn đổ lùi về sau, gây trở ngại cho đường hô hấp.
- Nếu trẻ có chứng nghẽn mũi, nằm ngửa sẽ làm thở khó khăn, gây ngáy, vì vậy khi trẻ nghẽn mũi tốt nhất không cho trẻ nằm ngửa.
- Sau khi uống sữa, nếu trẻ ngủ ngay không cho trẻ nằm thẳng, nên cho trẻ nằm nghiêng bên phải. Và khi ọc sữa, bé cũng tránh được tình trạng ngạt thở.
Nằm sấp có phải là sự chọn đúng đắn?
Ưu điểm:
- Trẻ cảm giác được an toàn khi nằm ở tư thế này.
- Giảm nôn ọe: Khi trẻ nằm sấp, chất tan nhanh trong dạ dày, không để lưu lại ở thực quản và cổ họng dẫn đến nôn ọe
- Cơ thể phát triển
- Có lợi thế hơn cho trẻ khi sau này luyện tập lật và bò
Nhược điểm:
- Dễ nghẹt thở: Đầu trẻ khá to, lực ở cổ không đủ, khi lật dễ bị gối, khăn chặn lại gây ra nghẹt thở, nguy hại đến tính mạng
- Không dễ tản nhiệt: Phần bụng gắn chặt với nệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, dịch hồ hôi không kịp thời tản ra, gây ra chàm cho trẻ.
Tư thế nằm nghiêng được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn:
Ưu điểm:
- Tránh nghẹt thở: Một khi trẻ bị nôn, nằm nghiêng bên phải có thể làm cho vật nôn trong khoang miệng chảy ra từ miệng, không chảy vào cổ họng, gây nghẽn ho, nghẹt thở.
- Không ngáy: Nếu trẻ có hiện tượng ngáy, có thể chuyển cơ thể của trẻ sang nằm nghiêng, tiếng ngáy sẽ biến mất, hô hấp cũng thuận lợi hơn.
Nhược điểm:
- Thời gian dài nằm nghiêng sẽ làm cho vòng tai của trẻ chịu chèn ép làm thay đổi hình dạng tai, nằm nghiêng trái hay phải cũng cần chú ý đến vành tai của trẻ dễ biến dạng.
- Nằm nghiêng lâu làm cho đầu trẻ dẹt một bên, tốt nhất cứ 3-4 tiếng chuyển tư thế 1 lần
- Có thể gây ra tật vẹo cổ cho trẻ rất cao, nên thay đổi sang trái phải để tránh tình trạng này.
Với những ưu nhược điểm kể trên của 3 tư thế chính, ba mẹ có thể đưa ra tư thế ngủ cho trẻ an toàn nhất để áp dụng cho bé ngay từ đầu.
Lời khuyên cho giấc ngủ của bé trở nên tốt hơn và an toàn hơn:
Đối với những em bé khỏe mạnh và dưới một tuổi, ngủ ngửa là tư thế lý tưởng. Tuy nhiên, một số biện pháp sau sẽ hữu ích để đảm bảo giấc ngủ an toàn cho bé.
Chọn loại chăn, ga gối, nệm phù hợp:
Và quan trọng là nệm phải bằng phẳng và không quá mềm hoặc quá cứng. Nó sẽ ảnh hưởng đến lưng của trẻ sau này.
– Tránh nằm trên giường lún: Tốt nhất, mẹ nên sử dụng một loại đệm cứng cho trẻ, thay vì các loại đệm mềm lún hoặc đệm nước. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, mẹ không nên sử dụng các loại đệm gối mềm, bằng bông hoặc để các loại thú nhồi bông trong khu vực ngủ của trẻ.
– Không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nôi/cũi: Hãy để trẻ ngủ khi chân có thể chạm được vào phần cuối của nôi/cũi. Dùng đệm vừa khít với kích thước nôi và chèn ga đệm thật chặt. Khung nôi/cũi nên đủ cao để trẻ không thể bò hoặc trườn ra được.
Tránh che đầu trẻ khi ngủ:
– Chỉ nên đắp chăn lên đến ngực của bé với hai cánh tay để lộ ra ngoài để tránh sự dịch chuyển của chăn lên đầu để ngăn ngừa nghẹt thở. Các chuyên gia cũng khuyên phụ huynh nên sử dụng túi ngủ trẻ em như một loại giường để giữ ấm cho bé mà không cần che đầu.
Ngủ cùng phòng với bé:
– Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên ngủ chung phòng để tiện cho việc cho trẻ bú vào ban đêm và theo dõi. Mẹ có thể đặt nôi, cũi của trẻ gần với giường ngủ của mẹ để tiện cho việc chăm sóc trẻ.
Môi trường ngủ tốt:
– Nhiệt độ phòng lý tưởng sẽ rơi vào khoảng 20 độ C giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn. Nhiệt độ không quá nóng hoặc không quá lạnh sẽ giúp trẻ ngủ sâu và không quấy khóc vào ban đêm.
– Khi ngủ, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ nhàng. Không nên bó, quấn trẻ quá chặt khi ngủ và thường xuyên kiểm tra bằng cách chạm vào da trẻ xem trẻ có bị nóng quá hay không.
Sử dụng núm vú giả (vào thời gian ngủ):
– Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng, việc sử dụng núm vú giả có ở trẻ sơ sinh thể ngăn ngừa SIDS – Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đừng ép em bé nếu chúng không muốn hoặc nếu nó rơi ra khỏi miệng.
Tránh dùng chung giường:
– Các chuyên gia khuyên rằng trẻ sơ sinh không nên dùng chung giường với bố mẹ, người lớn, anh chị em hoặc những đứa trẻ khác. Không ngủ chung giường với em bé, đặc biệt khi đã uống rượu hoặc uống thuốc vì sẽ gây nguy cơ nghẹt thở ở trẻ.
Thường xuyên giúp trẻ xoay người:
– Mẹ nên giúp trẻ xoay người trong khi ngủ để giúp trẻ tránh bị mỏi. Và hạn chế được đầu bị dẹp về một bên do nằm quá lâu trong một tư thế.
Tiêm chủng Vaccine cho bé:
Một nghiên cứu tại trường Y tế công cộng Berlin đã cho thấy rằng:
- Việc tăng mức độ bao phủ của vaccine bạch hầu – uốn ván – ho gà sẽ có liên quan tới việc giảm tỷ lệ tử vong do SIDS.
- Những khuyến cáo mới nhất về lịch tiêm chủng loại vaccine này cần nhấn mạnh đến việc không chỉ giúp trẻ phòng ngừa một số bệnh nhiễm trùng mà còn có thể giúp dự phòng được nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS.
Sử dụng công nghệ hỗ trợ:
– Ngày nay, có rất nhiều thiết bị công nghệ hoặc các ứng dụng hiện đại có thể được sử dụng để giúp mẹ theo dõi trẻ qua màn hình camera, để biết được nhiệt độ cơ thể hoặc các dấu hiệu sinh tồn (nhịp tim, hơi thở) của trẻ khi ngủ.
Điều cốt lõi mẹ cần nhớ:
Cho bé nằm ngủ nghiêng một bên hoặc sấp sẽ rất dễ có nguy cơ gây hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Thực tế, chứng đầu phẳng là vô hại cho trẻ và sẽ tự phục hồi được khi trẻ biết lật.
Ngoài ra, vẫn có nhiều cách để phòng ngừa đầu phẳng cho trẻ như: thay đổi vị trí nằm ngủ, cho trẻ nằm sấp với điều kiện trẻ tỉnh và được quan sát chặt chẽ bởi mẹ.
‘Giải mã’ 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh:
Vừa ngủ vừa mút tay:
– Thực tế, đây lại là dấu hiệu của một trí não đang phát triển tốt, giai đoạn này bé bắt đầu muốn đưa mọi thứ vào miệng do sự kích thích của bộ não.
– Tất nhiên việc để trẻ duy trì thói quen ngủ này là một điều không tốt chút nào. Mẹ nên tập cho trẻ thay đổi dần thói quen này từ tháng thứ 3 trở đi, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hệ răng và xương mặt.
Tư thế ngủ của trẻ giống hệt bố:
– Những trẻ có tư thế ngủ giống bố đều có liên quan đến gen di truyền. Đa số những đứa trẻ này sẽ thừa hưởng cả ngoại hình, tính cách và chiều của bố, hơn thế nữa còn là tính cách, thói quen và hành vi của trẻ.
Vừa ngủ vừa cầm nắm vật, đặc biệt là tay hoặc ngực mẹ:
– Theo các chuyên gia nhận định, trong 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thì những đứa trẻ dù ngủ say nhưng tay vẫn nắm chặt đồ vật nào đó cho thấy sự phụ thuộc lớn vào xúc giác của cơ thể trẻ. Bác sĩ Nhi khoa khuyên mẹ nên thường xuyên massage hoặc tham gia chơi những trò vận động để kích thích sự phát triển của xúc giác, đồng thời cũng là sự phát triển thần kinh và trí não.
Cho tay vào tai khi ngủ và bỗng nhiên tỉnh dậy:
– Khi trẻ đang ngủ đột nhiên lắc đầu, lấy tay ngoáy lỗ tai hoặc thậm chí là tỉnh dậy khóc toáng lên tức là trẻ đang ngủ với tâm trạng bất ổn. Đây có thể là dấu hiệu xấu cho sức khỏe của trẻ.
– Chuyên gia khuyên mẹ nếu gặp tình trạng này ở trẻ thì hãy quan sát và xem xét cẩn thận vì có khả năng cao là trẻ đang mắc phải chứng bệnh nào đó như: thiếu canxi, viêm tai giữa,…
Tư thế ngủ sấp và cuộn tròn:
– Tư thế này là không tốt cho trẻ sơ sinh vì sẽ gây khó thở và có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
– Tuy nhiên, trong 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh những trẻ có thói quen thường xuyên ngủ nằm sấp lại có chỉ số IQ lớn hơn những bạn cùng trang lứa. Đây là kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học Mỹ và đã được khẳng định.
Mỉm cười trong khi đang ngủ:
– Có không ít trẻ sơ sinh vừa ngủ vành moi vừa vô thức hướng lên trên, trông giống như mỉm cười vì đang chìm trong một giấc mơ đẹp.
– Thế nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ ngủ như đang cười là bởi hệ thần kinh trung ương còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng kiểm soát cơ mặt còn kém nên trẻ mới có những cử động khuôn miệng như mỉm cười như vậy.
Các cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh ngủ ngon lại gọn gàng:
Cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh kiểu vòng tay của mẹ:
Chỉ với vài thao tác đơn giản, cùng với 1 chiếc khăn, cô ấy đã có thể tạo thành 1 chiếc “ổ” giúp bé sơ sinh ngủ ngon giấc. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Hãy chuẩn bị 1 chiếc khăn bông sạch có kích thước khoảng 60 x 120 cm rồi cuốn chéo chiếc khăn lại.
- Bước 2: Mẹ chỉnh lại quần áo cho bé thật gọn gàng rồi để bé nằm nghiêng, đưa khăn từ dưới chân lên đến đầu bé. Một đầu khăn đặt ở cổ, đầu còn lại đặt trên đầu bé.
Như vậy là mẹ đã tạo cho bé 1 chiếc “ổ” ấm áp thoải mái, để bé có đi vào giấc ngủ ngon dễ dàng.
Lưu ý: Các mẹ hãy để cổ bé hơi ngửa 1 chút, 1 chân áp vào bụng để tránh tình trạng trẻ bị đau bụng đồng thời cách này sẽ tốt cho hệ tiêu hóa.
Cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như kén để giữ ấm cho trẻ ở mùa lạnh:
Để thực hiện cách này, việc đầu tiên mẹ chuẩn bị một chiếc khăn aden kích thước khoảng 70 x 70 cm nhé! Sau đó làm theo từng bước dưới đây:
- Bước 1:Trải khăn lên bề mặt phẳng rồi xếp khăn thành hình thoi, có nếp gấp lên xuống rồi đặt trẻ vào giữa khăn sao cho lưng và cổ của bé đè lên nếp gấp.
- Bước 2: Đặt tay phải của bé xuôi theo cơ thể. Mẹ nâng tay trái của bé lên rồi quấn mép khăn phía bên trái qua phải và đặt đầu khăn xuống dưới lưng và cài lại.
- Bước 3: Phần khăn dưới chân của bé mẹ gập tiếp lên trên. Cuối cùng mẹ đặt tay lên ngực bé, tay kia lấy mép khăn còn lại quấy quanh người bé là xong nhé.
Lưu ý: Mẹ không nên quấn quá chặt. Như vậy sẽ khiến bé khó thở và không thấy thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng các loại áo liền quần cho bé chất liệu vải tốt sẽ giúp con ấm áp, tránh bị tốc áo gây lạnh.
Cách quấn khăn cho bé khi ra đường:
Khi ra đường để giữ ấm cho trẻ, các mẹ nên mua các loại khăn trùm để quấn cho bé. Nhưng để quấn đúng cách thì làm như thế nào? Hãy tham khảo cách làm dưới đây nhé!
- Bước 1: Me cũng trải khăn trên mặt phẳng theo hình vuông rồi đặt bé vào phần dưới tấm trải
- Bước 2:Mẹ để 2 tay của bé xuôi theo bên người, không cần ép quá thẳng khiến bé bị đau và khó chịu. Sau đó, mẹ lấy chỉ 1 góc tấm khăn xếp dọc xuống dưới, làm sao qua vai cùng phần bụng của bé rồi luồn góc này để chặt hơn nơi phần mông bé. Bên đối diện, mẹ cũng thực hiện thao tác tương tự như vậy.
- Bước 3: Phần dưới tấm vải phủ lên vai bé rồi gắp về phía sau là được nhé.
Cách quấn khăn làm tã cho bé (Quấn tã vải chéo):
- Đầu tiên mẹ đặt bé lên khăn, tã sao cho đáy của khăn ngang với vai của bé.
- Sau đó, mẹ gấp một khăn chéo khác thành hình chữ nhật rồi đặt khản gấp từ ngang với lưng mông rồi quấn lên bụng bé.
- Các mẹ nên quấn khăn từ bên trái rồi sang bên phải, gấp góc tã vào dưới nách bên trái.
Ngoài ra, khi quấn thì tay trái bé để dọc cơ thể.
Cách quấn chăn giữ ấm thiết kế may sẵn:
Mọi người nghĩ rằng dùng chăn ủ thiết kế may sẵn sẽ quấn dễ hơn. Nhưng thực tế không phải đâu, khá nhiều mẹ làm sai đấy. Cách quấn khăn ủ cho bé sơ sinh chỉ gói gọn trong 3 bước cơ bản:
- Bước 1: Giống như những cách trên, mẹ trải chăn ra một mặt phẳng sao cho chúng không bị nhăn nhúm.
- Bước 2: Bắt đầu quấn khăn. Mẹ cho chân bé vào ống luồn chân, phần trần thì không để khăn ủ chùm quá cổ bé.
- Bước 3: Mẹ gập 2 bên mép vào giữa là được. Hầu hết chăn ủ nào cũng có miếng dán nên việc cố định chăn ủ tương đối đơn giản rồi nhé. Chú ý, hãy để tay bé được thoải mái! Sau khi quấn nếu thấy bé có cảm giác khó chịu, mẹ hãy kiểm tra lại để điều chỉnh phù hợp.
Hy vọng với các cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh trong bài viết sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và nuôi nấng bé yêu của mình.
Tổng hợp các thông tin trên các web khác nhau.