Cách làm bánh phu thê với các nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm nhưng khi thưởng thức lại ngon vô cùng. Gắn liền với chiếc bánh là cả một sự tích của Việt Nam vào triều Lý và Đình Bảng được tuyên truyền rằng đó là nơi đầu tiên làm ra chiếc bánh này.
Bên trong chiếc bánh trong suốt màu xanh ngọc bích ấy còn được rắc lẫn những sợi dừa nạo nhỏ, mềm cùng hạt mè bám li ti bám trên chiếc bánh. Thế nên khi ăn, ta sẽ có cảm giác giòn giòn, sần sật xen lẫn hương thơm của mè kèm trong cái dẻo dai của vỏ bánh. Nhân bánh là đỗ xanh được ngâm kĩ, đãi sạch vỏ, đem hấp chín, nghiền mịn thắng với đường và trộn lẫn vào sợi dừa đã được nạo nhuyễn.
Món bánh phu thê này rất dễ làm, thời gian làm lại rất nhanh nên cuối tuần bạn hãy làm những chiếc bánh dân dã này cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Bánh phu thê (bánh xu xê) là loại bánh gì?
– Cái cách dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân dường như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình nghhĩa phu thê. Không những vậy, bánh phu thê còn bao hàm trong nó triết lí ngũ hành một cách tinh tế qua năm màu của bánh: màu trắng của bột lọc và cơm dừa, màu vàng của dành dành dùng làm màu cho vỏ bánh và nhân đỗ xanh, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc.
==> Đó là sự hòa hợp của con người với trời đất, là sự hòa hợp giữa người với người và giữa vợ với chồng.
– Tuy có vẻ ngoài không quá nổi bật nhưng bánh phu thê được chế biến rất kỳ công, từ khâu chọn lọc nguyên liệu cho đến khi thành phẩm.
Bánh phu thê đặc sản ở đâu?
– Chiếc bánh đầu tiên được làm ra là ở phường Đình Bảng, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với phát tích cổ triều Lý, mà còn có một loại đặc sản thơm ngon là bánh phu thê.
– Theo người dân địa phương, chiếc bánh này ra đời từ thời Lý. Khi vua Lý Anh Tông xuất binh chinh phạt giặc ngoại xâm, hoàng hậu đã ở nhà làm món bánh này gửi ra trận. Vua ăn thấy ngon nên đặt tên là bánh phu thê để gợi nhớ đến tình cảm vợ chồng. Từ đó, làng Đình Bảng truyền tai nhau cách làm món bánh này và trở thành một làng nghề truyền thống của bánh phu thê.
Sự tích về chiếc bánh phu thê:
Không phải tự nhiên mà bánh phụ thê được sử dụng để làm lễ vật trong ngày cưới hỏi. Như đã nói ở trên, cái tên của món bánh này là do vua Lý Anh Tông đặt để gợi nhớ đến tình cảm vợ chồng thuỷ chung, son sắt, bền chặt trong tình yêu.
– Theo người dân địa phương, chiếc bánh này ra đời từ thời Lý. Khi vua Lý Anh Tông xuất binh chinh phạt giặc ngoại xâm, hoàng hậu đã ở nhà làm món bánh này gửi ra trận. Vua ăn thấy ngon nên đặt tên là bánh phu thê để gợi nhớ đến tình cảm vợ chồng. Từ đó, làng Đình Bảng truyền tai nhau cách làm món bánh này và trở thành một làng nghề truyền thống của bánh phu thê.
Cái tên phu thê nói lên ý nghĩa gì?
– Chiếc bánh được kết hợp màu sắc rất hài hoà. Đó chính là màu trắng của cơm dừa và bột lọc, màu vàng của nhân đậu xanh và vành trên vỏ bánh. Màu xanh của lá dừa và màu đỏ của dây buộc.
– Sự kết hợp hài hoà này dựa trên triết lý Âm Dương ngũ hành của người Đông phương. Ấy chính là ý nghĩa của sự hoà hợp giữa thiên nhiên với con người, giữa người và người sinh sống với nhau.
– Hay nói cách khác là sự đồng thuận, đồng lòng của vợ chồng như câu nói “Đồng vợ đồng chồng, tát biển đông cũng cạn”. Bánh phu thê khi ăn rất dẻo dai, dính kết. Đó cũng chính là ý nghĩa, gợi đến sự gắn kết bền lâu của mỗi cặp vợ chồng.
Bánh phu thê giá bao nhiêu, bán ở đâu?
– Hiện nay, bạn có thể tìm mua bánh phu thê tại làng nghề Đình Bảng, các cửa hàng đặc sản hoặc các trang thương mại điện tử uy tín với giá dao động chỉ từ 60.000 – 75.000 đồng/ 10 cái.
– Nếu được làm hoàn toàn bằng các nguyên liệu tự nhiên, một chiếc bánh phu thê có thể để được khoảng 2 – 3 ngày ở bên ngoài với thời tiết ổn định, không quá nóng. Tuy nhiên, khi được bảo quản trong tủ lạnh thì thời hạn của bánh có thể kéo dài từ 4 – 5 ngày.
Lưu ý:
- Trước khi ăn, bạn nên đem bánh đi hấp nóng để bánh được dẻo và ngon hơn nhé!
- Không nên mua những loại bánh được quảng cáo thời hạn sử dụng lên tới 1 tuần hoặc 1 tháng. Đó là những chiếc bánh có sử dụng chất bảo quản, phẩm màu và phụ gia gây ảnh hưởng cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ.
Bánh phu thê bao nhiêu calo, ăn có béo không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chiếc bánh phu thê (60gr) có chứa khoảng 110 calo và các thành phần dinh dưỡng khác như sau:
- Chất đạm: 1.2gr
- Lipid: 1gr
- Carb: 25gr
Ngoài ra bánh phu thê còn chứa rất nhiều các hợp chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, do hiện nay có rất nhiều cách chế biến bánh với những nguyên liệu, công thức khác nhau nên hàm lượng calo trong mỗi loại sẽ không giống nhau.
Cách làm bánh phu thê truyền thống:
Nguyên liệu làm bánh:
Bột năng: 350 gr
Đậu xanh: 150 gr
Dừa nạo: 60 gr
Dừa sợi: 50 gr
Dầu dừa: 35 ml
Mạch nha: 60 gr
Nước cốt lá dứa: 450 ml
Đường: 145 gr
Muối: 1.5 muỗng cà phê
Mè rang: 1 ít
Dụng cụ thực hiện: Nồi xửng hấp, chảo, dĩa, muỗng, đũa
Cách làm Bánh phu thê truyền thống:
Làm nhân đậu xanh Bánh phu thê:
- Đầu tiên, vo sạch 150gr đậu xanh và ngâm mềm từ 2 – 3 tiếng để đạt được độ mềm nhất định.
- Kế đến, cho đậu xanh vào nồi cùng 1/2 muỗng cà phê muối, 350ml nước lọc rồi đun trên lửa vừa từ 20 – 25 phút cho đến khi đậu chín mềm là được.
- Ta bắc chảo chống dính lên bếp, cho vào phần đậu xanh đã nấu mềm vừa rồi vào thêm 45gr đường, 60gr dừa nạo, 35ml dầu dừa, 60gr mạch nha.
- Sên nhân trên lửa vừa nhỏ nhất đến khi thấy nhân dẻo mềm, khô ráo và không dính chảo là ta có tắt bếp.
- Để chúng nguội hẳn rồi hãy mới tiến hành vo tròn nhân.
Mách nhỏ: Nên thường xuyên đảo đều đậu để không bị khét đáy nồi.
Làm vỏ Bánh phu thê:
- Cho vào nồi 350gr bột năng, 450ml nước cốt lá dứa và 500ml nước lọc rồi khuấy đều cho bột tan. Chú ý đừng để chúng bị vốn cục ( ốc trâu) nhé.
- Sau đó, bắc nồi lên bếp, cho vào thêm 100gr đường, 1 muỗng cà phê muối, 50gr dừa sợi. Khuấy đều trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp sệt, dẻo đặc lại.
Mách nhỏ: Nên khuấy bột liên tục và đều tay để tránh làm bột bị khét đáy.
Chia nhân vào các khuôn bánh:
- Sau khi phần nhân nguội, ta tiến hành chia đậu xanh thành 8 phần bằng nhau rồi vo tròn. Nếu cảm thấy nhân quá lớn, ta có thể chia nhỏ theo ý thích của bạn.
- Phết 1 lớp dầu ăn vào khuôn bánh, sau đó cho vào 1 ít bột vỏ bánh rồi đặt nhân đậu xanh lên trên.
- Tiếp theo, lấy thêm 1 ít bột làm vỏ bánh để kín lên trên là hoàn tất.
Bắt tay vào quá trình hấp bánh:
- Đặt bánh vào xửng, kế tiếp đặt xửng lên 1 nồi nước sôi, đậy nắp kín và hấp trong 20 phút đến khi bột vỏ trong, nhìn thấy rõ nhân bánh bên trong là chín.
- Để chúng nguội hoàn toàn, ta lấy chúng ta khỏi khuôn. Chuẩn bị sẵn màng bọc thực phẩm để tiến hành gói bánh.
- Cuối cùng, rắc lên màng bọc thực phẩm 1 ít mè rang và sau đó cho bánh ra rồi gói thành hình vuông.
Bánh phu thê hoàn thành:
- Bánh phu thê hoàn thành xong thơm mùi lá dứa, giòn sần sật của sợi dừa, bùi béo của đậu xanh.
- Chúng ta sẽ thường gặp trong các dịp cưới hỏi, là món bánh đặc trưng của dân tộc Việt.
Hãy thử ngay cách làm bánh phu thê này nhé, không cần phải ra ngoài tìm mua nữa.
Bánh phu thê truyền thống Huế có gì khác biệt?
Nguyên liệu cần để thực hiện:
Bột năng: 100 gr
Nước cốt dừa: 20 ml
Đậu xanh: 50 gr (đã cà vỏ)
Đường: 105 gr
Dầu ăn: 25 ml
Hạt sen: 1 ít (đã luộc chín)
Lá dừa: 1 ít
Dụng cụ thực hiện: Nồi xửng hấp, chảo, dĩa, muỗng, đũa, máy xay cầm tay,…
Cách chọn mua hạt sen ngon:
- Nên chọn hạt sen già, có hình dáng tròn, màu trắng ngà hoặc vàng đậm. Hạt sen già khi nấu lên sẽ thơm ngon, bùi hơn hạt sen non nhiều lần.
- Tránh chọn hạt sen bị thâm, vỏ xanh bên ngoài nhăn nheo. Ngoài ra, cũng không nên chọn hạt sen bị dính nước vì hạt sẽ dễ bị thâm và mau héo.
Làm khuôn đựng bánh:
– Rửa sạch lá dừa và ngâm sơ qua nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút.
Mách nhỏ: Ngâm lá dừa trong nước muối sẽ giúp lá sạch và gói bánh sẽ lâu hư hơn.
– Mỗi khuôn bánh, bạn sẽ làm tuần tự theo các bước sau:
- Đầu tiên, tước lấy phần gân bánh của lá già, sau đó cắt thành 2 khúc, 1 khúc 4cm và 1 khúc 4.2cm.
- Kế đến, dùng kéo cắt 1 đầu lá nhọn của lá dừa, sau đó dùng khúc cây 4cm ép vào lá và đo thành 5 đoạn bằng nhau.
- Sau khi tạo thành 5 đoạn bằng nhau, bạn dùng kéo cắt bỏ phần lá dư.
- Kế tiếp, dùng tay tước bỏ 1 phần lá nhỏ ở 1 bên rãnh lá. Sau đó, dùng tay gập thẳng lá vào tương ứng với các điểm đã tạo trước.
- Tiếp theo, dùng kéo cắt ngay khúc gập lá, lưu ý đường cắt chỉ chạm đến gân lá là được.
- Gập luân phiên các mép lá lại với nhau cho vuông gấp, cứ làm như thế bạn sẽ được 1 chiếc hộp hình vuông. Kế đến, dùng tăm ghim cố định khuôn bánh lại là bạn đã hoàn thành phần đế bánh.
Mách nhỏ: Phần lá dừa dùng để khuôn bánh sẽ chọn lá không quá non cũng không quá già. Lá phải đạt trạng thái cứng dẻo vừa đủ để khi gói không bị rách lá.
Làm phần nắp đậy:
– Để làm phần nắp hộp, bạn cũng thực hiện tương tự như trên nhưng với khúc cây 4.2cm. Sau khi tạo các nếp lá nằm ngang, bạn tiếp tục gấp xéo các mép lá thành 1 góc 45 độ.
– Kế đến, bẻ lá tuần tự theo các nếp góc chéo đã tạo trước đó để làm thành nắp hộp hình vuông.
– Cuối cùng, dùng ghim để cố định lại phần mối nối là hoàn tất.
Mách nhỏ: Bạn cũng có thể dán hình trái tim lên nắp hộp để trang trí thêm phần bắt mắt.
Làm nhân đậu xanh:
– Rửa sạch đậu xanh và ngâm trong nước ấm từ 4 – 5 tiếng cho mềm.
– Bắc nồi lên bếp, cho vào đậu xanh đã ngâm mềm, 1 ít nước vừa đủ ngập mặt đậu. Nấu đậu trên lửa vừa đến khi chín mềm. Nên lưu ý coi chừng đáy nồi bị khét.
– Cho đậu xanh ra chén, sau đó cho vào thêm 25gr đường rồi dùng máy xay cầm tay xay cho nhuyễn mịn.
– Bắc chảo lên bếp, cho vào đậu xanh xay nhuyễn, 25ml dầu ăn, 20ml nước cốt dừa.
– Sên nhân đều tay trên lửa nhỏ đến khi nhân dẻo mềm, khô ráo và không dính chảo là đạt.
Luộc dừa:
– Dùng dao cắt hoặc bào cùi dừa thành nhiều sợi nhỏ.
– Nấu sôi 1 nồi nước, sau đó cho cùi dừa vào và đảo đều khoảng 5 – 10 phút cho ra hết dầu dừa.
Mách nhỏ: Luộc dừa trước sẽ giúp làm giảm mùi dầu dừa khi hấp bánh. Ngoài ra, việc này cũng sẽ giúp bánh bảo quản được lâu hơn.
Khuấy bột bánh phu thê:
– Cho vào nồi 80gr đường, 60ml nước rồi khuấy đều cho đường tan hết là có thể tiến hành bước tiếp theo.
– Tiếp tục, ta cho vào từ từ 100gr bột năng và khuấy cho tan.
– Bắc nồi bột lên bếp, khuấy đều tay liên tục trên lửa nhỏ đến khi bột đặc sệt lại nhưng vẫn còn độ lỏng.
– Tắt bếp, cho vào thêm dừa luộc và tiếp tục đảo đều đến khi hòa quyện.
Mách nhỏ:
- Không nên cho nhiều bột vào cùng 1 lúc vì sẽ khiến bột bị vón cục ( óc trâu), nó sẽ khó tan ra.
- Hỗn hợp bột đạt là khi nước bột hơi lỏng và không đặc.
Gói và bắt đầu hấp Bánh phu thê:
– Cho nhân đậu xanh vào giữa 2 tấm giấy nến rồi cán mỏng, sau đó dùng dao cắt thành nhiều khối vuông nhỏ.
– Đặt 1 đoạn lá dứa 10cm vào đáy hộp, kế đến cho 1 ít bột bánh vào khuôn rồi dàn đều.
– Tiếp theo, đặt 1 miếng đậu xanh vào giữa, 4 hạt sen ở 4 góc.
– Cuối cùng, phủ kín 1 lớp bột bánh lên mặt nhân là hoàn tất.
Mách nhỏ:
- Khi cho lớp bột cuối cùng lên mặt, bạn hãy cố gắng lấy phần bột có nhiều sợi dừa. Bánh khi hấp chín, sợi dừa nổi rõ sẽ giúp bánh đẹp hơn.
- Xếp bánh vào xửng, đặt xửng lên một nồi nước sôi, phủ khăn lên trên, đậy kín nắp và hấp bánh từ 10 – 15 phút.
- Để bánh nguội hoàn toàn rồi đậy phần vỏ nắp lên trên. Nếu đậy bánh lúc còn nóng sẽ dễ khiến bánh bị lên men và hư.
Bánh phu thê đã thành phẩm:
– Những chiếc bánh nhỏ xinh dai dẻo, giòn sần sật hòa quyện cùng nhân đậu xanh hạt sen bùi ngọt, béo ngậy, cực kỳ thơm ngon.
Mẹo thực hiện để thành công:
– Chỉ hấp bánh bằng lửa nhỏ để bánh không tràn nhân ra ngoài.
– Cách bảo quản: bánh có thể để trong thời tiết bên ngoài từ 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể để trong ngăn mát tủ lạnh, dùng trong 4 – 5 ngày, trước khi ăn đem hấp cách thủy lại.