Những thực phẩm bổ máu cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, chất sắc còn thiếu cho cơ thể, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, cuộc sống không còn bị ảnh hưởng, bỏ các chất thải, chất độc và nâng cao chất lượng máu.
Thiếu máu, thiếu sắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bởi vì sắt có chức năng chính là tham gia vào quá trình mang oxy, hỗ trợ quá trình vận chuyển máu từ tim cho toàn cơ thể.
Thế nên nếu thiếu thành phần này, cơ thể chúng ta có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm như quá trình trao đổi bị hoãn lại, máu ngừng lưu thông, sinh ra triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, tê bì chân tay,…
Với những người trẻ, hiện tượng này có thể ít gặp hơn. Nhưng đối với người trung niên trở lên, thiếu máu diễn ra nhiều hơn và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Ngoài việc tuân thủ phương pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng.
Thiếu máu là tình trạng cơ thể diễn ra như thế nào?
Cơ thể con người có ba loại tế bào máu:
- Tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng
- Tế bào tiểu cầu để giúp cục máu đông
- Tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể
– Các tế bào hồng cầu chứa huyết sắc tố – một loại protein giàu chất sắt giúp máu có màu đỏ. Huyết sắc tố cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể và mang carbon dioxide từ các bộ phận khác của cơ thể đến phổi để thở ra.
– Khi số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi và lượng huyết sắc tố giảm khiến cho oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể bị thiếu gọi là thiếu máu.
Đây là một bệnh lý gây ra nhiều tác động nguy hại, điển hình có thể kể đến gồm:
Cơ thể mệt mỏi:
- Thiếu máu ở mức nghiêm trọng khiến cho cơ thể không được cung cấp máu đầy đủ nên các hoạt động chức năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Điều này làm người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, không có đủ sức để hoàn thành công việc trong ngày. Ngoài ra họ còn cảm thấy đầu óc choáng váng khi đi bộ, vui chơi,…
Thần kinh bị tổn thương, trí tuệ sa sút:
- Mặt khác, người bị thiếu máu rất khó tập trung vào bất kì việc gì, dễ quên. Điều này là do khả năng tư duy và nhận thức của não bộ bị giảm.
==> Hậu quả sinh ra từ đó là năng suất công việc giảm sút, hệ thần kinh bị tổn hại.
Rối loạn vận động:
- Người bị thiếu máu thường xuyên cảm thấy chân tay nhức mỏi, tê bì nên vận động kém. Ngoài ra họ còn bị đau cổ, gáy, xương sống nên khả năng vận động cũng khó tránh bị ảnh hưởng.
Rối loạn thị giác:
- Do lượng máu không đáp ứng được và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu hoạt động của mắt nên người bị thiếu máu thường xuyên bị giảm hoặc mất cân bằng thị lực.
Bệnh tim mạch:
- Do bị thiếu máu nên tim không được cung cấp đầy đủ oxy từ đó đập nhanh hơn bình thường, dễ bị đau thắt, tăng cảm giác chóng mặt và hoa mắt. Thiếu máu trong thời gian dài gây suy tim cùng suy nhiều nội tạng khác, nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong.
Thai kỳ gặp nhiều nguy hiểm:
- Phụ nữ mang thai bị thiếu máu ở mức độ cao vô cùng nguy hiểm bởi nó không chỉ khiến cả mẹ và bé thiếu dinh dưỡng mà còn tăng nguy cơ sinh non, băng huyết, bào thai bị suy dinh dưỡng,…
Tử vong:
- Thiếu máu nặng dễ gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Bệnh thiếu máu cấp tính khiến lượng máu mất đi quá nhiều và quá nhanh, rất khó tránh tử vong.
Nguyên nhân gây thiếu máu:
Thiếu máu có nhiều khác nhau với các nguyên nhân và mỗi cơ thể khác nhau, bao gồm:
Thiếu máu viêm:
– Một số bệnh như ung thư, HIV / AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, bệnh Crohn và các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính khác có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu.
==> Qua đó, bệnh thiếu máu ngày càng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Ta cần khám bệnh thường xuyên để có thể kiếm soát và xử lý kịp thời nếu bệnh trở nặng hơn.
Thiếu máu không tái tạo:
– Đây là tình trạng thiếu máu hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu. Nguyên nhân gây thiếu máu không tái tạo bao gồm nhiễm trùng, sử dụng một số loại thuốc, bệnh tự miễn và tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Thiếu máu bất sản:
– Một loạt các bệnh như bệnh bạch cầu và bệnh tủy có thể gây thiếu máu khi ảnh hưởng đến việc sản xuất máu trong tủy xương. Tác động của các loại ung thư và các rối loạn giống như ung thư khác nhau từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.
Thiếu máu do thiếu sắt:
– Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất do thiếu chất sắt trong cơ thể. Tủy xương cần sắt để tạo ra huyết sắc tố. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ lượng huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu.
– Loại thiếu máu này xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc thường xuyên bị mất máu, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lở loét, ung thư và sử dụng thường xuyên một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là aspirin, có thể gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến mất máu,….
Thiếu máu thiếu vitamin:
– Bên cạnh sắt, cơ thể cần folate và vitamin B12 để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Một chế độ ăn thiếu chất này và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm giảm sản xuất hồng cầu.
– Ngoài ra, một số người tiêu thụ đủ B12 không thể hấp thụ vitamin. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu vitamin, còn được gọi là thiếu máu ác tính.
Tan máu bẩm sinh:
– Đây là một bệnh lý huyết học mang tính di truyền liên quan đến sự bất thường của hemoglobin, một loại cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy. Ở người bị tan máu bẩm sinh, các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm:
– Thiếu máu hồng cầu hình liềm là bệnh di truyền và đôi khi nghiêm trọng hơn là thiếu máu tán huyết. Nguyên nhân gây bệnh bởi một dạng hemoglobin khiếm khuyết khiến các tế bào hồng cầu có hình dạng lưỡi liềm bất thường. Những tế bào máu bất thường này chết sớm, dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu mãn tính.
Triệu chứng và các chẩn đoán về bệnh thiếu máu:
Về lâm sàng, chẩn đoán thiếu máu dựa trên các dấu hiệu sau:
- Da và niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt.
- Ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
- Chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
- Mệt mỏi, hồi hộp, nhịp tim nhanh.
- Nếu là phụ nữ sẽ có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.
Về cận lâm sàng, chẩn đoán thiếu máu dựa vào các kết quả công thức máu:
Dựa vào nồng độ Hemoglobin trong máu như sau:
- Thấp hơn 13g/dl (130 g/l) đối với nam giới.
- Thấp hơn 12g/dl (120 g/l) đối với nữ giới.
- Thấp hơn 11 g/dl (110g/l) đối với người lớn tuổi.
- Hàm lượng Ferritin giảm
- Hàm lượng Acid folic hoặc vitamin B12 giảm
- Tủy giảm sinh.
Phòng ngừa thiếu máu bằng cách bổ sung chất khác nhau như:
Nhiều loại thiếu máu không thể phòng ngừa được. Nhưng bạn có thể tránh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách ăn một chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm:
– Chất sắt: Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò và các loại thịt khác, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau lá xanh đậm và trái cây sấy khô.
– Folate: Được tìm thấy trong trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu xanh, đậu thận, đậu phộng, và các sản phẩm ngũ cốc như bánh mì, ngũ cốc, mì ống và gạo.
– Vitamin B12: Thực phẩm giàu vitamin B-12 bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm ngũ cốc, đậu nành tăng cường.
– Vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và nước ép cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây. Những thứ này cũng giúp tăng hấp thu sắt.
Nên bổ sung những thực phẩm bổ máu nào cho người thiếu máu, thiếu sắt?
Chế độ dinh dưỡng bổ sung sắt đối với người lớn:
– Đối với người lớn, chế độ dinh dưỡng, những thực phẩm bổ máu, chất sắt cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo cân đối và đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cần cân đối giữa protein động vật và protein thực vật. Và song song đó, việc bổ sung những thực phẩm bổ máu, sắt phải đảm bảo theo nhu cầu và khuyến nghị về tuổi, giới của người bệnh.
Những thực phẩm bổ máu, chất sắt cho người thiếu máu thiếu sắt bao gồm:
Protein động vật:
- Thịt: các loại thịt đỏ chứa nhiều sắt như thịt bò, thịt bê, thịt lợn, gà tây, gan, tiết,… Số lượng cần sử dụng trong khoảng 45-60g protein tương ứng với 200-300g thịt/ngày.
- Hải sản: nhóm hải hải như cá thu, cá hồi, sò, ốc, hàu,… cần đảm bảo ăn 2-3 bữa/ tuần.
- Trứng: là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, glucid,… đặc biệt trong lòng đỏ trứng có chứa rất nhiều sắt, kẽm, canxi và vitamin A,… Theo đó, người bệnh nên ăn 2-3 quả trứng/ tuần.
Protein thực vật:
- Rau màu xanh đậm: bao gồm họ rau cải như rau cải chân vịt, súp lơ, cải xoong,… Mỗi ngày, người bệnh thiếu máu thiếu sắt cần sử dụng từ 300-400g tương ứng với một bát con rau/bữa.
- Đậu đỗ và các loại hạt: đậu tương, đậu hà lan, lạc, hạnh nhân, hạt điều,…
Các loại quả:
- Ngoài các loại protein động vật và thực vật thì các loại quả như nho, việt quất, lựu, cherry, dâu tây cũng rất tốt cho người thiếu máu thiếu sắt. Vì thế, bạn nên sử dụng từ 100-200g hoa quả chín/ngày.
- Ngoài ra, người bệnh thiếu máu thiếu sắt cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm làm ức chế khả năng hấp thu sắt như trà, cà phê,…
Chế độ dinh dưỡng bổ sung sắt cho trẻ nhỏ:
– Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ chủ yếu là do thiếu sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng không phù hợp như uống sữa công thức không bổ sung sắt, ăn bột thiếu thức ăn nguồn gốc động vật,… Ngoài ra, trẻ sinh non hay có các bệnh lý kèm theo như tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, nhiễm giun, chảy máu cam, hành kinh khi đến tuổi dậy thì cũng làm trẻ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt
– Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ cần bổ sung sắt cho trẻ theo nguyên tắc bổ sung theo nhu cầu và khuyến nghị về cân nặng, chiều cao, tuổi và giới tính. Cha mẹ cũng nên bổ sung thực phẩm giúp hấp thu sắt như các loại quả chứa nhiều vitamin C như nho, bưởi, nước cam, quýt,…
Một số thực phẩm trẻ nhỏ nên ăn giúp bổ sung sắt bao gồm:
- Sữa mẹ: các sản phụ nên thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và duy trì cho trẻ bú đến khi 2 tuổi.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: sữa không chỉ chứa các loại khoáng chất bổ máu như photpho, canxi, magie,… mà còn giàu vitamin B12, vitamin A, vitamin C có vai trò quan trọng trong việc dự trữ sắt và hình thành hồng cầu.
- Thịt đỏ và nội tạng: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, gan, thận, tim,…
- Trứng: Cha mẹ nên cho trẻ ăn từ 3-4 quả trứng/tuần.
- Cá và động vật có vỏ: cá cơm, cá mòi, cá mòi cơm, cua, tôm, hến,… Nên cho trẻ ăn 3-4 bữa cá/tuần.
- Các loại hạt: hạt óc chó, hạt điều, hạt hướng dương, đậu phộng, hồ đào, hạt mè,…
- Các loại rau xanh: bông cải xanh, cải xoong, cải bó xôi, cải xoăn,…
- Ngũ cốc và sản phẩm làm từ ngũ cốc: bánh mì, bột cám, bột ngô, yến mạch, lúa mạch đen,…
- Socola, bột ca cao, bánh quy hạt gừng, bột cà rì,… cũng là một trong những thực phẩm ưa thích của trẻ có chứa hàm lượng sắt cao.
Top những thực phẩm bổ máu thúc đẩy hàm lượng dinh dưỡng:
1. Thịt bò chế biến được các món ăn bổ máu khác nhau:
– Cứ trong 100g thịt bò có đến 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết. Mà sắt lại là một thành phần quan trọng của các tế bào hồng cầu mang oxy đi nuôi cơ thể.
==> Vì thế trong chế độ dinh dưỡng của người thiếu máu nên lựa chọn thịt bò thăn vừa giúp bổ máu, lại vừa ít chất béo tốt cho sức khỏe và cân nặng.
2. Trứng gà – Loại thức ăn bổ máu cần thiết cho người thiếu máu:
– Tương đương với các loại thịt, trứng gà cũng chứa một lượng các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất.
– Những thành phần dinh dưỡng này của trứng gà mang đến hàng loại lợi ích sức khỏe tuyệt vời, trong đó có bổ máu. Một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt. Hãy bổ sung các món ăn bổ máu từ trứng vào bữa ăn hàng ngày để có thể hỗ trợ, giảm tình trạng thiếu máu.
3. Hải sản giúp cải thiện việc thiếu máu tối ưa:
– Các loại hải sản có chứa lượng chất sắt lớn phải kể đến như: tôm, cua, cá thu, cá hồi, sò, hàu…
- 100g cua đồng có tới 4,7mg sắt;
- 100g cua biển có tới 3,8mg sắt;
- 100g tôm khô có tới 4,6mg sắt, .…
Ngoài ra, các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu. Vì vậy, có nhiều các món ăn bổ máu được chế biến từ hải sản.
4. Khoai tây có được coi là một trong những thực phẩm bổ máu không?
– Khoai tây là một loại thực phẩm có tác dụng bổ sung chất sắt rất hữu hiệu cho cơ thể. Trong 100g khoai tây chứa tới 3,2mg sắt. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua khoai tây để chế biến thành các món ăn bổ máu vô cùng có lợi cho sức khỏe.
– Nên dùng khoai tây thường xuyên trong thực đơn với các món như: hấp, hầm, luộc… và hạn chế dùng khoai tây rán có hại cho sức khỏe do nó chứa nhiều chất béo bão hòa từ dầu.
5. Bí ngô được chế biến với các món khác nhau để bổ sung dinh dưỡng cho người gầy yếu, xanh xao:
– Nhắc đến việc ăn gì để bổ máu, không thể không nhắc đến bí ngô. Không những là loại thực phẩm chứa nhiều sắt mà bí ngô còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như: các axit amin, kẽm, canxi, protein thực vật, carotene… Đặc biệt, hạt bí ngô cũng chứa rất nhiều sắt.
- Mỗi 100g hạt bí ngô có khoảng 15mg sắt.
Bí ngô nên dùng thường xuyên để làm các món ăn bổ máu cho người gầy yếu, xanh xao, mới ốm dậy…
6. Rau xanh đậm cũng là thực phẩm bổ máu rất tốt:
– Những thực phẩm như rau bi na, bông cải xanh, cải bó xôi… luôn có mặt trong danh sách thức ăn bổ máu. Bạn có thể chế biến được nhiều món ăn bổ máu từ các loại rau xanh như salad, nấu canh, luộc, xào….
7. Các loại đậu – Một trong những thực phẩm bổ máu dễ ăn:
– Các loại đỗ như đậu xanh, đậu đen, đậu tương, đậu đỏ… là những thực phẩm có hàm lượng chất sắt tương đối cao cho cơ thể, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu rất hiệu quả. Không những vậy các molypden có trong chứa nhiều trong đậu còn là chất giúp hấp thụ sắt một cách hiệu quả.
– Tuy nhiên, trong các loại đậu cũng chứa chất axit phytic có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Để giảm tỷ lệ chất axit phytic bạn cần nhớ ngâm đậu vào trong nước ấm qua đêm trước khi chế biến các món ăn bổ máu.
8. Các quả mọng cần thiết cho người thiếu máu:
– Theo nghiên cứu, những người thường xuyên ăn các loại quả mọng có thể giảm khoảng 30% nguy cơ nhồi máu cơ tim khi về già. Trong loại quả mọng này chứa chất chống oxy hóa anthocyanin. Chất này giúp cải thiện mỡ “tốt” HDL cholesterol và giảm hiện tượng viêm có liên quan đến bệnh tim mạch.
9. Ăn gan động vật để bổ sung thêm chất sắt:
– Thức ăn chứa đạm và sắt là những món ăn bổ máu vô cùng cần thiết cho người thiếu máu. Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò đều chứa hàm lượng sắt cao:
- 100g gan lợn có 12mg sắt,
- 100g gan gà có 10mg sắt,
- 100g gan bò có 6,5mg sắt.
Tuy nhiên, để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan, cần rửa thật sạch, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn.
10. Những thực phẩm bổ máu – gạo trắng:
– Một chén hạt gạo trắng có thể chứa 797 mcg axit folic. Bạn có thể ăn cơm kèm theo nhiều món ăn hấp dẫn, kết hợp với nước sốt và gia vị để làm tăng hương vị, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
– Gạo có thể nấu với thịt bò giàu chất sắt và rau giàu vitamin C như bông cải xanh. Bằng cách này, bạn có thể tiêu thụ chất dinh dưỡng để tăng cường máu một cách hiệu quả chỉ trong một bữa ăn.
Những điều cần lưu ý khi bổ sung những thực phẩm bổ máu:
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng thiếu máu nên ăn gì người bệnh cần chú ý:
– Tránh ăn các món ăn bổ máu đồng thời với các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng gây ức chế và giảm sự hấp thụ sắt như: cải bó xôi, ngũ cốc, sữa, đậu nành,…
– Không nên hút thuốc lá bởi nó làm giảm hàm lượng vitamin được dùng để hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng khác.
– Để nhận được nhiều sắt từ thực phẩm, tốt nhất chúng ta không nên uống cà phê hay trà khi ăn vì chúng chứa các polyphenol làm cản trở quá trình hấp thu sắt.
– Nên kết hợp thực phẩm giàu vitamin C và thức ăn bổ máu, thực phẩm có nhiều protein để tăng cường hấp thu sắt.
Thực đơn cho người thiếu máu:
Khi bị thiếu máu, cơ thể cần được bổ sung các acid amin. Những chất này có nhiều trong thịt, nạc, cá, trứng, sữa, đậu nành… Ngoài ra, bạn cần cân đối giữa thịt và các loại rau củ. Bên cạnh đó, cần dùng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất sắt và khoáng vi lượng như gan gà, heo, vịt; tim, cật, thịt bò, dê, lòng đỏ trứng, hải sản, các loại đậu…
Dưới đây là những món ăn chữa thiếu máu, bạn nên thêm vào thực đơn hàng ngày:
Canh gan gà và lá dâu non:
Trong các loại gan thì gan gà được xem là tốt cho sức khỏe nhất. Chúng chứa nhiều vitamin B12 có tác dụng tốt với bệnh thiếu máu, ngăn mất trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch, tăng năng lượng.
Chuẩn bị:
Gan gà: 100g
Lá dâu non: 50g
Gia vị: mắm, muối, bột ngọt
Cách làm:
- Sau khi mua về, bạn đem đi rửa sạch gan gà, thái nhỏ rồi ướp gia vị
- Lá dâu bạn cũng cần rửa sạch và để cho ráo nước.
- Cho gan gà vào nồi với một lượng nước vừa đủ.
- Khi gan chín, cho lá dâu vào nồi và đun sôi tầm 7-10 phút.
- Nêm gia vị cho vừa miệng là có thể ăn được.
Gan heo nấu với táo đỏ:
Chữa thiếu máu, quáng gà, đau bụng lạnh, tiêu chảy,… là công dụng đặc trưng của gan heo. Trong khi đó, táo đỏ là loại “thần dược” quen thuộc của Đông y, có khả năng bổ khí, bổ máu hiệu quả.
Chuẩn bị:
Gan heo: 60g
Khoai mài: 20g
10 trái táo đỏ
Cách làm:
- Gan heo rửa sạch, lưu ý khi rửa cần bóp sạch máu đọng bên trong.
- Sau đó, bạn cắt miếng vừa ăn rồi ướp với gia vị trong vòng 10-15 phút
- Táo đỏ và củ mài rửa sạch để ráo.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào bát sành đun cách thủy trong vòng 3 giờ. Nêm gia vị vừa ăn với khẩu vị của bạn.
- Món này có thể dùng với cơm hoặc ăn lúc đói.
Canh gà, nấm và cà rốt:
Món canh gà nấm hương cà rốt là một món ăn bổ dưỡng nhưng lại dễ dàng thực hiện được. Sự thanh ngọt từ nước hầm gà, mùi thơm nhẹ nhàng của nấm hương hòa quyện lại tạo nên một món ăn khó cưỡng lại được.
Chuẩn bị:
Thịt gà nạc: 500g
Mộc nhĩ: 10g
Nấm hương: 5g
Cả rốt: 100g
Cách làm:
- Thịt gà sau khi mua về, đem rửa sạch với muối để loại các chất dơ bám trên gà
- Sau đó, bắt nước lên đem luộc chín và xé nhỏ vừa ăn.
- Ngâm mộc nhĩ, nấm hương cho nở rồi rửa sạch và thái nhỏ
- Rửa sạch cà rốt, bào vỏ bên ngoài rồi đem đi thái sợi.
- Cho cà rốt, nấm hương, mộc nhĩ, thịt gà vào nồi nước luộc gà đun chín và nêm gia vị vừa ăn là có thưởng thức được rồi.
Thịt bò xào hoặc thịt bò hấp:
Thịt bò cũng là một trong những thực phẩm không thể thiếu cho câu hỏi thiếu máu ăn gì. Trong thịt bò có chứa nhiều kẽm, photpho, protein,vitamin B rất tốt với người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể. Thịt bò xào và thịt bò hấp là hai món ăn chữa thiếu máu hiệu quả.
Nguyên liệu: Tùy vào khẩu phần bạn ăn nhiều hay ít mà bạn chuẩn bị khối lượng thịt bò cho việc nấu ăn.
Thịt bò xào:
Ta có thể xào chung với các loại rau như cần hay hành tây, để tránh bị ngán khi ăn.
- Thịt bò rửa sạch, thái mỏng và ướp gia vị.
- Đổ dầu ăn vào chảo rồi cho hành tỏi vào phi thơm.
- Sau đó, cho thịt bò vào xào lửa lớn đến khi chín tới.
Thịt bò hấp:
Đối với thịt khi hấp, ta có thể hấp thêm với gừng, xả hoặc có thể là lá tía tô để tăng thêm hương vị. Đồng thời, giúp cải thiện sức khỏe một cách đáng kể đấy.
- Thịt bò rửa sạch, thái nhỏ, ướp gia vị.
- Cho thịt cùng một quả cà chua vào nồi hấp cách thủy.
Sò huyết hấp bia:
– Sò huyết là một loại hải sản có vị ngọt, mặn, tính ấm, có tác dụng chính là bổ huyết, kiện vị, ôn trung, hỗ trợ chữa chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu, tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày tá tràng.
Chuẩn bị:
Sò huyết: 500g
Bia 1 lon
Cách làm:
- Đối với sò huyết, ta cần phải chà thật kĩ để và ngâm chúng với ớt để cát bên trong chúng.
- Sau khi rửa sạch ta để chúng ráo nước.
- Cho bia vào nồi hấp, khi bia sôi thì cho sò vào và đậy nắp lại.
- Sò huyết rất mau chín cho nên không cần nấu quá lâu, sẽ mất các dinh dưỡng.
- Chờ tới khi sò chín là có thể thưởng thức.
Nước ép củ cải đường:
Chuẩn bị:
Củ cải đường
Đường trắng
Ly thủy tinh
Máy say sinh tố
Cách làm:
- Rửa sạch củ cải đường rồi cắt lát ngâm vào nước muổi khoảng 5 – 10 phút.
- Sau đó cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
- Đem đi lọc qua màng để lấy nước củ cải.
- Cho thêm chút đường trắng vào và quấy đều là có thể dùng được.
Và những thực phẩm thiếu máu không nên ăn gì?
Thức ăn chứa nhiều canxi:
– Canxi khiến cho quá trình hấp thu sắt trong cơ thể khó khăn hơn. Do vậy, những người thiếu máu cần tránh các thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, phô mai, sữa chua, các loại hạt và chuối.
Thực phẩm, đồ uống có chứa tannin:
– Những người bị thiếu máu nên hạn chế dùng các đồ uống chứa nhiều tannin như trà đen, cà phê, trà xanh bởi tannin cản trở cơ thể hấp thụ sắt. Ngoài ra, nho và ngô cũng là hai loại thực phẩm chứa tannin.
Gluten ảnh hưởng như thế nào?
– Ngoài ra, những người thiếu máu cũng cần tránh xa những thực phẩm chứa gluten do chúng làm tổn thương thành ruột, ngăn cản cơ thể hấp thu sắt và axit folic. Đây là hai chất cần thiết để sản sinh tế bào hồng cầu
– Những thực phẩm chứa gluten có thể kể đến như: mì ống, lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch.
Các thực phẩm giàu axít oxalic:
– Trong một số trường hợp, axít oxalic có thể cản trở cơ thể hấp thu sắt. Do vậy, những người bị thiếu máu do thiếu sắt nên hạn chế sử dụng những thực phẩm như đậu phộng, rau bina, rau mùi tây và sô cô la.
Tổng hợp từ các nguồn tin khá nhau.