Trẻ sơ sinh cần chăm sóc, bảo vệ để có sức khỏe và sự phát triển tốt nhất

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.

Khi mới chào đời, trẻ sẽ phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài khác hoàn toàn so với trong bụng mẹ. Thời tiết nóng – lạnh, các loại âm thanh khác nhau, các thứ vô cùng lạ lẫm với trẻ nhỏ,… không những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn tạo tâm lý lo sợ và khóc thường xuyên.

Việc chăm sóc đúng cách, đầy đủ cho trẻ sơ sinh không chỉ bắt đầu sau sinh mà cha mẹ cần chuẩn bị mọi mặt từ giai đoạn trước sinh, đặc biệt về mặt kiến thức và tâm lý. Với người mẹ sinh con lần đầu, hẳn còn nhiều bỡ ngỡ không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào cho đúng.

Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ được tốt nhất, mẹ phải biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Tìm hiểu ngay cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi chi tiết.

Hướng dẫn đầy đủ về chăm sóc trẻ sơ sinh:

Bạn đã trải qua quá trình mang thai, chuyển dạ rồi sinh nở sau 9 tháng 10 ngày hoặc có thể sớm hơn do một số lý do khách quan nào đó, để đón chào đứa con đáng yêu của mình. Đây cũng chính là lúc bạn bắt đầu làm mẹ và chăm sóc đứa con yêu mình mong chờ bấy lâu nay.

1. Hướng dẫn cách bế trẻ sơ sinh

– Trước khi bế bé lên, mẹ cần lên tiếng gây chú ý với bé nhầm báo cho biết là sẽ bế bé. Điều này giúp bé không giật mình, khóc hoảng vì bất ngờ bị nhấc lên khỏi chỗ nằm.

– Khi bế bé lần đầu tiên, mẹ thường có chút lúng túng không biết có đúng không nhưng hãy nhẹ nhàng, sau vài ngày, mẹ sẽ biết bé thích được bế ở tư thế nào nhất. Mỗi bé sẽ thích được bế ở một tư thế riêng, có bé thích vác vai, có bé thích được ẵm ngửa…

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Trước khi bế bé lên, mẹ cần lên tiếng gây chú ý với bé nhầm báo cho biết là sẽ bế bé.

Cách bế trẻ sơ sinh:

Hệ thống cơ xương của trẻ khi mới sinh ra còn rất mềm nên bạn cần lưu ý cách bế trẻ sơ sinh đúng cách và phải hết sức cẩn thận:

  • Hãy dùng một tay đỡ đầu và cổ, tay còn lại đỡ mông và ôm sát bé vào lòng.
  • Bạn hãy vuốt ve và âu yếm để tạo được tình cảm giữa cha mẹ và bé, đồng thời cũng giúp cho các giác quan trẻ phát triển.
  • Khi đặt bé trở lại giường, bạn không nên dùng gối đầu quá cao sẽ ảnh hưởng đến xương của trẻ.

Lưu ý: không bế xốc, rung lắc hay đưa nôi quá mạnh gây tổn thương đến cơ thể bé.

Cách bế bé đúng chuẩn là một tay đỡ đầu và cổ, tay còn lại đỡ mông và ôm sát vào lòng, tạo cảm giác bảo vệ và che chở

2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh khi bú:

Nên sớm bắt đầu cho trẻ bú ngay giờ đầu sau sinh. Vì mới sinh nên cơ thể cũng như dạ dày của trẻ còn rất nhỏ nên chỉ có thể chứa được 30 – 90ml sữa mỗi lần bú. Những giọt sữa non đầu tiên chưa thực sự dồi dào nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng, rất cần thiết cho bé.

Mẹ và bé cần chọn tư thế sao cho cả 2 đều thoải mái, có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm.

  • Tư thế ngồi: người mẹ ngồi thật thoải mái, lưng có thể tựa sao cho cơ vùng cổ và thắt lưng không bị căng gây mỏi và đau lưng. Trẻ được giữ chắc và nâng bởi vòng tay của mẹ.
  • Tư thế trẻ nằm sát mẹ: Người mẹ nằm nghiêng, đùi dưới kê trên gối, chân trên gập ở đầu gối. Đặt bé nằm nghiêng quay mặt về phía mẹ sao cho miệng bé áp sát ngực dưới của mẹ. Mẹ dùng cánh tay phía dưới để đỡ đầu bé nhằm áp miệng bé vào vú mẹ.
– Sau khi bú, bé cần được ợ hơi để bụng được dễ chịu. Bạn có thể để bé tựa trên vai mình, đỡ mông bé và vỗ nhẹ lưng. Các mẹ cũng không cần lo lắng khi bé bị nấc trong 24h đầu mới sinh, bởi đây là hiện tượng bình thường.
Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Mẹ và bé cần chọn tư thế sao cho cả 2 đều thoải mái, có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm.

Đặt bé ngủ sao cho đúng để bé có ngon giấc?

– Phòng ngủ của bé nên sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh để bé dễ ngủ. Với trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, nhiệt độ phòng thích hợp là khoảng 28ºC. Nếu dùng điều hòa, bạn không nên để nhiệt độ phòng quá thấp vì có thể khiến bé bị cảm lạnh dù đã được quấn khăn và đắp chăn đầy đủ. Song bạn cũng không nên để con ngủ trong phòng có nhiệt độ cao khiến con dễ đổ mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu, bé ngủ không ngon giấc.

– Việc ngủ ngon giấc sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ chỉ có thể ngủ ngon khi được bú no, cơ thể sạch sẽ, phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát.

  • Bạn có thể massage nhẹ nhàng cho bé trước khi con ngủ.
  • Nếu nằm võng thì nên cho bé nằm ở chế độ đung đưa nhẹ, hát ru khe khẽ hoặc mở nhạc êm dịu để bé dễ ngủ hơn.
  • Tránh cho bé ngủ ở tư thế nằm sấp, nếu cho trẻ nằm sấp thì phải theo dõi cẩn thận vì trẻ dễ có nguy cơ đột tử.

Thêm một lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng là bạn không nên để gối, thú nhồi bông… xung quanh trẻ. Những thứ này dễ khiến trẻ bị ngạt thở nếu chẳng may chúng đè vào mũi bé.

3. Cách tắm rửa, vệ sinh cho trẻ sơ sinh

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Nên thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị.

Có hai sự lựa chọn cho mẹ sử dụng cho bé dùng là tã vải hay tã giấy hoặc dùng xen kẽ cả hai loại tã để tiết kiệm.

  • Khi chọn tã giấy cho con, nên chọn loại có kích cỡ thích hợp, có tính năng chống hăm, ngứa.
  • Nếu cho con dùng tã vải, nên chọn loại có chất liệu cotton mềm, thấm nước tốt.

– Khi thay, phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm và nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Nên thoa kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da trước khi mặc tã mới cho trẻ.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh:

Để tiện dụng, nên dùng sữa tắm gội 2 trong 1 dành cho trẻ sơ sinh để tắm cho bé. Trước khi tắm cho bé, cần chuẩn bị đầy đủ các thứ sau:

  • Rửa tay thật sạch.
  • Khăn xô khổ nhỏ, khăn xô khổ lớn, quần áo, mũ, bao tay…
  • Gạc, bông gòn, tăm bông, băng rốn vô trùng
  • Nước muối sinh lý 0,9%.

Lưu ý: Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, không nên để móng tay dài hay đeo nữ trang có bề mặt xù xì hay sắc cạnh vì chúng có thể khiến làn da trẻ bị trầy xước

– Trước khi tắm cho bé, hãy tắt quạt, tắt máy lạnh, tiến hành massage cho bé. Dùng nước sạch pha với nước sôi để tắm cho bé.

– Nếu không có nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm, bạn có thể dùng cùi chỏ tay để thử nước tắm cho bé. Lưu ý là trong khi tắm cho bé, nên trò chuyện âu yếm với trẻ để trẻ cảm nhận được tình yêu thương.

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Nước có nhiệt độ khoảng 36 – 38 độ C (tùy theo từng mùa) là thích hợp để tắm cho trẻ.

Khi đã chuẩn bị mọi thứ, tiến hành tắm cho trẻ theo các bước sau:

  1. Mẹ đặt bé nằm trên giường hoặc mặt phẳng, dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý lau mắt cho bé theo hướng từ trong ra ngoài.
  2. Dùng khăn tắm mềm để làm sạch lỗ mũi cho bé.
  3. Lau mặt cho bé.
  4. Khi bé chưa rụng rốn, nên dùng khăn mềm lau người cho bé, tránh làm ướt rốn. Nếu muốn tắm cho bé, mẹ đặt bé vào trong chậu nước có hòa sẵn chút sữa tắm để tắm nhưng sau đó cần vệ sinh vùng rốn cho bé, tránh nhiễm khuẩn.
  5. Sau khi tắm xong, dùng tăm bông/bông gòn để làm sạch vùng bên ngoài tai và thấm sạch nước quanh rốn cho trẻ. Tránh để đầu chai nước muối hay thuốc nhỏ mắt chạm vào mắt, mũi trẻ.
  6. Mặc áo, tã, bao tay và cho bé bú ngay nếu thấy bé có nhu cầu.
  7. Nếu muốn cắt móng tay, móng chân cho bé yêu, bạn hãy cắt sau khi bé vừa tắm xong. Lúc này, bé đang thoải mái và móng lại rất mềm, dễ cắt.

Ngoài ra, cũng có thể đợi cho bé ngủ say rồi cắt. Việc cắt móng tay, móng chân thường xuyên sẽ giúp móng tay, móng chân bé không bị xước, hạn chế tình trạng móng xước móc vào bao tay khiến bé đau, khó chịu hoặc bé tự làm đau mình.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh:

– Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ.

Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần phải được làm hằng ngày và vệ sinh theo các bước sau:

  • Trước khi chăm sóc rốn cho trẻ, mẹ cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90 độ.
  • Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra.
  • Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.
  • Lau rốn bằng bông gòn với nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
  • Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.
  • Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
  • Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.
Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Ở trẻ sơ sinh, cuống rốn là vết thương hở, rất dễ nhiễm trùng nếu mẹ không chăm sóc tốt.
Nếu phát hiện một trong các dấu hiệu sau, hãy đưa bé đi khám tại chuyên khoa Nhi ngay:
  • Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc có mủ.
  • Rốn chảy máu nhiều và khó cầm.
  • Da quanh rốn sưng, đỏ.
  • Rốn có chồi, rỉ nước kéo dài.
  • Rốn chưa rụng dù bé đã sinh được 3 tuần.
  • Nếu thấy rốn con có dấu hiệu bất thường, bạn tuyệt đối không được dùng kháng sinh hay bất cứ loại thuốc gì cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

4. Cách chăm sóc da cho trẻ:

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên việc chăm sóc da cho bé cần phải được chú trọng. Việc chăm sóc da và việc chọn các sản phẩm chăm sóc da cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng:

  • Mẹ hãy chọn mua loại quần áo có chất liệu mềm, cắt bỏ nhãn mác. Dù sự cọ xát là nhẹ nhưng lặp đi lặp lại cũng có thể khiến da trẻ bị trầy xước dễ dẫn đến viêm nhiễm.
  • Dùng xà phòng loại dành cho trẻ nhỏ hay cho da nhạy cảm để giặt đồ cho bé.

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng có hại từ môi trường:

  • Bạn thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Chọn loại tã phù hợp cho bé.
  • Việc không thay tã thường xuyên (kể cả tã vải, tã giấy) và có tác dụng từ môi trường bên ngoài như nóng ẩm có thể khiến da bé bị nhiễm trùng, nhiễm nấm.
  • Mỗi khi thay tã cho bé, bạn cần rửa sạch vùng mặc tã với chất làm sạch nhẹ dịu và lau khô cho bé. Để hạn chế tối đa các vấn đề không tốt cho bé.

Tránh để các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến mắt bé:

  • Trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt và bài tiết nước mắt nên cần giữ bé tránh xa khói thuốc lá hoặc nơi môi trường bị ô nhiễm.
  • Dùng các sản phẩm chăm sóc da và tóc nhẹ dịu, không gây cay mắt cho trẻ khi sử dụng.
  • Tránh các sản phẩm làm sạch có chứa cồn hoặc xà phòng có chất tẩy mạnh, làm ảnh hưởng không tốt cho bé.

Luôn giữ cho da bé có độ ẩm thích hợp:

  • Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều quá có thể khiến da bé mất nước. Mẹ nên thoa kem dưỡng da ở những vùng da khô hay bong tróc cho bé.
  • Song việc không thay tã thường xuyên (kể cả tã vải, tã giấy) và môi trường nóng ẩm có thể khiến da bé bị nhiễm trùng, nhiễm nấm. Mỗi khi thay tã cho bé, mẹ cần rửa sạch vùng mang tã với chất làm sạch nhẹ dịu và lau khô cho bé.
Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Bên cạnh việc chăm sóc trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Hạn chế tác động đến sự cân bằng của các loại vi khuẩn thường trú trên da của trẻ:

  • Các chủng vi khuẩn thường trú trên da trẻ sơ sinh có ngay sau khi bé sinh ra. Chúng hiếm khi gây bệnh trừ khi da có vết thương hở hoặc độ axit tự nhiên trên da bị phá hủy. Do vậy, cần phải giữ cuống rốn luôn sạch và khô, thoáng.
  • Tắm cho bé bằng loại sữa tắm nhẹ dịu và có độ pH cân bằng phù hợp với làn da của trẻ.

Tăng lượng canxi nhờ phơi nắng:

  • Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày để con có đủ lượng canxi cần thiết cho quá trình phát triển. Phơi nắng cho trẻ sơ sinh còn là cơ hội cho bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nâng cao sức đề kháng.
  • Việc chăm sóc trẻ sơ sinh cần sự tỉ mỉ, cẩn thận cao, điều này gây không ít khó khăn cho mẹ, nhất là những người lần đầu làm mẹ.

Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Theo dõi tình trạng vàng da của trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Tình trạng vàng da sơ sinh là khá phổ biến.

Nhiều thống kê cho thấy 25 – 30% trẻ sinh đủ tháng và gần 100% trẻ sinh non, nặng dưới 1,5kg bị vàng da.

Trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nguyên nhân, tình trạng vàng da dễ gây ra biến chứng do tình trạng nhiễm độc thần kinh dẫn đến tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề. Do đó, bạn cần đưa con đi khám ngay nếu thấy bé có dấu hiệu vàng da.

Hãy lưu ý rằng tình trạng vàng da ở trẻ chỉ được coi là vàng da sinh lý tại thời điểm được khám nếu có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
  • Vàng da xuất hiện sau khi sinh 24 giờ.
  • Bé bị vàng da và hết trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng.
  • Mức độ vàng da nhẹ (chỉ ở vùng mặt, cổ, ngực).
  • Chỉ vàng da và không có các triệu chứng bất thường khác như trẻ bị thiếu máu, gan lách to, bé bỏ bú, lừ đừ…
  • Nồng độ billirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ sinh đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ sinh thiếu tháng.
  • Tốc độ tăng billirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

Nếu con bạn có bất thường với một hoặc vài yếu tố kể trên, tình trạng vàng da của bé sẽ được xem là vàng da bệnh lý, bé cần được theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt.

Lưu ý: Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh chỉ có thể điều trị được các trường hợp vàng da nhẹ nhưng sẽ giúp bạn theo dõi mức độ vàng da của bé dễ dàng hơn.

6. Cách đội mũ, quấn tã, đeo bao tay, chân cho trẻ sơ sinh:

Khi chào đời, em bé thoát khỏi sự bao bọc của cơ thể mẹ và tập thích nghi với môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ cần phải giữ ấm cho cơ thể bé. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng đắn là mẹ nên chú ý đến việc đội mũ và quấn tã cho bé.

– Đội mũ che thóp là cực kỳ cần thiết:

  • Tuy nhiên bạn cũng đừng lạm dụng việc đội mũ liên tục. Chỉ khi ra ngoài lạnh mới cần che thóp.
  • Khi bé ở trong nhà hoặc nơi kín gió, hãy để đầu bé được thoáng mát. Do cơ thể bé cũng tự có khả năng điều hòa thích nghi nên nếu cứ đội mũ kín mít, bé sẽ bị ngứa ngáy khó chịu, ra nhiều mồ hôi. Điều này sẽ dẫn đến sốt cao nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

– Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sai lầm mà bố mẹ hay gặp phải là quấn tã quá ấm hay quá chặt:

  • Nhiều người cho rằng quấn chặt tã khiến bé ít bị giật mình, dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, hành động này dễ làm ép khớp háng của bé.
  • Khi đó, chân của bé sẽ bị lệch trục, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ. Không chỉ vậy, quấn chặt tã còn là nguyên nhân khiến bé bị ngạt thở, bí bách và nóng.

– Bố mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này da bé cực kỳ nhạy cảm:

  • Khi mua mũ nón, quấn tã cho bé nên chọn chất liệu vải mềm mại, nhẹ nhàng trên da bé. Mẹ nên sử dụng nước xả vải dành cho trẻ sơ sinh sau mỗi lần giặt để giúp sợi vải mềm mại, thông thoáng hơn.
  • Da trẻ mỏng manh vì vậy rất cần sự bảo vệ nên việc mang bao tay, bao chân và đội mũ có chất liệu mềm và thoáng cho trẻ là điều cần thiết

Lưu ý đến nhiệt độ trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Song hành với các cách chăm sóc trẻ sơ sinh trên thì bạn phải kết hợp đo nhiệt độ trẻ thường xuyên.

Nhiệt độ trẻ sơ sinh ở mức bình thường là 36.5 đến 37 độ C.

– Khi trẻ có nhiệt độ 37.5°C: Bạn hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, không đắp chăn trùm kín trẻ. Ngoài ra, mẹ nên tăng cường lượng sữa cho bé bú nhiều hơn sẽ giúp giảm nhiệt.

– Khi trẻ có nhiệt độ cao hơn 38°C: Lúc này trẻ đã bị sốt, mẹ hãy tiến hành lau mát ở tại vị trí: hai bên nách, bẹn, trán. Nếu trẻ không có dấu hiệu hạ sốt, bạn nhanh chóng bế trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để can thiệp kịp thời.

Khi đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh, bạn cần lưu ý đến vị trí lấy nhiệt độ của bé:

– Ở nách: Bạn đặt nhiệt kế vào nách bé và giữ trong khoảng 2 phút, nhiệt độ ở nách cộng thêm 0,50C mới là nhiệt độ thực tế của bé.

– Ở hậu môn: Bạn đặt nhiệt kế vào hậu môn bé và giữ trong 1 phút, nhiệt độ đo được ở hậu môn chính là thân nhiệt thật của bé.

Những lưu ý chính khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi:

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ nhiều là hoàn toàn bình thường:

– Trẻ dưới 1 tháng tuổi hầu như ngủ nhiều cả ngày. Vì giấc ngủ sẽ giúp trẻ tích nạp đủ năng lượng và chuẩn bị tăng trưởng, phát triển nhảy vọt. Trẻ chỉ thức dậy khi có nhu cầu uống sữa, tã ướt.

– Vì không có nhận thức đói nên các bậc cha mẹ nên đánh thức trẻ dậy 2 – 3 giờ/lần để cho bé bú. Vì nếu ngủ hơn 4 – 5 giờ mà không được nạp đủ lượng sữa sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt năng lượng, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ. Mặt khác, khi dậy thì trẻ vô cùng đói và bú liên tục dễ khiến trẻ bị sặc sữa.

Trẻ sẽ đi ra phân su trong 1 ngày sau sinh:

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Các loại phân su của bé

– Phân su có màu xanh thẫm và đặc quánh. Nếu sau 1 ngày sau sinh mà trẻ sơ sinh chưa đi ngoài phân su thì bạn ngay lập tức báo cho bác sĩ khám và xử lý kịp thời. Đây là dấu hiệu bất thường có khả năng kèm theo bệnh lý: bệnh xơ nang, bệnh tuyến giáp, tắc nghẽn đường ruột.

– Nhưng nếu không may phát hiện trẻ vẫn đi ra phân su có màu xanh thẫm và đặc quánh vào ngày hôm sau, thì bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ lập tức để khắc phục tình trạng đó.

Luôn giữ ấm cơ thể trẻ sơ sinh:

– Khi mới chào đời, trẻ phải tự học cách thở, điều chỉnh nhiệt độ da để có thể thích nghi với môi trường. Chính vì vậy, trẻ sẽ cần rất nhiều thời gian để quen với môi trường và cuộc sống mới nà. Mẹ hãy luôn để ý giữ ấm cơ thể trẻ thường xuyên. Nếu để trẻ bị lạnh sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho cơ thể trẻ.

– Da của trẻ cần phải thích nghi từ từ với nhiệt độ của môi trường nên bạn hãy luôn giữ ấm cho trẻ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng (thiếu tháng):

– Với những trẻ sơ sinh non tháng hoặc thiếu tháng thì bạn cần luôn tuân theo yêu cầu và các chỉ định điều trị của bác sĩ. Sau khi không còn dấu hiệu bất thường và được bác sĩ đồng ý cho xuất viện thì bạn mới nên đưa bé về nhà chăm sóc.

– So với trẻ sơ sinh đủ tháng thì trẻ sơ sinh thiếu tháng cần được bú sữa thường xuyên hơn. Về căn bản, trẻ sơ sinh non tháng không được hoàn thiện về mặt thể chất, cơ thể nên cần bù đắp nhiều năng lượng. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bú thường xuyên và chia thành từng bữa nhỏ.

– Trẻ sơ sinh thiếu tháng cần được cung cấp lượng sữa nhiều hơn để bổ sung dinh dưỡng và cân bằng sự phát triển

Lưu ý: Không nên dồn bú sữa 1 lần quá nhiều sẽ khiến trẻ bị nôn trớ.

Sữa non là kháng thể cho trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Sữa non là sữa mẹ được tiết ra trong 7 ngày đầu sau sinh.

– Trong sữa non có hơn 4.000 bạch cầu/1cm3 và chất IgA cao gấp nghìn lần so với sữa thường. Những chất này giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Theo các báo cáo nghiên cứu, những trẻ được uống sữa non đầy đủ sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi và tiêu chảy thấp hơn.

– Sữa mẹ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu nhanh và còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Cách chăm sóc trẻ sinh non và cách giúp trẻ tăng cân nhanh:

Sử dụng nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ:

– Đối với trẻ sinh non thì sữa mẹ là chất tốt nhất để giúp bé khôi phục lại thể trạng còn yếu sau khi sinh.

  • Nếu bé chưa thể bú được, hãy chăm sóc bằng cách truyền dinh dưỡng vào tĩnh mạch. Nếu bạn bận, hãy vắt sữa và bảo quản đúng cách để người khác vẫn có thể cho bé bú sữa.
  • Ngoài ra, trẻ sinh non rất cần bổ sung thêm chất sắt. Sử dụng trong 4 tháng đầu là đủ để đáp ứng lượng chất sắt còn thiếu trong cơ thể của trẻ.

Để trẻ sinh non ngủ nhiều:

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ bị sinh thiếu tháng. Để chăm sóc trẻ khi ngủ, bạn cần phải lưu ý đến vấn đề sau:

  • Để bé nằm ngửa khi ngủ, tuyệt đối không được nằm sấp.
  • Để bé nằm trên nềm cứng và không cần gối đầu.
  • Trẻ sinh non thường ngủ hơn nhưng thời gian lại rất ngắn. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên bên cạnh để chăm cho bé ngủ.

Ngủ nhiều là hiện tượng xảy ra ở trẻ sinh non vì cần điều chỉnh lại năng lượng của cơ thể

Bổ sung vitamin và chất sắt cho cơ thể của trẻ:

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Thành phần chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ đã bao gồm đủ vitamin D và các khoáng chất cần thiết.

– Hệ hô hấp và tiêu hóa của trẻ sinh non thường yếu hơn so với trẻ sơ sinh bình thường nên khi cho bú, mẹ cần chia nhỏ số lần ra làm 8 đến 12 lần mỗi ngày. Nếu bạn muốn bổ sung thêm chất sắt cho trẻ thì lưu ý rằng, không được sử dụng chung với sữa khi cho bé bú.

– Cần chia nhỏ số lần cho trẻ sinh non bú vì hệ tiêu hóa của trẻ yếu hơn so với trẻ sơ sinh bình thường

Lưu ý đến lượng sữa khi cho trẻ bú:

– Nhiều mẹ cứ nghĩa rằng, cho bé uống sữa càng nhiều càng giúp trẻ phát triển tốt nhưng điều này rất sai lầm. Hãy nhớ rằng liều lượng sữa và khung giờ để uống rất quan trọng đặc biệt là đối với trẻ sinh non.

– Bạn nên cho bé bú mỗi lần cách nhau từ 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng và lượng sữa chỉ bằng 1/3 lượng sữa ghi trên hướng dẫn sử dụng. Và cứ mỗi tháng, bạn hãy tăng khẩu phần ăn cửa bé dần dần và tập cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi.

– Đối với trẻ sinh non, mỗi lần cho bé bú cách nhau từ 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng và lượng sữa chỉ bằng 1/3 lượng sữa ghi trên hướng dẫn sử dụng

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh tăng cân nhanh:

– Cải thiện giấc ngủ của trẻ và đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc và khung giờ mẹ cần lưu ý nhất và vào 10 giờ tối cho đến 2 giờ sáng vì khoảng thời gian này sẽ giúp bé sản sinh ra hormone tăng trưởng gấp 4 lần.

– Cho bé bú sữa mẹ thường xuyên và đều đặn để bổ sung đầy đủ vitamin và chất khoáng cho cơ thể trẻ. Nên lưu ý thời gian cho bú và liều lượng sữa phù hợp để bé có thể phát triển toàn diện.

– Bạn cần chú ý rằng, không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì cơ quan trong hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện tốt. Vì vậy, hãy cho ăn dặm khi bé đã được 6 tháng tuối nhé. Và cũng nên tham khảo thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất.

– Giấc ngủ, lượng sữa, vitamin và chất khoáng là những điều bạn cần lưu ý trong giai đoạn đầu giúp cân nặng phát triển tốt.

Và giấc ngủ có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn.

Tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ sơ sinh:

Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ khi sinh ra đời:

  • Trẻ sẽ tăng dần về chiều cao trong khi ngủ.
  • Phát triển trí não.
  • Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
  • Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần.
  • Có được hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Những giấc ngủ ngon có thể giúp con bạn trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh của trẻ.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

– Chu kỳ giấc ngủ của trẻ ngắn hơn so với người lớn, vì thường hay thức giấc. Trẻ ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM – Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh), điều cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (Non-REM – Non Rapid Eye Movement). Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ thức giấc hơn.

  • Trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh thường ngủ liên tục, thậm chí có trẻ có thể ngủ 20 giờ/ ngày, chúng chỉ thức dậy khi có nhu cầu ăn, hay cần thay tã.
  • Khi được 6 – 8 tuần tuổi hầu hết trẻ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để ăn vào ban đêm nhưng sẽ nhanh chóng quay lại giấc ngủ. Thời điểm này giấc ngủ của trẻ dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (Non-REM) nhiều hơn trước.

Trẻ nhỏ cần bao nhiêu thời gian để có giấc ngủ đủ ở mỗi giai đoạn khác nhau?

Trẻ sơ sinh hay bạn có thể gọi bằng cách khác như là em bé. Trẻ sơ sinh là đứa bé mới chào đời được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Trong tiếng La tinh là neonatus đề cập đến một trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Trẻ nhỏ cần bao nhiêu thời gian để ngủ ở mỗi giai đoạn khác nhau?

Trẻ từ 1 – 4 tuần:

  • Với trẻ sơ sinh cần phải ngủ ít nhất khoảng 15 – 18 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2 – 4 giờ và chỉ thức khi ta đánh thức để cho ăn. Tuy nhiên, đối với trẻ sinh non thì thời lượng ngủ có thể lâu hơn còn những trẻ bị đau bụng thì có thể ngủ ít hơn.
  • Ở giai đoạn này, do trẻ chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng, nên giấc ngủ thường không theo chu kỳ ngày đêm. Đây chính là giai đoạn mà trẻ cần được ngủ nhiều nhất.

Trẻ từ 1 – 4 tháng:

  • Trẻ cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày.
  • Khi trẻ được từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút. Tuy nhiên, thời gian ngủ lại dài hơn và kéo dài từ 4 – 6 tiếng, thường có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi:

  • Ở giai đoạn này, lý tưởng nhất là trẻ ngủ được 15 tiếng mỗi ngày, nhưng thực tế ở trẻ dưới 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ được khoảng 12 tiếng mỗi ngày.
  • Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thói quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu giống với người lớn.

Ở trẻ dưới 6 tháng:

Thường ngủ khoảng 3 lần vào ban ngày, và giảm xuống còn 2 lần khi trẻ được 6 tháng tuổi.

  • Buổi sáng, trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 9 giờ và kéo tới khoảng 10 giờ.
  • Buổi trưa, bắt đầu từ khoảng giữa trưa tới khoảng 2 giờ chiều và ngủ kéo dài khoảng một hoặc hai tiếng.
  • Buổi chiều, trẻ có thể bắt đầu ngủ từ khoảng 3 – 5 giờ.

Khi được 6 tháng tuổi (ở một số trẻ có thể sớm hơn), thể chất của trẻ đã phát triển và có khả năng ngủ được qua đêm.

Trẻ từ 1 – 3 tuổi:

Khi trẻ bắt đầu lớn, chúng cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày.

  • Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày. Khi trẻ biết đi, lý tưởng cần có 14 tiếng ngủ mỗi ngày, nhưng thực tế thì trẻ chỉ ngủ được khoảng 10 tiếng.
  • Ở phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một tiếng. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.

Trẻ từ 3 – 6 tuổi:

Khi trẻ biế đi, chạy, nói rành,… thì trẻ cần ngủ khoảng 10 – 12 tiếng mỗi ngày.

  • Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng.
  • Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như trẻ không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt cho trẻ hơn.
  • Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn các trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.

Trẻ từ 6 – 12 tuổi:

Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động tiếp xúc với thể giới xung quanh như ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ sẽ thường bắt đầu ngủ sớm hơn.

  • Buổi tối, chúng thường bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng. Ở giai đoạn này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày trẻ chỉ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ.

Biểu đồ tóm tắt lịch giấc ngủ năm đầu đời của trẻ:

Tuổi Tổng thời lượng ngủ trung bình Số giấc ngủ ngắn ban ngày trung bình Thời lượng ngủ ban ngày trung bình Tính năng ngủ ban đêm
0–2 tháng 15–16 + giờ 3–5 giấc ngủ ngắn 7–8 giờ Trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, em bé của bạn cần thức ăn cứ 2-3 giờ một lần. Vào một số thời điểm gần tháng thứ ba, trẻ có thể ngủ dài hơn khoảng 6 tiếng mỗi đêm.
3–5 tháng 14–16 giờ 3–4 giấc ngủ ngắn 4–6 giờ Giấc ngủ kéo dài hơn có thể sẽ trở nên ổn định hơn vào ban đêm. Nhưng khoảng 4 tháng tuổi, bạn có thể thấy một thời gian ngắn trẻ thức dậy nhiều hơn vào ban đêm đó là khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt
6–8 tháng 14 giờ 2–3 giấc ngủ ngắn 3–4 giờ Mặc dù em bé của bạn có thể không cần ăn trong đêm, nhưng thỉnh thoảng trẻ sẽ vẫn thức dậy vào ban đêm. Nhất là đối với giai đoạn một số trẻ bắt đầu đạt đến các cột mốc phát triển như ngồi dậy và lo lắng về “Khủng hoảng xa cách” trong những tháng này
9-12 tháng 14 giờ 2 giấc ngủ ngắn 3–4 giờ Phần lớn trẻ sơ sinh ngủ suốt đêm từ 10 đến 12 giờ. Khủng hoảng giấc ngủ có thể xuất hiện khi con đạt các mốc phát triển chính như kéo để đứng, bò và bi bô nói chuyện.

Một vài mẹo để trẻ có giấc ngủ ngon:

Để giúp trẻ có giấc ngủ ngon, bạn hãy thực hiện một vài mẹo hữu ích sau:

  • Ban đêm hãy cho con ngủ trong phòng tối, hạn chế tối đa tiếng động.
  • Thiết lập thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ, phát cho con các tín hiệu để con nhận thấy đã đến giờ đi ngủ như thay đồ ngủ, hát ru, hôn chúc ngủ ngon,… (điều này có thể có ích khi con bước vào giai đoạn khủng hoảng ngủ).
  • Cho con thời gian được học cách tự ngủ giúp con tự lập hơn và không quá phụ thuộc vào người lớn.
  • Cho con ăn đủ no các bữa trong ngày, không cho con ăn đêm khi không quá cần thiết.
  • Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo.
  • Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch.

Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh mẹ nên chuẩn bị sẵn:

Khi mẹ mang thai đứa con đầu lòng thường lúng túng và không biết phải chuẩn bị những gì cho bé trước khi sinh. Chúng tôi gợi ý các mẹ nên bắt đầu chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ khoảng tuần 28, đến khi thai được khoảng 35 tuần là vừa chuẩn bị xong. Sau đó mẹ cho tất cả vào giỏ xách, để gọn ở một nơi trong phòng và khi cần là ta có thể đem đi.

Tại bệnh viện, nơi đăng ký sinh sẽ có danh sách các vật dụng cần chuẩn bị, vì vậy, mẹ có thể tham khảo danh sách này để chuẩn bị cho thật đầy đủ. Ngoài ra, để phòng trường hợp không may phải nhập viện khẩn cấp do sinh non… mẹ nên cho bố biết danh sách các đồ dùng đã chuẩn bị.

Đồ dùng cho bé khi ăn:

Trong khoảng 6 tháng đầu sau khi chào đời, thức ăn chính của bé sơ sinh là sữa. Để đảm bảo nguồn sữa an toàn, giữ nguyên thành phần dinh dưỡng và hợp vệ sinh cho bé, bạn cần chuẩn bị những đồ dùng cơ bản sau:

Loại Số lượng Công dụng/ Lưu ý mua
Bình sữa, núm ti 2 bình, 1 núm ti dự phòng Sử dụng cho trẻ bú thay vì bú trực tiếp từ vú mẹ.
Cốc, túi trữ sữa 20 túi Giúp mẹ lưu trữ sữa sau khi hút vệ sinh và tiện lợi hơn.
Máy hâm sữa 1 máy Hâm, rã đông sữa mẹ nhanh chóng, giữ lại dưỡng chất của sữa.
Máy tiệt trùng bình sữa 1 máy Khử khuẩn, làm sạch các bộ phận của bình sữa hay máy hút sữa, chén, đũa và nhiều dụng cụ khác của bé.
Nước tẩy, cọ rửa bình sữa 1 lọ nước tẩy, 1 cọ rửa Các sản phẩm an toàn cho sức khỏe trẻ sơ sinh, dùng để cọ, rửa bình sữa của bé.

Các vật dụng cần thiết cho bé giữ ấm:

Quần áo:

Loại quần áo Số lượng Size
Quần dài cotton 15 chiếc Size 1 (0 – 2 tháng tuổi) hoặc size 2 cho bé 3, 4, 5 tháng tuổi.
Áo cotton dài tay 10 chiếc Size 1 hoặc size 2.
Áo liền quần 3 chiếc Size 1 hoặc size 2.
Quần đóng bỉm 8 – 10 chiếc Size 2 hoặc size 3.
Áo Gile 3 chiếc Size 1 hoặc size 2.

Tất, bao tay, mũ che:

Loại Số lượng Size
Bao tay 3 bộ Size 1 hoặc size 2.
Tất ngắn giữ ấm cho chân 3 đôi Size 1 hoặc size 2.
Mũ che thóp, đội đầu 3 chiếc Size 1 hoặc size 2.

Tã, bỉm:

Loại Số lượng Size
Bỉm trẻ em 2 bịch Newborn hoặc size S.
Tã lót xô 10 chiếc hoặc 1 gói Size 1 hoặc size 2.
Tã chéo 1 gói Size 1 hoặc size 2.

Đồ dùng cho bé ngủ:

Trẻ sơ sinh ngủ khoảng 13 – 16 tiếng/ngày. Để cho bé có một giấc ngủ ngon, mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng sau:

Loại Số lượng Công dụng/ Lưu ý
Chiếu lót 3 chiếc Loại chiếu lót cao su để kê giường cho bé tè không bị ướt giường.
Chăn cho bé 2 chiếc Chọn chăn làm từ chất liệu an toàn, không gây kích ứng cho da bé.
Chũn quấn cho bé 2 chiếc Chọn chất liệu mềm mại cho bé dễ chịu khi ngủ.
Gối chặn chống giật mình 1 chiếc Có thể lựa chọn loại chặn qua ngực hoặc loại đỡ lưng cho bé.
Nôi, cũi 1 chiếc Nên chọn size lớn để có thể sử dụng lâu dài.

 

Các vật dụng cho bé tắm rửa, vệ sinh:

Để việc tắm rửa, vệ sinh cho bé trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, mẹ hãy chuẩn bị các đồ dùng cần thiết sau:

Loại Số lượng Công dụng/ Lưu ý khi mua
Khăn sữa 30 chiếc Dùng để lau mặt, lau miệng cho bé.
Khăn lau người 3 chiếc Lau nước, quấn người cho bé sau khi tắm.
Khăn giấy ướt 2 bịch Vệ sinh vết bẩn nhỏ trên người bé, nên mua loại chuyên dụng cho trẻ sơ sinh.
Sữa tắm, dầu gội bé 1 bình Mua loại chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để an toàn cho da bé.
Nước giặt quần áo trẻ em 1 chai Mua loại chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để an toàn cho da bé.
Chậu tắm 1 chiếc Dùng cho mỗi lần tắm của bé
Tăm bông trẻ em 1 hộp Dùng để vệ sinh tai và mũi cho bé.
Kem chống hăm tã 1 hộp Bôi kem chống hăm cho bé để hạn chế tối đa tình trạng hăm tã ở bé.
Phấn rôm 1 lọ Xoa ngoài da cho bé, giúp da khô thoáng, hạn chế rôm sảy hay mẩn ngứa.

Và các vật cần thiết khác cho trẻ sơ sinh:

Không thể kể hết tất cả những món đồ được sản xuất cho trẻ sơ sinh trên thị trường vì chúng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và công dụng. Điện máy xanh xin gợi ý cho bạn những món đồ cần thiết, không thể thiếu cho bé:

Loại Số lượng Công dụng/ Lưu ý mua
Bấm móng tay cho bé 1 cái Móng tay của trẻ nhỏ dài rất nhanh, cắt bớt móng cho bé để hạn chế tình trạng bé cào lên mặt gây trầy, xước.
Hút mũi cho bé 1 cái Sử dụng cho bé khi bé bị tắc mũi, thở khò khè.
Túi đựng đồ sơ sinh 1 túi Dùng để đựng vật dụng cần thiết cho bé khi đi ra ngoài.
Nhiệt kế 1 cái Dùng để đo nhiệt độ phòng, nhiệt độ tắm, nước pha sữa cũng như nhiệt độ cơ thể cho bé.
Xe đẩy  1 cái Sử dụng để đẩy trẻ ra ngoài khi cần thiết.

Các mẹ đã thấy như thế nào trước bao nhiêu là đồ dùng cần chuẩn bị trước khi đón bé yêu chào đời chưa? Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh mà mình liệt kê trên đây đã tươm tất rồi nên các mẹ có thể in ra tham khảo và đi mua hoặc có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác để đúc kết lại cho bản thân. Chúc các mẹ vượt cạn an toàn và “mẹ tròn, con vuông”

Từ các nguồn tin tổng hợp khác nhau.